Link tải luận văn miễn phí cho ae

Miêu tả:Luận văn ThS. Quản lý khoa học và công nghệ -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động của các chợ công nghệ (chợ thiết bị và công nghệ, Techmart) tại các tỉnh, thành phía Nam. Khảo sát nhu cầu liên kết hoạt động của các chợ công nghệ: Techmart định kỳ, Techmart thường xuyên và Techmart online. Đề xuất liên kết hoạt động của các chợ công nghệ bằng các biện pháp: Biện pháp hành chính - tổ chức: Xây dựng quy chế chung cho các loại hình chợ công nghệ, xác định đầu mối tổ chức: đâu là cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp; Biện pháp chuyên môn nghiệp vụ: Hỗ trợ đẩy mạnh nguồn cung, thúc đẩy nguồn cầu công nghệ và đầu mối liên kết; Biện pháp tài chính, cách phân chia đóng góp và lợi nhuận khi tham gia vào chợ công nghệ; Biện pháp hạ tầng kỹ thuật: đầu tư nhà triển lãm, gian hàng, văn phòng, đường truyền Internet, máy tính,… Biện pháp truyền thông KH&CN: Tổ chức nguồn lực truyền thông, xác định đầu mối là các Trung tâm thông tin KH&CN, thiết lập mạng lưới truyền thông. Khuyến nghị: Để đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ về tài chính cho việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các loại hình chợ hoạt động; Có chính sách đào tạo cán bộ chuyên trách làm việc cho các loại hình chợ công nghệ. Quy chế tổ chức và hoạt động chung cho ba loại hình chợ công nghệ cần được sớm ban hành
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thị trường khoa học và công nghệ của Việt Nam đang ở giai đoạn tạo lập, để
phát triển thị trường này một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là phải tổ
chức tốt hoạt động xúc tiến kết nối giao dịch mua-bán, chuyển giao công nghệ. Đó là
khâu then chốt không thể thiếu vì có tác động tích cực đến cả hai phía cung và cầu
công nghệ.
Hoạt động xúc tiến giao dịch mua bán, chuyển giao công nghệ là khâu đặc biệt
quan trọng, mang tính “tổ chức kết nối tạo lập thị trường và tạo động lực phát triển thị
trường”. Qua thực tiễn cho thấy để phát triển bất cứ một loại thị trường nào cũng đều
phải chú trọng đến việc đầu tư phát triển hoạt động xúc tiến kết nối giao dịch thương
mại, đối với thị trường công nghệ có tính đặc thù cao thì hoạt động xúc tiến càng trở
nên cấp thiết.
TP. Hồ Chí Minh là địa bàn tập trung tiềm lực lớn về KH&CN của cả khu vực
phía Nam, hiện có khoảng trên 500 viện, trung tâm nghiên cứu khoa học và các trường
đại học, cao đẳng đang hoạt động, lực lượng lao động KH&CN có tới 5.000 giáo sư
tiến sĩ, 25.000 thạc sĩ và khoảng 80.000 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Với vai
trò trung tâm, TP. Hồ Chí Minh đã ký các văn bản hợp tác phát triển kinh tế-xã hội và
KH&CN với 26 tỉnh thành khu vực phía Nam. Đây là một lợi thế cần được phát huy
cho hoạt động chuyển giao công nghệ.
TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam là nơi khởi xướng tổ chức triển
khai thực hiện hoạt động kết nối giao dịch mua - bán công nghệ thông qua mô hình
“Chợ Công nghệ và Thiết bị” (gọi tắt là Techmart) từ năm 2000 đến nay. Hiện nay có
các loại hình: Techmart ảo, Techmart daily và Techmart định kỳ. Techmart định kỳ
được tổ chức với quy mô quốc gia, vùng và từng địa phương theo từng năm hay cách
năm. Các mô hình chợ công nghệ này đã được duy trì, phát triển về cả quy mô và tổ
chức, đã thu được những kết quả rất đáng quan tâm. Trong giai đoạn 2000-2010 tại
TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam đã tổ chức trên 40 kỳ Techmart, trong
đó có: 5.912 lượt đơn vị tham gia giới thiệu chào bán 24.067 lượt công nghệ và thiết
bị, gần 10.000 hợp đồng và bản ghi nhớ đã được giao dịch ký kết với tổng trị giá trên
1.600 tỷ đồng, đã tạo được sự đột phá cho bước tạo lập phát triển thị trường công
nghệ. Tuy nhiên, Chợ công nghệ trải qua hơn 10 năm hoạt động đã bộc nhiều hạn chế,
trong đó sự liên kết hoạt động giữa các loại hình chợ công nghệ địa phương, chợ công
nghệ vùng và chợ công nghệ quốc gia chưa chặt chẽ thậm chí còn lỏng lẻo. Những
thành tố của chợ như: bên bán, bên mua, nhà môi giới – trung gian đều chứa đựng hạn
chế khiến sự liên kết để giao dịch mua bán chưa diễn ra mạnh mẽ. Chính những hạn
chế này đã ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả về thương mại hóa kết quả KH&CN và
chuyển giao công nghệ, cần được tổng kết phân tích đánh giá cả về lý luận và
thực tiễn, làm cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp liên kết hoạt động của các chợ công
nghệ nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ tốt hơn ở giai đoạn tiếp theo.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Trong nhiều thập kỷ vừa qua, các nước đều ra sức tìm kiếm con đường hữu hiệu
gắn khoa học với sản xuất và đẩy nhanh quá trình áp dụng các thành quả KH&CN vào
sản xuất và đời sống. Các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc là những
nước đã có nhiều thành công trong xây dựng và phát triển thị trường công nghệ rất
đáng quan tâm nghiên cứu học tập.
Tại Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành “Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010”
và Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành “Chiến
lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020” đều xác định phát triển
thị trường công nghệ là một nội dung quan trọng cần được đẩy mạnh thông qua đổi

mới cơ chế và chính sách, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, phát triển các tổ chức
trung gian, môi giới.
Các nghiên cứu: “Công nghệ và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam”,
Viện Chiến lược và Chính sách KHCN, Nhà xuất bản KH&KT, 2003; “Nhận dạng thị
trường KH&CN ở Việt Nam và một số gợi ý chính sách” TS. Nguyễn Danh Sơn, sách
tham khảo Phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam, trang 27 – 56, CIEM – UNDP,
2004 đã đề cấp khá chi tiết về hiện trạng thị trường KH&CN tại Việt Nam thời điểm
2000-2004. Các tham luận “Trở ngại trong mua bán công nghệ và vai trò của hoạt
động trung gian”, của Nguyễn Võ Hưng, Viện Chiến lược và Chính sách KHCN,
“Vai trò tư vấn pháp lý trong hoạt động chuyển giao công nghệ” của Phạm Thị Thu
Hà và Đỗ Trọng Hải tại Hội thảo “Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp và phát
triển thị trường KHCN ở Việt Nam” tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 22 – 23/12/2004 đã
đề cập đến vai trò của nhà trung gian (môi giới) trong hoạt động mua- bán công nghệ.
TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam là các địa phương đi đầu trong việc tổ
chức triển khai hoạt động Techmart từ năm 2000 đến nay. Cho đến nay, Trung tâm
Thông tin KH&CN TP. Hồ Chí Minh vẫn duy trì mô hình “Techmart daily” và
Techmart online, vẫn chủ trì và tham gia các Techamrt định kỳ. Bên cạnh mặt được
của Techmart như tổ chức nơi trình diễn công nghệ, nơi gặp gỡ giữa người mua và
người bán, khuyến khích chuyển giao công nghệ, …vẫn còn nhiều hạn chế về năng
lực tổ chức, khả năng thu hút cung-cầu, hiệu quả hoạt động của từng mô hình củng
như sự hiệu quả của sự liên kết các mô hình cần được nghiên cứu, tổng kết đánh giá
về cả lý luận và thực tiễn; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển giai đoạn
tiếp theo.
Cục Thông tin KH&CN quốc gia (trước đây là Trung tâm Thông tin KH&CN
quốc gia) trực thuộc Bộ KH&CN đã tích cực tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Liên huyện Phú Bình Nông Lâm Thủy sản 0
C Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên Luận văn Kinh tế 0
D Các biện pháp nhằm thu hút và khai thác khách ở Công ty khách sạn du lịch Kim Liên Luận văn Kinh tế 0
T Một vài biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng ở siêu thị Kim Liên Luận văn Kinh tế 2
H Một số biện pháp nhằm nâng cao sản lượng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Liên doanh TNHH sản xuất và k Luận văn Kinh tế 0
T Một số biện pháp thúc đẩy vận chuyển hàng hoá bằng Container của Công ty liên doanh vận tải biển Việ Luận văn Kinh tế 0
D Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất Luận văn Luật 0
D Biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các trường tiểu học quận Liên Ch Luận văn Sư phạm 0
A Biện pháp quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học tại các cơ sở liên kết đào tạo của Trường Đại học Nông Luận văn Sư phạm 0
T Biện pháp quản lý đào tạo hệ đại học vừa làm vừa học tại các cơ sở liên kết của trường Đại học Hùng Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top