Tina_Huynh

New Member
Download Báo cáo Tác động của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng

Download miễn phí Báo cáo Tác động của phong tục tập quán đến phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng





Mục lục
Trang
Chương I: Giới thiệu .01
Lý do chọn đề tài .01
Chương II: Phương pháp nghiên cứu .04
1. Cách tiếp cận .04
1.1. Lý thuyết tiếp cận hệ thống .04
1.2. Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý .05
1.3. Tiếp cận dưới góc độ lối sống .05
2. Khung lý thuyết nghiên cứu .06
3. Địa bàn nghiên cứu .07
3.1. Một số nét về địa bàn nghiên cứu .07
3.2. Tính thay mặt của địa bàn nghiên cứu .08
4. Phương pháp thu thập thông tin và phân tích số liệu .09
4.1. Phương pháp thu thập thông tin .09
4.2. Các chỉ tiêu thu thập .09
4.3. Phương pháp phân tích số liệu .09
Chương III: Kết quả và thảo luận .10
1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng .10
2. Một số mô tả về mẫu nghiên cứu .11
3. Hiện trạng kinh tế - xã hội và tác động của phong tục tập quán đến sự
phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng người Khmer .13
3.1. Quan niệm về sản xuất và cuộc sống .13
3.1.1. Hiện trạng sản xuất và đời sống .13
3.1.2. Quan niệm về cuộc sống .16
3.2. Chi phí nông hộ trong hoạt động sản xuất, chi tiêu và lễ hội .19
3.3. Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật trong cộng đồng người Khmer . 24
3.4. Khả năng tiếp cận với nguồn vốn .29
3.5. Khả năng thích ứng trước những thay đổi về thị trường, kỹ thuật trong sản xuất .35
3.6. Yếu tố giới trong đời sống người Khmer .39
3.6.1. Hoạt động sản xuất .39
3.6.2. Công việc gia đình .40
3.6.3. Hoạt động xã hội .41
3.6.4. Quyền quyết định .42
3.7. Tính cộng đồng và mối quan hệ của người Khmer trong sản xuất,
đời sống và mối liên kết của họ với cộng đồng khác .45
Chương IV: Kết luận và kiến nghị .50
1. Kết luận .50
2. Kiến nghị .52
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

ngày đãi chính
Lễ tang
Thường kéo dài, có khi tới 4 – 6 đêm, phải xem ngày giờ trước khi đi thiêu, rước sư sãi về tụng kinh, đưa đi hoả táng
Nhiều nhất 2 đêm, ít khi xem ngày
Lễ kết giới
3 đến 4 đêm
Mỗi năm cho phép 2 chùa tổ chức trong 2 ngày đêm
Lễ an vị tượng phật
3 ngày 3 đêm hay 7 ngày 7 đêm
1 ngày hay vài tiếng, thường được kết hợp với lễ kết giới, diễn ra trong ngày đầu tiên của lễ kết giới
“Rút ngắn thời gian của lễ hội sẽ hạn chế việc mất thời gian học hành, làm ăn của con em người Khmer. Những người xuyên tạc có thể nói đi ngược lại với Phật pháp. Tuy vậy, quy định 1 ngày cũng đúng với Phật pháp vì 1 vị sư, 1 chùa chỉ được nhận 1 lần từ việc làm phước của phật tử. Làm 1 ngày không ảnh huởng đến việc làm ăn, học hành của phật tử. Mỗi lần làm sẽ làm giảm học sinh trong lớp, nếu làm 29 ngày sẽ làm mất chất lượng học tập. Các vị sư sãi và phật tử đều cảm giác vui, đoàn kết nhau cùng làm trong 1 ngày.” (Kết quả PRA nhóm sư sãi xã Viên Bình)
Các lễ hội của đồng bào Khmer không ngừng vận động cho phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Bên cạnh sự tự thân vận động, sự tự nhận thức của cộng đồng người Khmer cùng với sự định hướng của các chính sách phù hợp là nhân tố xây dựng nền văn hoá tiên tiến nhưng vẫn giữ được bản sắc của cộng đồng người Khmer. Giải quyết lễ hội cũ như thế nào trong xã hội mới đối với các dân tộc ít người ở nước ta không đơn giản, riêng các lễ hội của người Khmer lại càng khó khăn hơn, bởi lễ hội đối với người Khmer không chỉ là thói quen, nếp sống của dân tộc mà còn chịu sự điều khiển của Phật giáo nên được tín đồ tôn sùng bảo vệ vững chắc. Do đó, khi muốn cải tổ các lễ hội của người Khmer theo nếp sống mới, trước hết phải phân tích tìm hiểu vấn đề tôn giáo trong các lễ hội đó, đâu là những lễ hội có các yếu tố tiến bộ và tích cực, phát huy được những nét đẹp truyền thống của dân tộc, đâu là những mặt tiêu cực, mê tín làm chậm bước tiến của dân tộc.
Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật trong cộng đồng Khmer
Nông nghiệp là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cũng như cơ cấu thu nhập của đồng bào Khmer. Ngoài các nguồn lực như tư liệu sản xuất, nguồn vốn và lao động thì yếu tố khoa học kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công và hiệu quả của quá trình sản xuất. Nắm được vai trò quan trọng của nhân tố kỹ thuật trong sản xuất Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã có những quan tâm thích đáng trong việc hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người dân. Xuất phát từ trình độ văn hoá, kiến thức cơ bản về chuyên môn kỹ thuật của người nghèo, đặc biệt là người Khmer còn hạn chế, UBND tỉnh đã phân công cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ban chỉ đạo xoá đói giảm cùng kiệt cùng các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,... tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ người cùng kiệt làm công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, 2003, Thực trạng kinh tế - xã hội và những giải pháp xoá đói giảm cùng kiệt ở người Khmer tỉnh sóc Trăng, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 175
.
Mục đích chuyển giao kỹ thuật nhằm hướng dẫn bà con nông dân nắm vững và vận dụng tốt những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, từng bước ổn định cuộc sống. Ngành nông nghiệp với các đơn vị Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ Thực vật và Chi cục Thú y, Trung tâm giống gia súc, gia cầm đã trực tiếp phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân tập huấn cho các nông dân kỹ thuật canh tác lúa, trồng cây ăn trái, chăn nuôi gia súc gia cầm.
Trung tâm Khuyến nông phối hợp với các tổ chức quần chúng tập huấn về mô hình kỹ thuật canh tác lúa, trồng rau màu, chăn nuôi gà thả vườn, chăn nuôi heo nái, nuôi tôm sú. Chi cục Bảo vệ Thực vật, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với các đoàn thể in ấn và chuyển giao các tờ bướm, áp phích, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho các hội viên.
Mặc dù đã có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan đơn vị, tổ chức đoàn thể nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật cho người dân nhưng vẫn còn một bộ phận đáng kể đồng bào người Khmer vẫn chưa có cơ hội tiếp cận. Cũng có 28,4% số nông hộ khảo sát không biết được thông tin về các lớp huấn luyện kỹ thuật được tổ chức tại địa phương (Xem phụ lục 1, bảng 37).
Bảng 11: Tham gia các lớp huấn luyện kỹ thuật
Tham gia tập huấn
Hộ nghèo
Hộ khá giàu
Tần số
Tỷ lệ %
Tần số
Tỷ lệ %

38
63,3
75
80,6
Không
22
36,7
18
19,4
Tổng
60
100
93
100
Những hộ nông dân cùng kiệt thường có ít cơ hội hơn để tham gia các lớp huấn luyện kỹ thuật. Có nhiều lý do mang tính khách quan và chủ quan dẫn đến sự thiệt thòi này. Họ không tham gia các lớp huấn luyện bởi vì: không có đất canh tác; không được mời dự; không có thời gian; không biết chữ và không quan tâm. Đa số người cùng kiệt “ít tham gia, do không có đất sản xuất, nếu có được mời cũng ít dự vì phải đi làm thuê làm mướn suốt không có thời gian rãnh rỗi. Do đa số người Khmer cùng kiệt và ít đất nên hầu như họ không quan tâm đến hoạt động chuyển giao khoa học hỹ thuật và các chương trình khuyến nông.” (Kết quả PRA nhóm nông dân cùng kiệt xã Viên Bình) Ngoài ra, các điều kiện tham gia các khóa đào tạo khuyến nông khá gắt gao. Ví dụ như các khóa học khuyến nông đưa ra điều kiện người tham gia phải là thay mặt nhóm, có đất và có vốn. Người cùng kiệt không có đất hay vốn để sản xuất không thể hưởng lợi từ các hoạt động khuyến nông AusAID, 2004, Báo cáo tổng kết Phân tích hiện trạng cùng kiệt đói ở đồng bằng sông Cửu Long
. Nông dân cùng kiệt ít khi áp dụng ngay thông tin kỹ thuật nhận được vào sản xuất. Họ ít dám chấp nhận rủi ro nên chỉ áp dụng các giải pháp kỹ thuật sau khi nông dân khác áp dụng có hiệu quả. (Kết quả PRA nhóm nông dân cùng kiệt xã Viên Bình) Đây chính là “sự lựa chọn hợp lý” của những người cùng kiệt dựa trên việc tự phân tích, đánh giá nguồn lực của nông hộ. Đa số người cùng kiệt thường dành thời gian đi làm thuê để mang lại lợi ích và thu nhập trước mắt nuôi sống gia đình hơn là bỏ thời gian tham gia lớp huấn luyện kỹ thuật.
Hoạt động huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật cũng nhằm đáp ứng nhu cầu và giải quyết khó khăn trở ngại của nông dân trong sản xuất. Các nội dung huấn luyện cũng được tập trung vào một số đối tượng chủ yếu như lúa, rau màu, chăn nuôi (Xem phụ lục 1, bảng 38).
Theo kết quả phân tích, chúng tui nhận thấy trung bình mỗi nông hộ có tham gia tập huấn được dự 2,55 lớp tập huấn kỹ thuật/năm (Xem phụ lục 1, bảng 39). Đây là một tỷ lệ rất thấp so với nhu cầu, sự đa dạng của sản xuất và sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Mức độ tiếp cận của người cùng kiệt với cán bộ kỹ thuật cũng rất hạn chế.
Bảng 12...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top