cobekieusa_128

New Member

Download miễn phí Báo cáo Ý nghĩa của việc ảnh hưởng của chữ Hán vào Việt Nam





MỤC LỤC
 
I. MỤC ĐÍCH CỦA BÁO CÁO 1
II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC ẢNH HƯỞNG CHỮ HÁN VÀO VIỆT NAM 2
1. Sự xuất hiện chữ Hán 2
2. Hoàn cảnh lịch sử nào, điều kiện lịch sử nào đưa tới một đợt tiếp xúc lâu dài liên tục và sâu rộng của tiếng Hán đối với Việt Nam 3
3. Ý nghĩa của việc ảnh hưởng chữ Hán vào Việt Nam 4
KẾT LUẬN 9
MỤC LỤC 10
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

TÓM TẮT BÁO CÁO KHOA HỌC
Ý NGHĨA CỦA VIỆC ẢNH HƯỞNG CỦA CHỮ HÁN VÀO VIỆT NAM
I. MỤC ĐÍCH CỦA BÁO CÁO
Khi xã hội phát triển, nhu cầu giao lưu học hỏi, tìm hiểu lẫn nhau, cùng nhau phát triển càng được đẩy mạnh, nhất là khi nền kinh tế mỗi nước phát triển ở một trình độ nhất định nào đó thì xu hướng tìm hiểu những đặc trưng văn hoá càng được quan tâm, bởi lúc đó văn hoá chính là yếu tố để phân biệt các nước với nhau. Trung Quốc là một nước láng giềng của Việt Nam, có quan hệ lịch sử lâu đời và giao lưu ảnh hưởng với Việt Nam sâu sắc về về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề văn hoá. Bản thân tui là một sinh viên chuyên nghành Trung Quốc học, việc nghiên cứu văn hoá Trung Quốc là điều rất cần thiết. Để tiếp cận và tìm hiểu sâu sắc nền văn hoá Trung Hoa, rào cản trước tiên có lẽ là vấn đề văn tự, có đọc được chữ của họ thì mới hiểu được họ đã làm, đã nghĩ gì, văn hoá của họ đã từng bước phát triển và ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào. Để giải quyết khó khăn này, các sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học chúng tui đã được nghiên cứu thứ chữ tượng hình này ngay từ trước khi đi sâu nghiên cứu các vấn đề về Trung Hoa. Càng học chúng tui càng cảm giác hứng thú, có lẽ bởi chúng tui dần phát hiện ra cái ý nghĩa mà con Chữ Hán ẩn chứa, từ những chữ Giáp Cốt Văn, Kim Văn đầu tiên, cấu tạo của nó và cả sự diễn biến kỳ diệu về hình thể của những chữ Triện, Lệ, Khải, Thảo, Hành sau này. Hiểu được những ý tưởng người Trung Quốc xưa muốn gửi gắm qua những con chữ tượng hình - biểu ý này và nắm được những ảnh hưởng của nó đến các nước phương Đông, vấn đề đặt ra đối với con người ở các nước này là việc tìm hiểu ý nghĩa mà chữ Hán đã ảnh hưởng tới. Là một người sống ở một nước có sự ảnh hưởng của chữ Hán lại được học ở ngành Trung Quốc học khoa Đông Phương học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tui cảm giác đây là một việc làm rất cần thiết bởi nó làm hoàn thiện hơn những tri thức của tui đối với ngành học, thấy được mặt khác về ý nghĩa của chữ Hán đối với Việt Nam. Quan trọng hơn nữa là vấn đề văn hoá, sự ảnh hưởng của chữ Hán vào các nước phương Đông và lưu lại một ảnh hưởng hết sức sâu đậm ở Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên đã tạo thành một vòng quay văn hoá hết sức đặc trưng của khu vực này.
II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC ẢNH HƯỞNG CHỮ HÁN VÀO VIỆT NAM
Để hiểu được ý nghĩa của chữ Hán đối với Việt Nam, chúng ta hãy xem chữ Hán xuất hiện như thế nào.
1. Sự xuất hiện chữ Hán
Có thể nói khi loài người xuất hiện cũng là lúc ngôn ngữ xuất hiện. Nhưng ngôn ngữ nói không thể truyền lâu dài, truyền xa, và chính xác được. Do vậy theo sự phát triển của xã hội con người, nhu cầu lưu lại những kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh hay truyền đạt những ý tưởng, tình cảm, hay tâm tư nguyện vọng, v.v... từ nơi này đến nơi khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác phát sinh. Chữ viết được sáng tạo làm thoả mãn những nhu cầu đó.
Là một trong những loại chữ xuất hiện sớm nhất, khoảng 3500 năm, là loại văn tự tượng hình- biểu ý. Ban đầu con người ở đây cũng dùng hình thức “ truyền miệng” để giao lưu tình cảm, truyền đạt tin tức, trao đổi tri thức và kinh nghiệm. Nhiều truyền thuyết Trung Hoa như Tam hoàng, Ngũ Đế đều được người đời sau căn cứ vào truyền thuyết mà chấn chỉnh lại. Trước khi dùng chữ viết, người Trung Quốc dùng phương pháp “ bện tết dây thừng” hay “ khắc lên gỗ” để ghi lại sự vật, phát minh ra bát quái dùng ký hiệu để ghi sự vật chính là một sự tiến bộ.
Việc sáng tạo ra chữ viết không phải là của một hay vài người mà là sự sáng tạo của một đoàn thể người, của nhiều dân tộc cùng chung sống. Văn hoá thời kỳ sơ khai của Trung Quốc là sự sáng tạo của tộc người Hoàng Đế, tộc Viên đế, tộc Đông Di và Chữ Hán cũng tương tự như vậy. Do vậy người ta gọi chữ Trung Quốc là Chữ Hán cũng là hiểu dựa trên nguyên lý này, vì tộc Hán là tộc chiếm dân số đông nhất (91,08%) với nền văn minh sớm.
Chữ phổ thông hiện nay của người Trung Quốc chính là Chữ Hán. Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Nhiều dân tộc vẫn sử dụng hệ thống chữ viết riêng của họ, song Chữ Hán vẫn là thứ chứ được được dùng như một ngôn ngữ chính, ngôn ngữ thông hành giữa các dân tộc với nhau.
2. Hoàn cảnh lịch sử nào, điều kiện lịch sử nào đưa tới một đợt tiếp xúc lâu dài liên tục và sâu rộng của tiếng Hán đối với Việt Nam
Việt Nam vốn không có văn tự.
Năm 179 trước công nguyên Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc.
Năm 111 trước công nguyên nhà Hán đặt nền đô hộ ở Giao Chỉ, Cửu Chân - Một đợt tiếp xúc liên tục, sâu rộng, kéo dài trong nhiều thế kỷ. Năm 111 trước công nguyên được coi là buổi đầu chữ Hán du nhập vào Việt Nam và trở thành thứ văn tự chính thức.
Chỉ đến năm 905 khi họ Khúc giấy nghiệp và nhất là đến năm 938 khi Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán đưa lại nền độc lập cho nước nhà thì đợt tiếp xúc này mới thực sự chấm dứt hẳn.
Những nhân tố đưa đến một đợt tiếp xúc lâu dài, liên tục và sâu rộng:
+ Sự thành lập bộ máy thống trị của người Hán, một bộ máy càng ngày càng muốn đi sâu xuống tận cơ sở.
+ Sự có mặt, sự cộng cư với người Việt của một khối lượng đông đảo “Kiều nhân” người Hán.
+ Sự truyền bá của nền văn hoá Hán và sự ra đời của một tầng lớp tri thức quý tộc người Việt Nam tham gia góp phần tuyên truyền ngôn ngữ, văn hoá Hán.
Sau thời kỳ Bắc thuộc là thời kỳ độc lập và tự chủ, qua nhiều triều đại phong kiến Việt Nam (trừ một số giai đoạn ngắn nước ta bị phong kiến phương bắc xâm chiếm và đô hộ). Tuy Việt Nam độc lập và tự chủ nhưng Việt Nam và Trung Hoa vẫn có mối bang giao về chính trị, trao đổi về kinh tế, sự giao lưu về văn hoá, thời kỳ này chữ Hán và tiếng Hán vẫn giữ vai trò chính thống trong giấy tờ hành chính của ngôn ngữ, trong giáo dục khoa cử và cả trong các sáng tác văn chương.
Khi thực dân Pháp đặt nền thống trị ở Việt Nam, tiếng Pháp bắt đầu giữ địa vị chính thống. Biết tiếng Hán thời này là những tầng lớp sĩ phu của chế độ cũ còn lại và những học trò của các nho sĩ đã thất thế, tuy nhiên không phải vì vậy mà việc tiếp xúc ngôn ngữ Hán vào Việt Nam hoàn toàn bị cắt đứt. Đặc biệt là từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 các nhà yêu nứơc Việt Nam qua sách báo chữ Hán đã tìm thấy những tư tưởng tiến bộ của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Tôn Trung Sơn và tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin .
3. Ý nghĩa của việc ảnh hưởng chữ Hán vào Việt Nam
Nếu trong thời phong kiến, Chữ Hán đóng vai trò là công cụ mở mang văn hoá để người Việt Nam hiểu sâu đạo Nho, đạo Phật, đạo Lão, tiếp thu các giá trị của khu vực xây dựng các thiết chế Nhà nước, các thiết chế văn hoá cao cấp, tạo nên giá trị văn hiến Đại Việt, thì khoảng trong hai mươi năm đầu của thế kỷ XX, Chữ Hán ở Việt Nam vẫn đóng vai trò ấy, đồng thời giới thiệu ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Báo cáo ban quản lý dự án học viện quốc phòng Nghĩa Đô - Từ Liêm - Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
A Báo cáo thực tập khảo sát tổng hợp tại công ty vải sợi Nghĩa Hưng thành phố Việt Trì - Phú Thọ Tài liệu chưa phân loại 0
L Báo cáo Ý nghĩa hoạt độ nước trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm Tài liệu chưa phân loại 0
N Ý nghĩa và vai trò của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong các doanh nghiệp Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
B Báo cáo chuyến đi thực tế của sinh viên Du lịch k45 hành trình Hà Nội - Phong Nha – Nghĩa trang Trườ Luận văn Kinh tế 0
T BÁO CÁO THẢO LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH: Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việ Văn hóa, Xã hội 0
T Báo cáo thực tập tại Điện Lực Gia Nghĩa Tài liệu chưa phân loại 0
U Báo cáo chuyên đi Hà Nội - Phong Nha – Nghĩa trang Trường Sơn – Huế - Mỹ Sơn – Hội An – Đà Nẵng – Đồ Tài liệu chưa phân loại 0
D Báo cáo hành trình Hà Nội - Phong Nha – Nghĩa trang Trường Sơn – Huế - Mỹ Sơn – Hội An – Vinh – Làng Tài liệu chưa phân loại 0
D Báo cáo thực tập tại nhà máy nước Cáo Đỉnh Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top