vodoi_vksk00

New Member

Download miễn phí Luận văn Bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam với việc Việt Nam gia nhập Công ước Berne





MỤC LỤC
 
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG UỚC BERNE. KINH NGHIỆM LẬP PHÁP VÀ BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ Ở TRUNG QUỐC KHI GIA NHẬP CÔNG ƯỚC BERNE 6
1.1. Khái quát chung về quyền tác giả 6
1.1.1. Khái niệm quyền tác giả 6
1.1.2. Đặc trưng của quyền tác giả 8
1.2. Phân biệt quyền tác giả với quyền sở hữu công nghiệp 12
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả và sự ra đời của Công ước Berne 15
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả 15
1.3.2. Sự ra đời của Công ước Berne 17
1.3.3. Nội dung cơ bản của Công ước Berne 20
1.3.3.1. Nguyên tắc đối xử bình đẳng: tác phẩm có nguồn gốc từ các nước thành viên đều được bảo hộ như nhau 20
1.3.3.2. Nguyên tắc bảo hộ đương nhiên: khi tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định thì quyền tác giả cũng lập tức phát sinh mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào 22
1.3.3.3. Nguyên tắc bảo hộ độc lập: việc thực thi và hưởng các quyền theo Công ước là độc lập với những quyền đang được hưởng tại nước xuất xứ tác phẩm 24
1.3.4. Đối tượng được bảo hộ 24
1.3.5. Các quyền được bảo hộ 26
1.3.6. Thời hạn bảo hộ 28
1.3.7. Những ngoại lệ của Công ước 29
1.3.8. Những điều lệ giới hạn sự bảo hộ 30
1.3.9. Thực thi Công ước và chế tài 31
1.4. Sự hình thành của hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền tác giả 32
1.5. Kinh nghiệm lập pháp và bảo vệ quyền tác giả ở Trung Quốc khi gia nhập Công ước Berne 34
1.5.1. Khái quát chung về hệ thống pháp luật Trung Quốc trong lĩnh vực quyền tác giả 34
1.5.2. Bảo vệ quyền tác giả ở Trung Quốc 37
1.5.2.1. Các biện pháp hành chính 41
1.5.2.2. Các biện pháp dân sự 42
1.5.2.3. Các biện pháp hình sự 42
1.5.2.4. Những biện pháp đặc biệt về hải quan và biên giới 44
1.5.3. Thực tiễn bảo vệ quyền tác giả ở Trung Quốc khi gia nhập Công ước Berne 48
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ KHI THAM GIA CÔNG ƯỚC BERNE 51
2.1. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật 51
2.2. Chủ thể của quyền tác giả 52
2.2.1. Tác giả 52
2.2.2. Chủ sở hữu quyền tác giả 54
2.3. Nội dung quyền tác giả 56
2.3.1. Quyền nhân thân 56
2.3.1.1. Quyền đặt tên cho tác phẩm 58
2.3.1.2. Quyền đứng tên thật hay bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hay bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng 58
2.3.1.3. Quyền công bố, phổ biến hay cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình 59
2.3.1.4. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, cho phép hay không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm 60
2.3.2. Quyền tài sản 60
2.4. Giới hạn quyền tác giả 63
2.4.1. Thời hạn bảo hộ 64
2.4.2. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao 66
2.4.3. Trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả thù lao 69
2.5. Bảo vệ quyền tác giả 70
2.5.1. Những quy định chung 70
2.5.2. Xác định hành vi xâm phạm 72
2.5.3. Xử lý vi phạm 74
2.5.3.1. Biện pháp dân sự 74
2.5.3.2. Biện pháp hành chính 76
2.5.3.3. Biện pháp hình sự 78
2.5.3.4. Các biện pháp kiểm soát xuất nhập khẩu 78
2.6. Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian 80
2.7. Bảo hộ quyền tác giả đối với một số loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật đặc thù trước cuộc cách mạng kỹ thuật số hiện nay 82
Chương 3: CƠ HỘI; THÁCH THỨC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HỆ THỐNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM KHI GIA NHẬP CÔNG ƯỚC BERNE 92
3.1 Thực trạng về bảo vệ quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay 92
3.1.1. Thị trường sách 92
3.1.2. Thị trường âm nhạc 94
3.2 Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập Công ước Berne 98
3.3 Những giải pháp đối với Việt Nam khi gia nhập Công ước Berne trong tiến trình hội nhập 108
KẾT LUẬN 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

crosoft của Mỹ và một vài vụ lớn khác.
Trên thực tế, để cân bằng giữa lợi ích của quần chúng trong nước với các yêu cầu quốc tế, Nhà nước Trung Quốc đã thi hành một chính sách hai mặt. Thực tiễn về bảo vệ bản quyền ở Trung Quốc thì không hẳn như trong các báo cáo trên đây. Trung Quốc hiện nay vẫn là nước dẫn đầu thế giới về nạn vi phạm bản quyền, tập trung trong hai lĩnh vực phim ảnh và âm nhạc. Trong khoảng hơn một chục năm trở lại đây, Trung Quốc đã có những bước tiến lớn trong đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, trong đó có sản xuất đĩa CD và DVD. Nhưng chính việc đầu tư mạnh vào công nghệ này đã dẫn đến tình trạng các nhà "sản xuất" tư nhân mọc lên như nấm.
Ở Trung Quốc, không có bộ phim nào là không thể bị ăn cắp. Đường dây kết nối giữa những Hoa Kiều ở Mỹ với những "nhà sản xuất" là hết sức chặt chẽ, họ sẵn sàng ngay lập tức bỏ tiền mua một bản phim DVD ngay khi nó vừa phát hành và cỗ máy "bẻ khoá" bắt đầu hoạt động. Ứng dụng đường truyền internet băng thông rộng giúp cho họ có thể chuyển toàn bộ dữ liệu (khoảng dưới 8Gbs) về Trung Quốc để sản xuất hàng loạt. Thậm chí, việc gán thêm một tập tin phụ đề tiếng Trung Quốc phổ thông vào cũng hết sức đơn giản, tuy nội dung do Hoa Kiều Mỹ làm thì có thể còn thô sơ.
Một kiểu vi phạm bản quyền nữa ở Trung Quốc cũng khá phổ biến: vi phạm về số lượng. Trong khi Nhà nước Trung Quốc đang cố gắng mua được bản quyền của các bộ phim, các tác phẩm nghệ thuật khác càng nhiều càng tốt, với giá càng rẻ càng tốt để phục vụ cho nhu cầu của quần chúng trong nước thì chính những tác phẩm được Nhà nước Trung Quốc xuất bản đó lại bị ăn cắp. Việc ăn cắp này nhiều khi diễn ra ngay ở tại nơi sản xuất chính thống, có nghĩa là thay vì chỉ sản xuất một triệu bản như Hợp đồng bản quyền, người ta sản xuất đến 10 triệu bản! Và tác giả cho rằng, việc này không phải là Nhà nước không biết, mà biết rất rõ thậm chí còn có chủ trương như vậy.
Phổ biến về nạn băng đĩa lậu ở Trung Quốc, đó là việc tập trung sản xuất băng đĩa lậu có độ bền thấp để bán lậu sang biên giới các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Có thể nói, đây là một "vấn nạn" đối với các nước láng giềng. Về thực tế, có vẻ như các cơ quan chức năng Trung Quốc không quá quan tâm đến vấn đề này, việc tiêu huỷ băng đĩa lậu thỉnh thoảng chỉ được làm công khai, trước sự chứng kiến của một vài quan khách quốc tế ở "đâu đó" trong lòng nội địa nước Trung Hoa. Còn tình trạng băng đĩa lậu ở vùng biên giới thì gần như được "bật đèn xanh".
Thực ra, đến nay không phải cộng đồng quốc tế không biết đến vấn đề này, nhưng Trung Quốc đang nổi lên với tư cách như là một cường quốc với sức mạnh tổng hợp đáng gờm, không phải là một tay mơ dễ bị bắt nạt.
Tóm lại, nhìn lại những gì đang diễn ra trên đất nước Trung Quốc, chúng ta thấy có quá nhiều điểm tương đồng về thực tại xã hội và cả trình độ lập pháp, hành pháp. Điều mà tác giả muốn kết luận ở đây, có lẽ là việc Trung Quốc đã cân bằng quá tốt giữa lợi ích quốc gia với việc thể hiện ra bên ngoài trong tiến trình hội nhập quốc tế. Phải chăng đó là bài học quá tốt cho những người đi sau là chúng ta?
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ KHI THAM GIA CÔNG ƯỚC BERNE
Đây là vấn đề nhìn nhận và đánh giá hiện trạng hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền tác và sự phù hợp với Công ước Berne. Để xem xét một cách cụ thể, hệ thống, các vấn đề sẽ được trình bày từ điều kiện bảo hộ, chủ thể, nội dung, giới hạn, bảo vệ quyền tác giả nói chung và bảo vệ quyền tác giả đối với đặc thù văn học nghệ thuật dân gian, và cuối cùng là bảo hộ quyền tác giả trước cuộc cách mạng kỹ thuật số.
2.1. ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
Để bảo hộ quyền tác giả thì tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm hay là chủ sở hữu quyền tác giả. Quy định này được thể hiện tại khoản 1 Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Đây là điều kiện đầu tiên để được bảo hộ quyền tác giả. Bởi nếu tổ chức hay cá nhân đó không chứng minh một cách rõ ràng, đầy đủ rằng nếu họ không phải là tác giả, là người trực tiếp làm ra tác phẩm hay họ không phải là chủ sở hữu quyền tác giả thì pháp luật không thể bảo vệ cho những điều mà không thuộc về họ.
Ngoài điều kiện trên thì còn một điều kiện tiếp theo để bảo hộ quyền tác giả nữa được quy định rõ ràng tại khoản 2 Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 là tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hay được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác. Như vậy, nếu tác phẩm không được công bố lần đầu tiên ở Việt Nam thì sẽ không thuộc đối tượng tác phẩm được bảo hộ. Đây là nguyên tắc thể hiện rõ rệt yếu tố lãnh thổ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Mọi người không thể lấy suy nghĩ của ai đó ra khỏi đầu, nhưng lại rất dễ dàng sao chép ý tưởng của người khác, nếu ý tưởng đó đã được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định để có thể nhận biết được. Chính vì yếu tố này, nên pháp luật của một quốc gia về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chỉ có thể bị giới hạn trong lãnh thổ của quốc gia mình, nơi pháp luật của quốc gia đó có hiệu lực, mà không thể bảo vệ sang lãnh thổ của quốc gia khác, nơi có hệ thống pháp luật của quốc gia khác.
Vì vậy, để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng thì các quốc gia mong muốn để bảo hộ cho công dân của mình thì cũng phải thừa nhận, bảo hộ cho công dân của các nước khác. Việc các quốc gia, lãnh thổ ký kết, tham gia các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ cũng theo nguyên tắc "có đi có lại" trong quan hệ quốc tế. Một công dân của nước này sẽ được bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ tại nước khác, nếu quốc gia đó cũng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho công dân của nước này. Việt Nam đã tham gia Công ước Berne nên cũng tuân thủ nguyên tắc này. Tiếp theo việc tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam hay được công bố đồng thời tại Việt Nam được bảo hộ, thì tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm cũng được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Việc này cũng được thể hiện rõ ràng tại khoản 2 Điều 13 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
Theo Điều 3 của Công ước Berne thì ngoài việc bảo hộ cho những tác phẩm đã công bố giống như pháp luật Việt Nam, Công ước Berne còn bảo hộ cho tác phẩm của các tác giả là công dân của một trong những nước thành viên của Liên hiệp dù những tác phẩm đó đã công bố hay chưa. Như vậy, phạm vi bảo hộ của Công ước Berne là rộng hơn củ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top