Carlin

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO
Ô NHIỄM DẦU NỀN TẢNG PHÁP LÝ CƠ SỞ CHO PHÁP
LUẬT QUỐC GIA .....................................................................................6
1.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................................6
1.1.1. Khái niệm dầu và ô nhiễm biển do dầu.........................................................6
1.1.2. Thiệt hại do ô nhiễm dầu...............................................................................7
1.1.3. Trách nhiệm pháp lý về thiệt hại môi trường................................................9
1.2. Các công ước quốc tế về bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu ........................18
1.2.1. Các công ước quốc tế có liên quan về trách nhiệm dân sự đối với thiệt
hại ô nhiễm dầu ...........................................................................................18
1.2.2. Các công ước quốc tế quy định trực tiếp về trách nhiệm dân sự đối
với thiệt hại ô nhiễm biển do dầu ................................................................24
Chƣơng 2: BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM DẦU THEO
PHÁP LUẬT NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC ..........................................38
2.1. Pháp luật Nhật Bản về bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu ...........................38
2.1.1. Luật về trách nhiệm pháp lý ô nhiễm dầu do tàu của Nhật Bản .................38
2.1.2. Một số vụ án liên quan đến bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu....................47
2.2. Pháp luật Trung Quốc về bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu .......................55
2.2.1. Hệ thống pháp luật liên quan về bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu ở
Trung Quốc .................................................................................................56
2.2.2. Nội dung các quy định pháp luật Trung Quốc và các Công ước mà
Trung Quốc đã tham gia về bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu....................63
Chƣơng 3: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO Ô
NHIỄM DẦU, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH
VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM DẦU ............................................78
3.1. Tình hình ô nhiễm dầu tại Việt Nam...........................................................78
3.2. Một số vụ tai nạn gây ô nhiễm môi trường biển .........................................80
3.3. Thực trạng giải quyết các vụ án ô nhiễm môi trường biển .........................82
3.4. Các công ước về chống ô nhiễm dầu từ tàu mà Việt Nam đã tham gia......84
3.5. Các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu của Việt Nam.....85
3.5.1. Một số quy định mang tính nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại
ô nhiễm dầu tại Việt Nam ...........................................................................85
3.5.2. Quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu theo Quy chế hoạt
động ứng phó sự cố tràn dầu (Ban hành kèm theo Quyết định số
02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 1 năm 2013)............................................88
3.6. Thực trạng và những bất cập về bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu tại
Việt Nam .....................................................................................................92
3.6.1. Cơ chế tổ chức thực hiện.............................................................................92
3.6.2. Hệ thống pháp luật ......................................................................................94
3.6.3. Yếu tố con người.........................................................................................97
3.7. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thường thiệt hại ô nhiễm
dầu tại Việt Nam .........................................................................................98
3.7.1. Xây dựng hoàn thiện pháp luật ...................................................................99
3.7.2. Về con người .............................................................................................100
3.7.3. Thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức của Việt Nam
và với các tổ chức Quốc tế có liên quan....................................................101
KẾT LUẬN ............................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................106

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước thế kỷ XX các quốc gia trên thế giới rất ít quan tâm đến nguồn
ô nhiễm trên biển do tàu mà chú ý đến các mục đích của thương mại quốc tế,
cho đến khi sự gia tăng ngày càng lớn mạnh của vận tải hàng hải trên toàn
thế giới cùng sự phát triển của các con tàu có kích thước lớn là mối đe
dọa tiềm tàng đối với môi trường biển, cụ thể là ô nhiễm dầu từ thảm họa
Torrey Canyon 1967, một chiếc tàu đăng ký từ Liberia với công suất tải
trọng 12.300 tấn là một trong những tàu lớn nhất năm 1967 trên thế giới, chở
120.000 tấn dầu thô bị mắc cạn tại Anh và gây ra vụ tràn dầu lớn. Từ đây,
các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp và công đồng quốc tế nói
chung mới nhìn thấy rõ mức độ nghiêm trọng và tính cấp bách của vấn đề ô
nhiễm môi trường biển.
Ô nhiễm môi trường biển gây ra những tổn thất nặng nề về đánh bắt
thủy sản, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch….; mặt khác, việc khắc phục
những thiệt hại tốn rất nhiều thời gian và chi phí, cũng như công tác ngăn
chặn, hạn chế và làm sạch môi trường biển và việc định lượng tính toán đối
với thiệt hại để đòi bồi thường là rất khó khăn.
Việt Nam là một quốc gia có bờ biển dài 3260km, vùng biển rộng
khoảng 1.000.000km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Biển Việt Nam giàu tài
nguyên khoáng sản và có đường hàng hải quốc tế quan trọng chạy qua với
lượng dầu các tàu chuyên chở khoảng 200 triệu tấn/năm. Những đặc điểm đó
vô cùng thuận lợi cho phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới, song mặt trái
của nó là làm cho nguy cơ ô nhiễm biển do dầu ngày càng gia tăng.
Hiện nay, các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm biển do dầu từ tàu
ở Việt Nam từ trước đế nay còn hạn chế, thiếu hiệu quả do những bất cập về thể chế và thiếu chính sách mang tính phối hợp liên hoàn về phòng ngừa, xử
lý và bồi thường thiệt hại ô nhiễm của tất cả các bộ, ngành liên quan, trong đó
có vấn đề nghĩa vụ và năng lực của chủ tàu trong việc thanh toán đòi bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm dầu. Đây là mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam
cũng như của các quốc gia ven biển nói chung.
Trong xu thế toàn cầu hóa, nhằm hoàn thiện và thống nhất chính sách
của quốc gia, tạo điều kiện cho hoạt động của đội tàu dầu Việt Nam, ngày
17/6/2003, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết định Việt Nam chính
thức tham gia CLC 92 (Công ước này có hiệu lực với Việt Nam vào ngày
17/6/2004). Việc tham gia CLC 92 đã góp phần hoàn thiện những hạn chế của
cơ chế bồi thường thiệt hại ô nhiễm biển do dầu tại Việt Nam, tuy nhiên Việt
Nam chưa có đội ngũ chuyên gia pháp lý đủ mạnh, cũng như chưa được hưởng
những lợi ích thiết thực từ các thể chế quốc tế liên quan đến bồi thường thiệt
hại ô nhiễm dầu do các quy định pháp lý trong nước chưa đủ đáp ứng yêu cầu
mà CLC 92 đề ra. Mặt khác, do chưa tham gia FC 92 nên khi có tai nạn ô
nhiễm dầu xảy ra trong vùng biển nước ta, về nguyên tắc các chủ tàu chỉ phải
chịu bồi thường thiệt hại trong một giới hạn nhất định theo quy định của CLC
92. Như vậy, nếu thiệt hại xảy ra vượt mức giới hạn trách nhiệm của chủ tàu thì
chúng ta không được hưởng nguồn tài chính của Quỹ đền bù quốc tế để khắc
phục hậu quả ô nhiễm môi trường biển của Việt Nam. Có thể nói, về tổng thể,
cơ chế trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại ô nhiễm biển do dầu chưa thể
triển khai có hiệu quả ở Việt Nam mặc dù chúng ta đã tham gia CLC 92.
Nhật Bản và Trung Quốc là hai quốc gia đã tham gia CLC 92 và nội
luật hóa các quy định của Công ước này vào pháp luật quốc gia, đã xây dựng
được các quy phạm pháp luật cụ thể điều chỉnh vấn đề bồi thường thiệt hại ô
nhiễm dầu, do đó, trên cơ sở nghiên cứu luật pháp quốc tế, luật pháp Trung
Quốc, Nhật Bản, tác giả muốn đưa ra cách đánh giá tổng quát, cũng như đưa ra cách nhìn rõ nét về việc thực hiện các công ước quốc tế và vai trò quan
trọng của nó đối với các quốc gia; mặt khác, Việt Nam có thể đưa ra cách
nhìn nhận và học hỏi từ các quốc gia này. Trên cơ sở đó tác giả đã lực chọn
đề tài “ Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu theo pháp luật Trung Quốc, Nhật
Bản và pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Chương trình đào
tạo Thạc sĩ Luật học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở đối chiếu, so sánh các quy định của pháp luật quốc tế, luận
văn góp phần làm sáng tỏ nội dung của pháp luật Trung Quốc, pháp luật Nhật
Bản về bồi thường thiệt hại ô nhiễm do dầu; tìm ra những hạn chế trong pháp
luật Việt Nam, cả trên phương diện lý luận, kỹ thuật lập pháp và tổ chức thực
hiện, qua đó đề xuất những phương hướng, giải pháp, quan điểm nhằm hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu.
3. Phạm vi nghiên cứu
Ô nhiễm dầu trên biển có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau
như: do tàu chở dầu bị tai nạn đắm trên đại dương; do hoạt động của các cảng
biển trong các vùng nước ven bờ; do sự cố tràn dầu từ giàn khoan dầu; do quá
trình khai thác ở thềm lục địa; do chế biến dầu tại các cơ sở lọc dầu; do đánh
đắm các giàn khoan dầu quá hạn; do chiến tranh hay do hoạt động kiến tạo
địa chất v.v…, nhưng trong phạm vị luận văn, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu
các vấn đề bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu từ tàu, những khó khăn, vướng
mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất các kiến nghị, giải pháp.
4. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề ô nhiễm dầu từ tàu trên biển không phải là một vấn đề mới mẻ,
tuy nhiên việc xây dựng các quy định pháp luật liên quan nhằm điều chỉnh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu tại Việt Nam vẫn luôn là vấn đề
nhức nhối được đặt ra Vấn đề ô nhiễm dầu từ tàu trên biển không phải là một vấn đề mới mẻ, tuy nhiên việc xây dựng các quy định pháp luật liên quan
nhằm điều chỉnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu tại Việt Nam
vẫn luôn là vấn đề nhức nhối được đặt ra, số lượng công trình nghiên cứu hiện
nay chưa nhiều, ở Việt Nam các tài liệu nghiên cứu đáng kể trong nước bao
gồm bài báo khao học “Pháp luật một số quốc gia về phòng, chống ô nhiễm
dầu ở các vùng biển (Tạp chí nghiên cứu Lập pháp); “ Tổng quan pháp luật
Việt Nam về phòng, chống ô nhiễm dầu ở các vùng biển” (Tạp chi khoa học
DHQGHN) của PGS.TS Nguyễn Bá Diến; “Pháp luật quốc tế và pháp luật
nước ngoài về chống ô nhiễm dầu” Luân văn Tiến sỹ Luật học, Đại học Quốc
gia Hà Nội của TS. Mai Hải Đăng và cuốn “ Bảo vệ môi trường biển vấn đề
và giải pháp” của tác gả Nguyễn Hồng Thao, đặc biệt công trình nghiên cứu
cấp nhà nước “ Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc đánh giá và đòi bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam” do Trung tâm Luật biển và
Hàng hải Quốc tế chủ trì, Chủ nhiệm: PGS.TS Nguyễn Bá Diến.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Nguồn tƣ liệu
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã cố gắng sưu tầm và sử dụng
thông tin từ những nguồn tư liệu khai thác được tại kho lưu trữ của Thư
viện Quốc gia và Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội và các tài liệu thu
thập qua mạng Internet.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, tác giả đã sử dụng các phương pháp phân
tích – tổng hợp dựa trên cơ sở phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện
chứng. Các phương pháp bổ trợ khác có phương pháp logic, thống kê, quy
nạp để rút ra bản chất của các sự vật, hiện tượng thuộc đối tượng nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Việc phân tích pháp luật quốc tế và pháp luật của Trung Quốc, Nhật Bản về bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu nhằm đưa ra những đánh giá và làm
rõ những căn cứ khoa học cho việc xây dựng các quy định pháp lý về bồi
thường thiệt hại về ô nhiễm dầu tại Việt Nam; mặt khác, đề xuất một số kiến
nghị hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về bồi
thường thiệt hại ô nhiễm dầu từ tàu biển thông qua việc học hỏi kinh nghiệm
Trung Quốc, Nhật Bản.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn bao gồm 3 chương với cấu trúc như sau:
Chương 1: Pháp luật quốc tế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu
nền tảng pháp lý cơ sở cho pháp luật quốc gia
Chương 2: Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu theo pháp luật Trung
Quốc, Nhật Bản.
Chương 3: Pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu,
thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy định về bồi thường thiệt hại do ô
nhiễm dầu.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

7101994

New Member
Re: Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu theo pháp luật Trung Quốc, Nhật Bản và pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 60

link die ad ơi
 

7101994

New Member
Re: Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu theo pháp luật Trung Quốc, Nhật Bản và pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 60

link die mod ơi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
F Bồi thường thiệt hại do oan, sai trong tố tụng hình sự Luận văn Sư phạm 1
H Công tác bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Thạch Hà - Luận văn Kinh tế 0
D Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ - Qua thực tiễn xét xử tại Luận văn Luật 0
D Thảo luận Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra, Bồi thường thiệt hại do việc xây dựng gây r Luận văn Luật 0
D Thảo luận Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bài tập thảo luận tháng 1 Luận văn Luật 0
D Thảo luận Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bài tập thảo luận tháng 2 Luận văn Luật 0
T Thảo luận Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bài tập thảo luận Luận văn Luật 0
C Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụ Luận văn Luật 1
G Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước Luận văn Luật 4
L Pháp luật Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu và bài Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top