daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Lý do chọn đề tài
Trong dạy học, mỗi bộ môn có vai trò quan trọng đối với việc hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ khác nhau đối với HS. Bộ môn Lịch sử nói riêng và các bộ môn KHXH nói chung đã góp phần tác động đến nhận thức các em, giáo dục nhân cách cho các em “dạy chữ để dạy người”. Dạy học lịch sử có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và các truyền thống khác cho thế hệ trẻ, mà truyền thống yêu nước lại bắt nguồn từ tình yêu quê hương. Vì vậy, giáo dục truyền thống yêu nước trước hết phải giáo dục tình yêu đối với quê hương.
LSĐP là một bộ phận hữu cơ của LSDT, bất cứ một sự kiện nào của LSDT đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không gian nhất định. Do vậy các sự kiện lịch sử có yếu tố địa phương trước khi mang ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Mối quan hệ giữa LSĐP và LSDT là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, “cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng”. LSĐP là sự phản ánh một phần LSDT ở những địa phương cụ thể, làm cho việc nhận thức LSDT trở nên cụ thể, sinh động, gắn liền với tình cảm, xúc cảm cá nhân và thêm ý nghĩa, có sức hấp dẫn.
Ở góc độ dạy học, LSĐP có ý nghĩa to lớn đối với quá trình phát triển nhân cách HS. Trước hết, những tri thức LSĐP góp phần làm cho vốn hiểu biết của HS trở nên phong phú, sinh động, giúp HS không chỉ hiểu biết về quá khứ và hiện tại của địa phương mà còn hiểu biết đầy đủ, sâu sắc hơn LSDT và nhân loại. Là những tài liệu lịch sử liên quan đến những vùng đất, con người gắn bó với cuộc sống, LSĐP có tác dụng giáo dục lòng yêu quê hương, tự hào về nơi chôn rau cắt rốn của mình, giáo dục ý thức xây dựng quê hương, tôn trọng và bảo vệ các di tích văn hóa, di sản lịch sử ở địa phương.
Dạy học LSĐP còn có tác dụng quan trọng trong việc rèn luyện năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tư duy và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, rèn luyện tư duy biện chứng nhận thức mối liên hệ giữa LSĐP và LSDT. Hơn nữa, việc dạy học LSĐP sẽ góp phần rèn luyện kỹ năng sưu tầm tư liệu, đam mê nghiên cứu tìm tòi về tư liệu LSĐP.
Mảnh đất Hà Tĩnh cũng như những địa phương khác trong lãnh thổ Việt Nam có một truyền thống lịch sử lao động cần cù, sáng tạo và đấu tranh kiên cường bền bỉ để dựng xây và bảo vệ quê hương, góp phần vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước chung của dân tộc, là môi trường đầu tiên hun đúc, hình thành bản sắc và nhân cách cho các em, chính vì lẽ đó cùng với việc được tiếp thu kiến thức lịch sử thế giới và LSDT, các em phải được và phải có quyền được học lịch sử quê hương mình.
Ở Hà Tĩnh việc dạy học LSĐP đã được quan tâm, năm 2007 Sở Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn sách LSĐP ở THCS và dùng để dạy chung thống nhất trong toàn tỉnh, việc này đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học các tiết LSĐP. Nhưng đối với cấp học THPT chưa có tài liệu chung thống nhất để giảng dạy. Hầu hết GV các trường THPT ở Hà Tĩnh dựa vào phân phối của Sở Giáo dục và các sách tài liệu tham khảo để tự biên soạn bài giảng LSĐP. Thực tế thì trong những năm qua việc dạy học các tiết LSĐP cũng chưa được hầu hết các GV quan tâm đúng mức, cho nên chất lượng dạy học các tiết LSĐP ở cấp THPT chưa đạt hiệu quả, đang còn mang tính hình thức, đơn điệu và đối phó, nguồn tại liệu sưu tầm và khai thác cho giảng dạy chưa nhiều, các bài giảng chưa bám đúng chủ đề và nội dung yêu cầu. Một số GV đã biến bài giảng LSĐP thành buổi nói chuyện chính trị khô khan, nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, chưa chú trọng phát huy khả năng tự sưu tầm của HS. Vì thế sự hiểu biết của HS về tri thức lịch sử quê hương còn quá ít, sơ sài.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, là một GV giảng dạy lịch sử tại trường THPT của tỉnh Hà Tĩnh, chúng tui mạnh dạn chọn vấn đề: “Biên soạn và giảng dạy LSĐP ở trường THPT tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Xuất phát từ việc nhận thức tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc nghiên cứu vấn đề dạy học LSĐP ở nhà trường PT, cũng như việc biên soạn và giảng dạy LSĐP trong dạy học, nên các công trình nghiên cứu về LSĐP ngày càng phong phú, đa dạng ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác. Các luận án, luận văn được thực hiện, bài nghiên cứu được công bố trên các tạp chí chuyên ngành, trong các chuyên khảo... Tất cả đã đề cập ít nhiều đến việc dạy học LSĐP và sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT, biên soạn và giảng dạy LSĐP trong dạy học lịch sử.
2.1. Tài liệu nước ngoài
Do tầm quan trọng của công tác nghiên cứu và giảng dạy LSĐP nên LSĐP đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm.
Từ rất sớm, các nhà khoa học ở Liên Xô (trước đây) rất quan tâm đến công tác nghiên cứu LSĐP. Trong trường học người ta đã sử dụng tài liệu LSĐP để giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho HS. Văn kiện giáo dục đầu tiên của chính quyền Xô viết (năm 1918) đã yêu cầu các trường PT dạy học lịch sử trong giờ nội khoá. Vào những năm 70 và những năm 80 của thế kỉ trước, một số công trình nghiên cứu có vai trò quan trọng làm nền tảng trong việc biên soạn và giảng dạy LSĐP lúc bấy giờ đã được xuất bản, như các cuốn:”Phương pháp dạy học lịch sử ở trường PT” NXB Giáo dục, Maxcơva, năm 1972, cuốn”LSĐP” do G.N.Matiuxin chủ biên xuất bản năm 1980, cuốn”Phương pháp công tác LSĐP” do N.X Bôrixôp chủ biên xuất bản năm 1982.
A. A. Vaghin trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường PT” đã khẳng định nguồn tài liệu lịch sử chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình dạy học lịch sử ở trường PT. Ông cũng cho rằng, việc lĩnh hội tài liệu là điều kiện cần thiết làm cho HS có quan điểm đúng đắn về lịch sử...
Ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây việc nghiên cứu và giảng dạy LSĐP cũng được quan tâm. Trong các hội nghị lịch sử quốc tế năm 1979 (tại Cộng hòa Dân chủ Đức), năm 1980 (tại Rumani), vấn đề nghiên cứu và giảng dạy LSĐP được thảo luận một cách nghiêm túc.
Ở các nước khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, các nước Đông Nam Á việc nghiên cứu và giảng dạy LSĐP cũng được coi trọng. Năm 1994, tại Hội nghị khoa học về giáo dục lịch sử các nước Đông Nam Á, các nhà khoa học đã đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu LSĐP, các nguồn và phương pháp xử lý sử liệu.
Ở Hoa Kỳ - nước có nền giáo dục phát triển, ngay trong chương trình giáo dục của Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 6) HS đã được học "Nhập môn sử học" trong đó có một số tiết "Lịch sử và Địa lí về tỉnh ta, bang ta".
Việc dạy học lịch sử cũng được quan tâm ở phạm vi quốc tế. Trong Khuyến nghị của Nghị viện Châu Âu, số 1283, ngày 22/1/1996 đã liên quan đến lịch sử và việc học tập lịch sử ở Châu Âu, nhấn mạnh: “Nội dung của các chương trình lịch sử phải rất mở rộng; phải bao gồm tất cả những bộ mặt của xã hội (lịch sử xã hội và văn hóa cũng như lịch sử chính trị),... LSĐP cũng như LSDT (nhưng không phải là lịch sử theo quan điểm dân tộc chủ nghĩa) phải được giảng dạy, cũng như lịch sử các tộc người thiểu số...”.
Như vậy, qua tài liệu nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, chúng tui rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, tất cả các tác giả đều khẳng định vai trò, vị trí của việc giảng dạy kiến thức LSĐP ở trường PT; trong đó nhấn mạnh việc sử dụng nguồn tài liệu LSĐP có tác dụng góp phần nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và phát huy được năng lực nhận thức độc lập, sáng tạo cho HS.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu nói trên đặt ra những cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT ở trường PT.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu đã cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho việc sử dụng tài liệu học tập phù hợp với đối tượng, cấp học, đặc trưng vùng miền góp cho chúng tui nhiều điều bổ ích khi thực hiện nhiệm vụ luận văn.
2.2. Tài liệu trong nước
2.2.1. Các tài liệu về lý luận dạy học lịch sử
Trong thực tiễn, dạy học lịch sử nói chung và LSĐP nói riêng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, tình yêu quê hương đất nước. Chính vì vậy, từ rất lâu ông cha rất coi trọng giáo dục lịch sử. Sự hiểu biết về lịch sử đã được cha ông ngày xưa xem như là tiêu chí để đánh giá lựa chọn người tài, đồng thời là biểu hiện quan trọng để đánh giá trình độ, sự hiểu biết của mỗi người dân đất Việt.
Sau khi Cách mạng Tháng 8 - 1945 thành công, trong quá trình xây dựng nền giáo dục cách mạng, Đảng và Nhà nước ngày càng chú ý đến giáo dục về lịch sử, LSĐP đã được đưa vào chương trình dạy học ở các trường PT. Nhất là từ sau khi cải cách giáo dục lần thứ nhất được thực hiện năm 1950, LSĐP luôn chiếm một vị trí quan trọng trong công tác nghiên cứu và giáo dục lịch sử. Trong giáo dục lịch sử, việc biên soạn và giảng dạy LSĐP ở các trường PT đã có nhiều chuyển biến và đạt được nhiều kết quả khả quan. Nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo đã chú ý đến dạy học LSĐP cho HS, đã tiến hành biên soạn tài liệu LSĐP phục vụ cho dạy học lịch sử của địa phương. Vì vậy, việc dạy học LSĐP ở các tỉnh này đã thực sự làm cho niềm yêu thích, sự tự hào của HS về chính mảnh đất mà các em đã được sinh ra và lớn lên. Vấn đề dạy học và liên hệ LSĐP từ lâu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà Giáo dục lịch sử. Trong đó có nhiều tác giả với những công trình nghiên cứu của mình đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của giáo dục LSĐP.
Trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” xuất bản các năm 1976, 1980, 1992, 1998, 2002, các tác giả đã nhấn mạnh đến việc cần gắn công tác học tập bộ môn lịch sử trong nhà trường với thực tiễn xã hội, xem việc nghiên cứu, giảng dạy LSĐP và xem tài liệu LSĐP như một nguồn tài liệu thành văn trong dạy học, sử dụng chúng là một trong những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Năm 1961, khi cuốn "Sơ thảo phương pháp dạy học lịch sử ở trường PT cấp II, III" được xuất bản, các tác giả Lê Khắc Nhãn, Hoàng Triều, Hoàng Trọng Hanh đã dành một chương để nói về vấn đề dạy học LSĐP. Trong chương VII "Ngoại khoá, thực hành trong môn Lịch sử" các tác giả đã nêu bật tầm quan trọng của dạy học môn LSĐP ở trường PT, nêu lên thực trạng của dạy học LSĐP và đề ra một số biện pháp thực hiện như tham quan lịch sử, sưu tầm, thu thập, ghi chép các tài liệu về LSĐP.
Trong chương II (tập 2) "Các phương châm giảng dạy lịch sử ở PT" của cuốn "Phương pháp dạy học lịch sử" (phần đại cương) của Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Tiến Cường, các tác giả đã khẳng định giảng dạy lịch sử phải gắn liền với cuộc sống và cần liên hệ giữa tri thức lịch sử trong sách vở với cuộc sống, liên hệ lịch sử toàn quốc với LSĐP.
Đặc biệt trong cuốn "Công tác ngoại khóa lịch sử ở trường cấp II, cấp III" của Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Nguyễn Phan Quang xuất bản năm 1968, đã nhấn mạnh gắn việc học tập lịch sử với đời sống xã hội và việc nghiên cứu, giảng dạy LSĐP là một cách cần thiết và quan trọng để giáo dục thế hệ trẻ.
Các tác giả Phan Kim Ngọc, Lại Đức Thụ trong bài "Về việc dạy học LSĐP ở trường PT" trong tập sách " Mấy vấn đề giảng dạy lịch sử ở trường PT hiện nay" do Phan Ngọc Liên chủ biên, đã xác định nhiệm vụ, chức năng của dạy học LSĐP là phục vụ những nhiệm vụ chính trị, những mục tiêu kinh tế của địa phương. Từ đó khẳng định dạy học LSĐP có ý nghĩa lớn về giáo dưỡng, giáo dục về mọi mặt nhất là tình yêu quê hương.
Đến năm 1989, cuốn "LSĐP" của tác giả Trương Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên, Nguyễn Phan Quang, Nguyễn Văn Am được xuất bản đã đề cập đến nhiều vấn đề về công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy LSĐP. Cuốn sách này được đánh giá là một công trình khoa học tương đối đầy đủ và có hệ thống về việc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy LSĐP ở trường PT lúc bấy giờ.
Trong các giáo trình "Phương pháp dạy học lịch sử" xuất bản năm 1978 (tập 1), năm 1980 (tập 2) nhất là cuốn giáo trình xuất bản năm 1992 và tái bản vào các năm 1998, 2000 và 2001 do Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị chủ biên đều nhấn mạnh việc nghiên cứu và giảng dạy LSĐP, phải gắn học tập lịch sử nói chung, LSĐP nói riêng với đời sống, luôn khẳng định vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết phải đưa LSĐP vào dạy học ở các trường PT.
Trong giáo trình LSĐP của GS. Phan Ngọc Liên, PGS. Nguyễn Cảnh Minh xuất bản năm 1995; trong cuốn LSĐP của GS. Phan Ngọc Liên, GS. Trương Hữu Quýnh xuất bản năm 1989; giáo trình LSĐP của Trung tâm Đào tạo từ xa Đại học Huế... đều đã đề cập đến công tác sưu tầm, chỉnh lý, kiểm tra tư liệu, biên soạn công trình LSĐP và hoàn chỉnh các bài giảng LSĐP theo quy định của chương trình.
Trong cuốn giáo trình "Phương pháp dạy học lịch sử", tập 2, xuất bản năm 2002 tái bản có sửa chữa bổ sung 2009, do Phan Ngọc Liên chủ biên, cũng đã dành 2 chương trình bày hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử, trong đó nhấn mạnh công tác LSĐP và phòng học lịch sử. Đặc biệt, ở chương XV của giáo trình này, tác giả Nguyễn Thị Côi đã đi vào hướng dẫn, biên soạn các tiết LSĐP và hướng dẫn dạy học bài LSĐP tại thực địa.
Trong bài "Nâng cao hiệu quả dạy học LSĐP ở trường PT", Tạp chí Khoa học trường ĐHSP Hà Nội, số 6/ 2002, tác giả Nguyễn Thị Côi đã nêu vai trò và tầm quan trọng của LSĐP trong dạy học lịch sử ở trường PT và đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy LSĐP ở trường PT.
Trong cuốn giáo trình "Phương pháp nghiên cứu và biên soạn LSĐP" xuất bản năm 2008 do Nguyễn Cảnh Minh chủ biên, trong chương III đã trình bày kĩ lưỡng về biên soạn bài giảng LSĐP ở trường PT.
Tháng 6 năm 2002, Hội Giáo dục Lịch sử thuộc Hội Khoa học LSVN, kết hợp với Đại học Vinh tổ chức Hội thảo khoa học về vấn đề Nghiên cứu, biện soạn và giảng dạy LSĐP. Trong 474 trang kỷ yếu của hội thảo, các tác giả chủ yếu đi sâu vào những vấn đề chung về nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy LSĐP; việc đổi mới phương pháp giảng dạy LSĐP và một số kết quả nghiên cứu mới về LSĐP. Nhìn chung, các bài viết đã đề cập đến một số vấn đề cơ sở lý luận của việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT, và lý giải vấn đề bằng tài liệu lịch sử cụ thể của các địa phương. Các bài viết trên tuy trình bày rất khái quát nhưng đây là những gợi ý bổ ích cho chúng tui khi thực hiện đề tài.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Biên soạn hướng dẫn tạm thời về điều tra địa chất môi trường và tai biến địa chất Luận văn Sư phạm 0
R Cơ sở lý thuyết và thực tiễn để biên soạn từ điển tần số báo chí Việt - Ucraina Văn hóa, Xã hội 0
T Cơ sở lý luận và thực tiễn để biên soạn từ điển Ucraina - Việt, Việt - Ucraina (Từ điển cỡ nhỏ/Bỏ tú Văn hóa, Xã hội 0
G Biên soạn và sử dụng hệ thống bài tập phần Nhiệt học Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 2
S Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10 Luận văn Sư phạm 0
T Sử dụng phần mềm EXE để biên soạn và đóng gói một số bài giảng Tin học 10 theo chuẩn của E -learning Công nghệ thông tin 0
T Nghiên cứu, thiết kế ,chế tạo bộ thí nghiệm pic16f877a và biên soạn các bài tập mẫu dùng trong thực Tài liệu chưa phân loại 0
A Biên soạn phần mềm – soạn thảo nhanh bài tập vật lí 11 (phần điện từ học và quang hình học) Tài liệu chưa phân loại 0
C Biên soạn hệ thống bài tập để phát triển năng lực tư duy cho học sinh phần động học và động lực học Tài liệu chưa phân loại 2
B [Free] Khóa luận Biên soạn và sử dụng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan môn lịch sử nhằm góp phần Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top