sayhikorea

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
I. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

Hệ thống pháp luật quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) được hình thành từ cuối thế kỷ 19 với sự ra đời của hai điều ước nền tảng là Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (năm 1883) và Công ước Bern về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật (năm 1886). Tiếp đó, hàng loạt các công ước quốc tế về các vấn đề khác liên quan đến quyền SHTT đã được ký kết như: Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu (năm 1891), Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng (năm 1961), Công ước về bảo hộ giống cây trồng mới (năm 1961), Hiệp định hợp tác về bằng phát minh sáng chế (năm 1970), Công ước Brussels về việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh (năm 1974),… Sự ra đời của các điều ước quốc tế nói trên ngày càng khẳng định vai trò của quyền SHTT đối với các hoạt động đầu tư, sản xuất và thương mại ở từng quốc gia cũng như trong quan hệ kinh tế quốc tế, đóng góp đáng kể vào việc đặt nền tảng và sự phát triển của hệ thống bảo hộ quyền SHTT trên phạm vi toàn cầu. Song, do đặc thù của các công ước là tính cưỡng chế yếu nên trên thực tế, các công ước đã được phê chuẩn vẫn không thể thực hiện có hiệu quả mục tiêu bảo hộ quyền SHTT. Nguyên do là: thứ nhất, các công ước quốc tế phần lớn chỉ đề cập tới trình tự bảo hộ quyền SHTT quốc tế, còn yêu cầu pháp lý đối với các quốc gia lại hạn chến nên đã không đưa ra được một tiêu chuẩn quốc tế về bảo hộ quyền SHTT cụ thể; thứ hai, các công ước quốc tế phần lớn chỉ chế định quyền SHTT đối với một loại hình tài sản trí tuệ nhất định mà không có những quy định toàn diện phạm vi hiệu lực về quyền SHTT; và thứ ba, phần lớn các công ước quốc tế về quyền SHTT không hề đề cập đến các biện pháp giải quyết tranh chấp về quyền SHTT. Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực thi quyền SHTT và là một trong những tiền đề dẫn tới sự hình thành Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPs) trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

II. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO HIỆP ĐỊNH TRIPS

1. Bối cảnh ra đời Hiệp định TRIPs

Từ những năm 1980, quyền SHTT bắt đầu trở thành mối quan tâm thường xuyên và có ảnh hưởng trực tiếp tới các thể chế thương mại quốc tế. Hệ thống bảo hộ quyền SHTT của các quốc gia khác nhau đã được đánh giá lại và đòi hỏi phải tuân thủ các tiêu chuẩn thống nhất có tính chất quốc tế. Sự đóng góp ngày càng tăng của tài sản trí tuệ vào tăng trưởng kinh tế và tạo ra tri thức một cách nhanh chóng, bao gồm sự xuất hiện của những công nghệ mới, đã dẫn đến sự thay đổi chính sách về quyền SHTT và sự lựa chọn cách thức quản lý mới đối với tài sản trí tuệ. Bên cạnh đó, khuynh hướng sử dụng trái phép các tài sản trí tuệ đã và đang diễn ra ngày một phổ biến và trầm trọng với vấn nạn hàng giả, hàng nhái bùng nổ trên toàn cầu. Việc bắt chước, sao chép để sản xuất và bán các sản phẩm có chứa các thành quả sáng tạo đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đẩy những người đã bỏ công sức đầu tư thực sự ra khỏi thị trường. Thực tế này đã khiến họ không có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cần thiết để tiếp tục các hoạt động sáng tạo. Do vậy, một số nước phát triển đã bắt đầu sử dụng những biện pháp thương mại nhằm kiềm chế nạn đánh cắp tài sản trí tuệ ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, mức độ bảo hộ quyền SHTT ở các quốc gia là khác nhau, nên thường dẫn tới tình trạng các tranh chấp thương mại không được giải quyết theo tiêu chí thống nhất.

Trong bối cảnh đó, việc tạo lập một hệ thống bảo hộ quyền SHTT có tính bắt buộc trên phạm vi quốc tế nhằm ngăn chặn việc sử dụng trái phép tài sản trí tuệ và khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo đang ngày càng trở nên bức thiết. Phần lớn các quốc gia đều nhất trí rằng cần nghiên cứu, thảo luận nhằm hình thành một công ước mới điều tiết các vấn đề về quyền SHTT. Hiệp định TRIPs của WTO (được ký kết năm 1994 và chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1995) đã ra đời nhằm giải quyết một cách toàn diện vấn đề bảo hộ quyền SHTT. Với Hiệp định này, lần đầu tiên những quy định về quyền SHTT được đưa vào hệ thống thương mại đa biên và người ta kỳ vọng rằng Hiệp định sẽ “góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, mang lại lợi ích cho cả người sáng tạo và người sử dụng công nghệ cũng như lợi ích kinh tế - xã hội nói chung và đảm bảo sự cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ” (Điều 7, Hiệp định TRIPs).

2. Nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPs

Các quy định mới điều chỉnh những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền SHTT thông qua Hiệp định TRIPs đã trở thành một phương tiện giúp củng cố trật tự, cũng như giải quyết tranh chấp một cách có hệ thống hơn trên phạm vi toàn cầu. Hiệp định nêu ra các nguyên tắc và ấn định mức độ bảo hộ tối thiểu mà mỗi quốc gia thành viên phải bảo đảm cho quyền SHTT của các quốc gia thành viên khác. Trên cơ sở đó, Hiệp định tạo ra sự cân bằng giữa lợi ích lâu dài và chi phí ngắn hạn đối với xã hội. Cũng như trong các hiệp định khác của WTO, Hiệp định TRIPs dựa trên một số nguyên tắc cơ bản, đó là nguyên tắc đối xử quốc gia [1], đối xử tối huệ quốc [2] và bảo hộ cân bằng [3]. Các nguyên tắc này không chỉ áp dụng đối với các tiêu chuẩn về nội dung bảo hộ mà còn áp dụng cả đối với những vấn đề liên quan đến khả năng đạt được, xác lập phạm vi, duy trì và thực thi quyền SHTT.

Hiệp định TRIPs đề cập chi tiết đến các quyền SHTT khác nhau và cách thức bảo hộ. Các thành viên của WTO đều bắt buộc phải xây dựng hệ thống bảo hộ quyền SHTT quốc gia nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu được nêu trong Hiệp định theo hai chuẩn mực cơ bản về bảo hộ, đó là tính đầy đủ và tính hiệu quả của hệ thống pháp luật về quyền SHTT hiện hành. Nền tảng của Hiệp định là những nghĩa vụ được nêu trong các hiệp định quốc tế ký kết trong khuôn khổ Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) như Công ước Paris, Công ước Bern. Ngoài ra, Hiệp định TRIPs còn bổ sung một số lượng lớn các quy định mới. Cụ thể, các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPs bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan; nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu; chỉ dẫn địa lý; bản vẽ và kiểu dáng công nghiệp; bằng sáng chế; sơ đồ bố trí mạch tích hợp và bảo vệ thông tin bí mật.

a. Tiêu chuẩn bảo hộ

- Quyền tác giả: Điều 9.1 Hiệp định TRIPs quy định các thành viên WTO phải tuân thủ Công ước Bern từ Điều 1 đến Điều 21 và Phụ lục kèm theo. Quyền tác giả được bảo hộ cho đến 50 năm sau khi tác giả qua đời. Hiệp định TRIPs quy định các chương trình máy tính và cơ sở dữ liệu cũng được bảo vệ như các tác phẩm văn học theo đúng Công ước Bern.

- Nhãn hiệu hàng hóa: Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định mọi dấu hiệu hay sự kết hợp các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp khác đều có thể được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Trong hoạt động thương mại, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa có quyền ngăn chặn bên thứ ba sử dụng các dấu hiệu trùng hay tương tự đối với hàng hóa, dịch vụ giống hệt hay tương tự với hàng hóa, dịch vụ đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của mình nếu việc này có nguy cơ gây nhầm lẫn. Điều 16 của Hiệp định quy định các thành viên WTO phải tuân thủ Điều 6 bis của Công ước Paris liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Các thành viên WTO có thể quy định các điều kiện cấp phép và chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa, trong đó không được quy định việc cấp phép bắt buộc và chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký có quyền chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa đó có hay không kèm theo việc chuyển nhượng cơ sở kinh doanh mang nhãn hiệu hàng hóa đó. Thời hạn bảo hộ một nhãn hiệu hàng hóa không dưới 7 năm và có thể được gia hạn với số lần không hạn chế.

-Chỉ dẫn địa lý: là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ một nước, khu vực hay địa phương thuộc nước đó, có chất lượng, uy tín hay đặc tính nhất định do xuất xứ địa lý quyết định (Điều 22). Các thành viên WTO phải quy định những biện pháp để các bên liên quan ngăn chặn việc mô tả gây nhầm lẫn cho công chúng về xuất xứ địa lý của hàng hóa hay tạo thành “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” theo điều 10 bis Công ước Paris.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

lephuongmonday

New Member
Re: [Free] Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo các công ước quốc tế và hiệp định TRIPs: một số thách thức đối với các nước đang phát triển

bạn ơi cho mình xin link dowload với. Thank bạn
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top