thuhien_91hp

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP 1
1. MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP 2
2. CÁC YẾU TỐ CẦN PHÂN TÍCH 2
2.1 QUẢN TRỊ SẢN XUẤT/TÁC NGHIỆP 2
2.1.1 Một số khái niệm 2
a. Sản xuất 2
b. Khái niệm về quản trị sản xuất/tác nghiệp 4
2.1.2 Các quyết định (chức năng) trong quản trị sản xuất 4
a. Quy trình sản xuất 4
b. Công suất 6
c. Hàng tồn kho 7
d. Việc cung ứng nguyên liệu 8
e. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp 10
f. Chất lượng 10
2.2 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 11
2.2.1 Phân tích các tỷ số tài chính 12
a. Tỷ số thanh toán 12
a.1 Tỷ số thanh toán hiện hành 12
a.2 Tỷ số thanh toán nhanh 13
b. Các tỉ số đòn bẫy tài chính (các chỉ số về đòn cân nợ) 13
b.1 Tỷ số nợ trên tài sản 14
b.2 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần 14
b.3 Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần 15
c. Khả năng thanh toán lãi vay 15
d. Các tỷ số hoạt động 15
d.1 Số vòng quay các khoản phải thu 16
d.2 Số vòng quay hàng tồn kho 16
d.3 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 16
d.4 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 16
d.5 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần 17
e. Các tỷ số sinh lợi 17
e.1 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) 17
e.2 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) 17
e.3 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) 18
f. Giá trị thị trường 18
f.1 Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) 18
f.2 Tỷ lệ chi trả cổ tức 18
f.3 Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) 19
f.4 Tỷ suất cổ tức 29
2.2.2 Đánh giá các tỷ số tài chính thông qua phương pháp so sánh 20
a. So sánh theo thời gian 20
b. So sánh với những chuẩn mực của ngành. 21
2.2.3 Một số vấn đề gặp phải khi so sánh các tỷ số tài chính 22
2.3.4 Liên hệ thực tiễn với công ty sữa vinamilk 22
2.3 NHÂN SỰ 25
2.3.1 Khái niệm 25
a. Lên kế hoạch & tuyển dụng 25
b. Đào tạo & phát triển 25
c. Xây dựng đội ngũ kế cận 25
2.3.2 Các vị trí trong Quản Trị Nhân Sự 26
2.3.3 Thực tiễn từ công ty Vinamilk 27
2.4 MARKETING – TIẾP THỊ 29
2.4.1 Vai trò của Marketing 29
2.4.2 Những vấn đề cần xem xét trong hoạt động Marketing 30
a. Product - Sản Phẩm 31
a.1 Danh mục sản phẩm sữa của Vinamilk 31
a.2 Mẫu mã, bao bì 31
a.3 Nhãn hiệu 32
a.4 Chất lượng sản phẩm 32
b. Price - Giá cả 33
b.1 Các nhân tố ảnh hưởng 33
b.2 Các chiến lược giá trong thời gian qua 35
c. Place - Phân Phối 36
d. Promotion -Cổ Động 37
d.1 Quảng Cáo 37
d.2 Quan hệ công chúng 38
2.5 NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN – R&D 39
2.5.1 Định nghĩa và chức năng 39
2.5.2 Một số vấn đề cần lưu ý khi đánh giá hoạt động R&D của doanh nghiệp 42
a. Doanh nghiệp có bộ phận R&D không? 42
b. Chi phí sử dụng cho R&D 43
c. Hình thức hoạt động R&D 44
d. Lực lượng nhân sự và trang thiết bị 45
2.6 HỆ THỐNG THÔNG TIN 46
2.6.1 Quy trình xử lý thông tin 46
2.6.2 Các bước cần thiết khi hình thành một hệ thống thông tin của Porter và Miller 47
2.6.3 Các vấn đề cần xem xét về hệ thống thông tin trong doanh nhiệp 48
2.6.4 Hệ thống thông tin quản lý 48
a. Các loại thông tin quản lý 49
b. Các loại hệ thống thông tin quản lý thông dụng 49
c. Cấu trúc hệ thống thông tin quản lý 50
3. MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NỘI BỘ_Ma trận IFE 52
3.1 TẠI SAO PHẢI XÂY DỰNG MA TRẬN IFE - Ý NGHĨA 52
3.2 CẤU TRÚC MA TRẬN IFE 52
3.3. CÁCH ĐÁNH GIÁ 53
3.4 VÍ DỤ 54
3.5 XÂY DỰNG MA TRẬN IFE CHO CÔNG TY VINAMILK 56
4. MỘT VÀI MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TRONG MARKETING VÀ QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP 57
4.1. MÔ HÌNH 4P 57
4.1.1. Product (Sản phẩm) 57
4.1.2. Price (Giá) 60
4.1.3. Place (Kênh phân phối) 68
4.1.4. Promotion (Chiêu thị) 69
4.2. MÔ HÌNH 4C 71
4.3. MÔ HÌNH 7S 73
4.3.1. Cơ cấu tổ chức (Structure) 74
4.3.2. Hệ thống (System) 74
4.3.3. Chiến lược (Strategy) 75
4.3.4. Kỹ năng (Skills) 75
4.3.5. Đội ngũ nhân viên (Staff) 76
4.3.6. Văn hóa doanh nghiệp (Style) 77
4.3.7. Giá trị chung (Shared value) 77
5. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH NỘI BỘ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 79
5.1 NHÂN SỰ 79
5.2 TÀI CHÍNH 81
5.3 MARKETING 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

1. MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP
Môi trường tác động lên doanh nghiệp bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Việc nghiên cứu môi trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong quản trị chiến lược, kết quả của những nghiên cứu sẽ là bước đệm quan trọng cho quá trình quản trị sau này của doanh nghiệp.

















Môi trường nội bộ doanh nghiệp thường bao gồm 6 yếu tố: sản xuất, tài chính, nhân sự, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển, quản lí thông tin.
Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp là việc rà soát, đánh giá các mặt của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ phận, chỉ ra những điểm mạnh cũng như các điểm yếu mà doanh nghiệp còn mắc phải, là tiền đề cho việc tận dụng và phát huy những mặt mạnh, hạn chế, khắc phục và sửa chữa những yếu điểm đang tồn tại, là một trong số những bước quan trọng trong việc hình thành chiến lược của doanh nghiệp. Bởi tất cả các tổ chức đều có những điểm mạnh và điểm yếu trong lĩnh vực kinh doanh, không công ty nào mạnh hay yếu đều nhau ở mọi mặt.
Trong quá trình kiểm soát nội bộ cần có các giám đốc thay mặt của các bộ phận và phòng ban cùng tham gia vào quá trình nhận xét các điểm mạnh yếu của doanh nghiệp. Kiểm soát nội bộ cần tập trung và đồng hóa và đánh giá các thông tin về các hoạt động của công ty. Cho nên, quá trình kiểm soát nội bộ là công cụ tích cực nhất để cải thiện quá trình thông tin liên lạc trong tổ chức. Thông qua quá trình kiểm soát nội bộ, những người tham gia thực hiện nó có nhiều cơ hội hiểu được các công việc, bộ phận, phòng ban của họ phù hợp như thế nào với tổng thể tổ chức. Điều này sẽ giúp ích cho các nhà quản trị viên hoàn thành công việc của mình tốt hơn nếu họ biết được công việc của họ ảnh hưởng như thế nào đến các lĩnh vực hoạt động khác của công ty.
2. CÁC YẾU TỐ CẦN PHÂN TÍCH
2.1 QUẢN TRỊ SẢN XUẤT/TÁC NGHIỆP
2.1.1 Một số khái niệm
a. Sản xuất
Theo quan niệm phổ biến trên thế giới hiện nay, chức năng sản xuất được hiểu là một quá trình tạo ra hàng hóa hay dịch vụ.
Một hệ thống sản xuất nhận đầu vào là nguyên liệu thô, con người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác để chuyển đổi nó thành sản phẩm hay dịch vụ. Quá trình chuyển đổi này được xem là trọng tâm của sản xuất và cũng là hoạt động phổ biến của một hệ thống sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị hệ thống sản xuất (những người quản trị trong sản xuất và điều hành) là các hoạt động biến đổi trong quá trình sản xuất. Để có một cái nhìn tổng quát về quá trình sản xuất, nhóm sẽ phác họa thông qua bảng bên dưới.
Đầu vào Chuyển hóa Đầu ra
Nguồn nhân lực
Nguyên liệu
Công nghệ
Máy móc, thiết bị
Tiền vốn
Khoa học và nghệ thuật quản trị Làm biến đổi
Tăng thêm giá trị Hàng hóa
Dịch vụ
Thực chất sản xuất chính là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào, biến chúng thành các sản phẩm hay dịch vụ đầu ra.
Theo nghĩa rộng, sản xuất bao gồm bất kỳ hoạt động nào nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Để dễ dàng tiếp cận, có thể chia quá trình sản xuất thành 3 bậc:
 Sản xuất bậc 1 (khai thác nguyên thuỷ): là hình thức sản xuất dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên hay là những hoạt động sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có, có ở dạng tự nhiên như khai thác quặng mỏ, khai thác lâm sản, đánh bắt hải sản, trồng trọt...
 Sản xuất bậc 2 (ngành chế biến): là hình thức sản xuất, chế tạo, chế biến các loại nguyên liệu thô hay tài nguyên thiên nhiên thành hàng hóa.
 Sản xuất bậc 3 (ngành dịch vụ): cung cấp hệ thống các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người như: bốc dỡ hàng hóa, bưu điện, viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục... Trong nền sản xuất bậc 3, dịch vụ được sản xuất nhiều hơn cac hàng hóa hữu hình. Các nhà sản xuất được cung cấp những điều kiện thuận lợi và dịch vụ phạm vi rộng lớn.
b. Khái niệm về quản trị sản xuất/tác nghiệp
“Quản trị sản xuất/tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vật chất hay dịch vụ với hiệu quả cao nhất” .
Để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ thật tốt, các doanh nghiệp đều cần thực hiện 3 chức năng: marketing, sản xuất, tài chính. Mỗi chức năng hoạt động một cách độc lập để đạt được mục tiêu riêng của mình đồng thời cũng phải làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung cho tổ chức về lợi ích, sự tồn tại và tăng trưởng trong một điều kiện kinh doanh năng động.
Với những vai trò và tác động của quản trị sản xuất/tác nghiệp, nó có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học thì sẽ tạo khả năng sinh lợi lớn cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu quản trị không hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản.
bề dày về kinh nghiệm, am hiểu các lĩnh vực mà công ty kinh doanh, biết hoạch định kế hoạch và xây dựng bộ máy điều hành có tầm nhìn xa và dự báo các vấn đề mang tính tổng thể. Với những đòi hỏi này thì CEO người Việt vẫn còn thua xa CEO người nước ngoài.
- Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thừa biên chế. Cùng lúc các doanh nghiệp phải giải quyết tình trạng thiếu lao động có trình độ lành nghề cao nhưng lại thừa lao động không có trình độ lành nghề hay có những kỹ năng được đào tạo không còn phù hợp với những yêu cầu hiện tại, dẫn tới năng suất lao động thấp
- Nhiều doanh nghiệp hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, thu nhập của người lao động thấp, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, nhiệt tình và hiệu quả làm việc của người lao động
- Ý thức tôn trọng pháp luật chưa cao, luật pháp được thực hiện chưa nghiêm minh.
- Chưa có tác phong làm việc công nghiệp
- Chưa xác lập được quan hệ bình đẳng, hợp tác giữa người lao động và chủ doanh nghiệp
- Một số quy chế về đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ việc... chậm cải tiến, không còn phù hợp với điều kiện kinh doanh mới của doanh nghiệp
- Nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực để có lợi thế cạnh tranh cao hơn. Doanh nghiệp Việt Nam rất coi trọng người tài, luôn tìm cách thu hút và giữ chân người giỏi, nhưng lại chưa biết cách đánh giá chính xác năng lực của người giỏi (việc đánh giá chưa dựa trên giá trị gia tăng mang đến cho thị trường, khách hàng, đồng nghiệp và cấp dưới). Hơn nữa, doanh nghiệp chưa tạo ra “chất keo” kết nối những thành viên thành một khối đoàn kết, hiệp lực cùng khát vọng vươn đến những mục tiêu chung
 Giải pháp:
Những khó khăn, hạn chế trong quản trị nguồn nhân lực ở Việt Nam đặt ra yêu cầu cần thay đổi cơ bản cách thức hoạt động quản trị con người trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có hệ thống quản trị nhân sự với những chính sách về tuyển dụng, đào tạo, trả lương, khen thưởng, đánh giá mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay của doanh nghiệp
Về chính sách tuyển dụng: có thể trực tiếp tuyển dụng các nguồn từ bên ngoài và trong nội bộ doanh nghiệp hay có thể áp dụng các giải pháp thay thế tuyển dụng: giờ phụ trội, hợp đồng thuê gia công, thuê lao động thời vụ, thuê lao động của doanh nghiệp khác. Mỗi giải pháp tuyển dụng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét khi áp dụng các giải pháp này phải phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp
Về đào tạo và phát triển nhân sự: cần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp họ hoàn thành tốt nhất công việc được giao và nâng cao trình độ bản thân. Sau khi phân tích và xác định nhu cầu đào taọ công nhân kỹ thuật và phát triển năng lực cho các nhà quản trị doanh nghiệp thì vấn đề tiếp theo là xác định các hình thức đào tạo với các chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo thích hợp. Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các hình thức đào tạo với các chương trình và phương pháp đào tạo phổ biến như: đào tạo tại nơi làm việc, đào tạo ngoài nơi làm, tại các trường, các lớp đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề và nâng cao năng lực cho quản trị gia, đào tạo tại các trường đại học.
Về đánh giá năng lực thực hiện công việc và thù lao cho người lao động: Các nhà quản trị nhân sự phải kiểm tra, giám sát, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động để đưa ra mức thù lao hợp lý theo quy định của Luật Lao động và chính sách tiền lương mà Nhà nước ban hành, tổ chức huấn luyện những người làm công tác đánh giá.
5.2 TÀI CHÍNH

Vấn đề huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2011 dự báo là khá khó khăn vì lãi suất ngân hàng tăng cao, gói kích cầu của Chính Phủ năm 2009 cũng đã hết hạn. Ngoài ra, Chính Phủ còn có chủ trương thắt chặt tín dụng , tập trung vào chất lượng cho vay hơn là con số tăng trưởng. Đối với các doanh nghiệp có niêm yết, họ còn có khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán ( năm 2010, các doanh nghiệp đã thu hút được gần 47.000 tỉ đồng qua kênh chứng khoán, tăng gấp 4 lần so với năm 2009), còn đối với các doanh nghiệp không niêm yết, huy động được vốn quả thật là một vấn đề nan giải.

5.3 MARKETING
Các doanh nghiệp lớn đã ý thức được tầm quan trọng của Marketing và có những chiến lược thích hợp. Tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì ít chú trọng, họ chỉ coi tâp trung sản xuất vậy là đủ. Không ít doanh nghiệp còn nghĩ Marketing đơn thuần là quảng cáo. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khách hàng có xu hướng tiêu thụ sản phẩm khác biệt hóa, và Marketing là con đường đáp ứng được. Do đó, ý thức và thực hiện những chiến lược Marketing khác biệt và sáng tạo là hết sức quan trọng


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top