tctuvan

New Member
A. Nguyên tắc nuôi cá Rồng nói chung:

- Nuôi các loại cá cảnh trong bể cá rồng ( đặc biệt là bể có cá Sam) cần duy trì nước ổn định:
+ Tối thiểu là 1 tuần thay 10% nước (lấy nước đã để bay hơi clo để thay), nếu bể nuôi nhiều cá thì tăng thêm cường độ thay nước nhưng mỗi lần thay không được thay quá 20% lượng nước trong bể. Thay nước trong mua đông cần chú ý không để nhiệt độ quá chênh lệch giữa trước và sau khi thay nước để chống sốc nhiệt cho cá.
+ Khi vệ sinh bể lọc, cần vệ sinh lần lượt từng ngăn, cách nhau 1 ngày, tránh không làm cùng 1 lúc.
+ Khi cho muối hay thuốc bất kì vào bể nên:


‪#‎
Với‬

bể lọc tràn dưới: cho vào ngăn máy bơm, không ngoáy, để tự tan.
#Với bể lọc tràn trên: hoà vào xô to, đổ từ từ từng gáo vào bể, duy trì thời gian đổ càng lâu càng tốt.
- Tránh cho ăn cá mồi sống (dù là nuôi bằng cách này cá nhanh lớn và ham ăn), nên nuôi full thức ăn đông lạnh, sâu, dế ( giảm được 90% khả năng lây nhiễm nấm).
- Mỗi lần cho ăn 70% khả năng tiêu thụ của cá. Bể có sam size nhỏ thì nên cho Sam ăn 20-30% mỗi lần, ngày cho ăn nhiều lần, thổi đáy không nên quá mạnh với Sam bé, nên duy trì chỗ nước tĩnh dưới đáy bằng cách chỉnh luồng thổi đáy để Sam có chỗ nghỉ ngơi. Khi cá ăn no tránh vận chuyển, lùa vợt, ...
- Có điều kiện nên bổ xung thuốc chống độc Prime (có cách SDung trên vo chai) mỗi lần thay nước.
- Nên có 1 bể nhỏ dự phòng để dành cho những trường hợp cần đánh thuốc chữa bệnh hay bất khả kháng ( MH đã gặp trưong hợp ông bạn bị nứt bể lúc 3h đêm trời mua đông, mang cá đi gửi là cả 1 vấn đề- cẩn thận và lo xa khong bao giờ là thừa).


B. Một số bệnh thường gặp ở cá hổ và các cá cảnh nước ngọt nuôi trong bể cá Rồng.

1. Bệnh đục mắt: màng mắt bị đục như nước vo gạo
- Nguyên nhân: do chất lượng nước kém, do cá bị xước màng mắt nên vi khuẩn tấn công gây đục mắt.
- Cách chữa:
+ Muối 1.5%
+ Sưởi 30-31 độ
+ Thay nước sau 1 hay 2 ngày, mỗi lần thay 5-10%, bổ xung muối khi thay nước
+ Cho nước giải độc Prime: có thì càng tốt.
Thời gian chữa: 3-15 ngày, chữa càng sớm thì càng nhanh khỏi. Nếu để mắt cá đục vào nhân bên trong thì thời gian chữa lâu và tỉ lệ thành công thấp
Ngoài ra nếu cẩn thận hơn có thể dùng cách sau: bắt cá ra tay, nhỏ thuốc nấm dành cho cá vàng loại Sanghai, giá 10k một lọ cỡ ngón tay cái, nhỏ 1 giọt vào mỗi bên mắt, rồi thả lại cá vào hồ. Ngày nhỏ 2 lần, làm liên tục 3 ngày. Kết hợp với cách chữa đã nêu ở trên để tăng hiệu quả. Chú ý: thuốc nấm bám rất chắc trên da nên cần chà xát tay kĩ với xà phòng sau khi chữa cho cá.
2. Bệnh nấm : nấm trắng, nấm hạt, ... nói chung.
- Biểu hiện: cá chà sát người liên tục vào thành hồ, có nấm trăng, nấm hạt ở vây, người
- Cách chữa: nếu gặp nấm hạt thì bắt ra, lấy kim hay dao tem chích vỡ các hạt nấm để thuốc ngấm nhanh.

Ngâm cá với thuốc theo bài chữa của Mr. Minh Quang:
Biseptol: thuốc dành cho người, mua tại hiệu thuốc tây.
- 1 viên/60 lít nước. 12 tiếng bổ sung thuốc 1 lần. Không sợ quá tay khi cho thuốc, vì mình dùng đến nồng độ 1v/ 30l vẫn ok.
- Hàng ngày thay 5-10% nước.
- Muối 1,5kg/1.000 lít. Sưởi 32 độ.
- Cho cá nhịn 2 ngày đầu tiên, sau đó cho ăn = 30% bình thường tránh nhiẽm khuẩn nước.
- Sủi khí mạnh.
- Một đợt điều trị thường là 3 ngày = 6 liều thuốc.
- Chạy bơm bình thường để vệ sinh cả ngăn lọc
- Thay bông lọc mới.
Bài thuốc này áp dụng cho các loại cá nuôi chung với CR, trừ cá Sam. Khuyến khích nên vớt cá Sam ra ngoài khi dùng thuốc.

3. Cá bị sốc nước: khi thay nước quá nhiều trong 1 lần, hay thả cá mới vào bể sai quy trình.
- Biểu hiện: Cá bơi lên mặt nước, ngáp nhiều, mang cá thở gấp
- Cách chữa:
+ Chữa càng sớm càng tốt.
+ cấm thay nước, càng thay nước bệnh càng nặng hơn
+ Giữ nguyên cá trong hồ, tránh lùa vợt làm mệt cá hơn.
+ Xục oxy mạnh hết công suất.
+ Cho nước chống độc Prime: nước Prime đặc biệt tốt trong trưong hợp này.
+ Sưởi 30-31 độ

4. Cách chữa cá hổ nói chung bị sình bụng, ăn không tiêu do ăn quá nhiều, ăn thức ăn đông lạnh chưa rã đông hết, ăn thức ăn bị ươn, kém chất lượng,...
- Triệu chứng: sau khi ăn, bụng cá sình to, miệng cá thở gấp, cá chúi góc, không bơi. Rất hay gặp với hổ Bắc,nếu không chữa trị có thể gây chết cá.
Cá nhân mình chia sẻ cách chữa sau và đã chữa khỏi nhiều con:
- Tăng sủi mạnh, giữ nước sạch, giữ nước tĩnh, tránh luồng nước mạnh gây mệt cá, tắt bớt đèn.
- Mua gói men vi sinh dạng bột dành cho trẻ em ( loai nao cung duoc, mua ở hiệu thuốc tây). Lấy ruột bánh mì, hay cơm nguội giã nhỏ, tạo thành lớp vỏ để vo viên được thuốc lại thành viên to bằng hạt ngô.
- Nếu cá vẫn ăn được mồi thì bạn đút thuốc vào con tôm bóc vỏ, hay chia nhỏ đút vào bụng con cá mồi sống (mồi sống là cá hổ nhạy ăn nhất) rồi cho cá hổ ăn.
- Nếu cá không ăn được mồi thì bạn bắt ra, 1 tay giữ chặt cá, 1 tay đút thuốc sâu bụng cá, với cá size to có thể dùng ngón tay ấn thuốc sâu vô cỡ 2 ngón tay là ok, với cá size bé thì dùng phanh y tế mỏ nhọn đút thuốc, nhớ thao tác nhanh và giữ chặt không để cá quẫy mạnh, cá bị thương do phanh chọc. Xong lại thả cá vào hồ.
- Liều lượng: với cá size 30 cho 1 viên bằng hạt ngô, ngày cho 2 viên, thường là chỉ 2 viên là khỏi. Cá nhỏ các bạn điều chỉnh liều lượng, nhưng nói chung là thuốc này dùng quá liều không sao. Mình đã thử nghiệm nhét 3 viên cho cá hổ size 10 vẫn không sao nhưng không nên cho quá nhiều, tốn thuốc, mệt cá.
- Khi dùng thuốc không cho ăn 2 ngày đầu, ngày thứ 3 bắt đầu cho ăn lại với lượng thức ăn ít, rồi tăng dần.

Đôi điều chia sẻ. Thân.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D các trường hợp phẫu thuật thường gặp trên chó, mèo: chỉ định, phương pháp phẫu thuật, kết quả điều trị tại bệnh viện thú y Y dược 0
D Cách chữa Các bệnh thường gặp ở cá Đĩa Các loại cá khác 0
U Nghiên cứu sử dụng lectin để xác định kháng thể và kháng nguyên của một số bệnh ung thư thường gặp Khoa học Tự nhiên 2
S Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ thường gặp trên bệnh nhân tai biến mạch máu não từ 60 tuổi tại Bệnh Tài liệu chưa phân loại 0
L Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ thường gặp trên bệnh nhân tai biến mạch máu não từ 60 tuổi trở lên Tài liệu chưa phân loại 0
D Khảo sát tình hình nhiễm vi nấm Malassezia.spp ở một số bệnh da thường gặp tại bệnh viện Da liễu TW Tài liệu chưa phân loại 0
M GHIÊN CứU ĐIềU TRị PHẫU THUậT MộT Số LOạI U Dạ DàY Có NGUồN GốC KHÔNG Từ BIểU MÔ THƯờNG GặP ạI BệNH Tài liệu chưa phân loại 0
C Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi cắt lách để điều trị một số bệnh về máu thường gặp Tài liệu chưa phân loại 0
T Điều tra tình hình một số bệnh thường gặp ở thỏ nuôi tại trại thỏ giống Đồng Nai Tài liệu chưa phân loại 0
N Các loại bệnh thường gặp trên cá biển nuôi ở Khánh Hòa Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top