daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Tổng quan về năng lực của thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Giới thiệu kinh nghiệm tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở một số nước trên thế giới; Đánh giá thực trạng năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam; Đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Phần chuyên đề giới thiệu 13 chuyên đề nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tăng cường năng lực các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam
Từ khoá Pháp luật; Thiết chế; Người tiêu dùng; Quyền lợi; Văn bản pháp luật

Người tiêu dùng (NTD) là một bộ phận chiếm tỷ lệ không nhỏ khi tham gia vào giao dịch dân sự hàng ngày. Tuy nhiên, trong mối quan hệ với những nhà sản xuất, phân phối sản phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì hiện nay NTD lại luôn ở vị thế yếu hơn và lợi ích của họ đang bị xâm hại. Theo bản hướng dẫn của Liên hiệp quốc về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1985 thì NTD có 8 quyền cần bảo vệ, trong đó có hai quyền quan trọng đồng thời là khách thể được luật hình sự bảo vệ: quyền đảm bảo về sức khỏe và tính mạng, quyền lợi về kinh tế khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm.
1. Thực trạng pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng
Việc quy định các hành vi nào bị coi là phạm tội, đồng thời quy định hình phạt đối với tội phạm đó cũng là việc thể hiện sự lên án của nhà nước đối với hành vi xâm hại các lợi ích nói trên của NTD. Bộ luật hình sự (BLHS) 1999 đã quy định một số tội danh liên quan đến hành vi này (gồm 8 tội danh thuộc chương XVI- Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và chương XIX- Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng): Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (điều 156), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (điều 157), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật, vật nuôi (điều 158), Tội đầu cơ (điều 160), Tội lừa dối khách hàng (điều 162), Tội vi phạm quy định về cung ứng điện (điều 177), Tội vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (điều 242), Tội vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (điều 244). Đặc điểm chung của các tội phạm nói trên là đều xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, trật tự công cộng, lợi ích của người tiêu dùng. Đối tượng của các tội phạm này đều là hàng hóa, dịch vụ và NTD. Phần lớn các hành vi xâm phạm quyền lợi NTD bị coi là tội phạm khi nó gây hậu quả ở mức độ nghiêm trọng (số lượng lớn) hoặc có nhân thân xấu (đã bị xử lý hành chính) trừ tội quy định tại điều 157.
Kế thừa các quy định pháp luật hình sự trước đó, BLHS 2015 ra đời đã có nhiều điểm mới quan trọng, trong đó có cả những tội danh mới được bổ sung nhằm bảo vệ đầy đủ và hiệu quả hơn nữa quyền lợi của NTD. Cụ thể là, bổ sung thêm hành vi sản xuất, buôn bán phụ gia thực phẩm; tách hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả hàng giả thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thành hai tội danh riêng (điều 193 và điều 194), bỏ cụm từ gậy hậu quả nghiêm trọng ở các tội: Tội đầu cơ (Điều 196), Tội quảng cáo gian dối (Điều 197), Tội lừa dối khách hàng (Điều 198), Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện (Điều 199); bổ sung thêm Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (Điều 317). Những tội phạm trên đây xâm phạm một cách trực tiếp hay gián tiếp đến quyền lợi của NTD.
Một điểm mới về chế tài hình sự lần này đó là việc bổ sung chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong BLHS 2015, trong đó lần đầu tiên quy định trách nhiệm hình sự một số tội danh xâm phạm đến quyền lợi NTD mà pháp nhân phải chịu như: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 195). Điều này cho thấy, pháp luật Việt Nam đã tiệm cận hơn với pháp luật của các nước trên thế giới, tạo điều kiện cho các cơ quan tố tụng trong việc xử lý các hành vi phạm tội xâm hại đến quyền lợi của NTD do pháp nhân thực hiện.
BLHS 2015 đã quy định các chế tài xử phạt đủ nghiêm khắc đối với chủ thể phạm tội như nâng mức phạt tiền trong các tội danh nói trên, quy định mức phạt tiền đối với pháp nhân phạm tội cao hơn so với mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đối với pháp nhân vi phạm. Điều này đã giải quyết vướng mắc, hạn chế trong thời gian qua là chế tài hành chính và dân sự chưa đủ mạnh, chưa đủ răn đe đối với các chủ thể phạm tội, nhất là đối với pháp nhân. Cụ thể là, trước đây pháp nhân có hành vi thỏa mãn dấu hiệu của một tội phạm được quy định trong BLHS thì chỉ bị xử phạt hành chính và thông thường hình thức xử phạt là phạt tiền, mức xử phạt không cao, không tương xứng với lợi nhuận mà pháp nhân thu được nên thực tế là có pháp nhân chấp nhận bị xử phạt để vi phạm1.
2. Pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Các nước trên thế giới đều có các khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi NTD. Bên cạnh việc tham gia vào các công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ NTD và đấu tranh phòng, chống các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của NTD, pháp luật hình sự của các nước cũng đã có qui định về các tội danh cụ thể và các chế tài hình sự nghiêm khắc để xử lý đối với loại tội phạm này.
2.1. Ở Pháp, bảo vệ quyền lợi của NTD có thể nói là một khía cạnh tiêu biểu của xu hướng bảo vệ quyền con người, được xã hội nhìn nhận từ lâu như là một trong những nhu cầu của quá trình lập pháp. Pháp luật về bảo vệ NTD ở Pháp ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật và hơn thế, nó đã và đang được “chính trị hóa” ở mức độ khác nhau bởi lẽ rất đơn giản, các chính trị gia tồn tại trên lá phiếu của cử tri mà tất cả các cử tri đều là NTD. Các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD vì thế cũng được quan tâm2. Bộ luật tiêu dùng Pháp 2007 trước đây, được sửa đổi theo Pháp lệnh số 2016-301 ngày 14/3/ 2016 và có hiệu lực vào ngày 1/7/2016 đã có nhiều điểm mới và những quy định quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi của NTD. Thông qua quy định của Bộ luật tiêu dùng này, các hành vi xâm phạm quyền lợi của NTD ở mức độ nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu tội phạm sẽ được xử lý bằng các chế tài hình sự ngay trong Bộ luật này. Đây là điểm khác biệt so với các nước khi đặt ra vấn đề xử lý các hành vi xâm phạm đến quyền lợi của NTD. Rõ ràng là Pháp đã có một khung chế tài đầy đủ gồm cả chế tài hành chính, chế tài dân sự và chế tài hình sự được quy định ngay trong một văn bản luật về một lĩnh vực nhất định có sự ảnh hưởng đến đời sống xã hội của đại đa số người dân. Điều đó cho thấy sự quan tâm, bảo vệ của Nhà nước dưới góc độ lập pháp đối với lợi ích của NTD, đối với các hành vi xâm hại đến quyền lợi của NTD.
Các hành vi xâm phạm quyền lợi NTD được quy định trong Bộ luật bảo vệ người tiêu dùng của Pháp bao gồm những hành vi như: quảng cáo về hoạt động kinh doanh như quảng cáo sai lệch (132-24), cấm tập quán thương mại (điều 132-1 đến 132-9), lạm dụng yếu kém (điều 132-14, 132-15), bán hàng và dịch vụ chuyển phát không kiểm soát (điều 132-17, 132-18)...3 Hành vi quảng cáo sai lệch là hành vi không phụ thuộc vào hậu quả xảy ra đối với người tiêu dùng, chỉ cần gây hiểu lầm hay có khả năng gây nhầm lẫn thì có thể phải chịu chế tài hình sự. Như vậy, Bộ luật bảo vệ người tiêu dùng đã nghiêm cấm rất chặt chẽ các hình thức quảng cáo

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0
D Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu Luận văn Luật 0
D CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH CHI PHÍ KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ VÀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHO NGƯỜI CÓ THẺ BẢ Văn hóa, Xã hội 0
T Công tác giám định chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và việc bảo vệ quyền lợi cho người có thẻ bả Luận văn Kinh tế 0
D Nội dung bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự và việc bảo đảm thực hiện hiện nay Luận văn Luật 0
D Thực trạng của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với sản phẩm sữa Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
M Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật quốc tế Luận văn Sư phạm 0
T Nhân thức của cán bộ, cán bộ lãnh đạo, quản lý về nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em hiện nay ( Nghiê Văn hóa, Xã hội 0
M Tìm hiểu việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong công ước quốc tế về quyền trẻ em của các gia đì Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top