Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
A. Lời mở đầu
B. Nội dung
Phần 1: Cơ sở lý luận về kế toán các khoản phải thu của khách hàng
1. Khái niệm, đặc điểm
2. Phương pháp kế toán
2.1. Kế toán phải thu của khách hàng
2.1.1. Nguyên tắc kế toán và tài khoản sử dụng
2.1.2. Sơ đồ kế toán phải thu của khách hàng
2.1.3. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng
- Sổ cái TK 131
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua
2.2. Dự phòng phải thu khó đòi
2.2.1. Nguyên tắc kế toán và tài khoản sử dụng
2.2.2. Sơ đồ kế toán kế toán dự phòng phải thu khó đòi
2.3. Ảnh hưởng của kế toán các khoản phải thu của khách hàng, dự phòng phải thu đến báo cáo tài chính
Phần 2: Một số nhận xét và kiến nghị
về chế độ kế toán các khoản phải thu của khách hàng
1. Tài khoản sử dụng với “ Tiền khách hàng ứng trước”
2. Thời hạn thanh toán với khoản phải thu của khách hàng
C. Kết luận

Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong quá trình đổi mới, thâm nhập thị trường quốc tế. Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã khẳng định được vị thế của đất nước này trên trường quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức lớn đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Các doanh nghiệp phải đối diện với nhiều nguy cơ, khả năng mất thị trường rất dễ xảy ra do sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp nước ngoài. Vậy làm sao để đạt được hiệu quả kinh doanh trong một môi trường như vậy?
Để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, đòi hỏi các nhà quản lý phải nắm bắt và làm chủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua việc lập các chiến lược kinh doanh, các kế hoạch mua hàng, bán hàng, kế hoạch sản xuất kinh doanh… Đặc biệt là việc tổ chức công tác thanh toán vì nếu trong quá trình bán hàng việc thu hồi tiền ổn định thì sẽ ổn định được các khoản phải thu, góp phần quan trọng trong việc ổn định tài chính của doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện các quan hệ kinh tế và thanh toán với các doanh nghiệp khác, các tổ chức… tất yếu phải phát sinh công nợ, chiếm dụng vốn lẫn nhau. Điều này đã gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh do thiếu vốn. Đặc biệt là các khoản nợ quá hạn, dây dưa, không có khả năng thu hồi. Do đó, các doanh nghiệp cần có chính sách thu hồi nợ hợp lý, quản lý công nợ có tốt thì tài chính của doanh nghiệp mới đảm bảo.
Từ những vấn đề nêu trên, em xin trình bày một số nội dung của đề tài:
“ Bàn về chế độ kế toán phải thu của khách hàng”.
Bài viết gồm 2 phần:
Phần 1: Một số lý luận về kế toán phải thu của khách hàng.
Phần 2: Một số nhận xét và kiến nghị về kế toán phải thu của khách hàng.
NỘI DUNG
Phần 1: Cơ sở lý luận về kế toán các khoản phải thu
1. Khái niệm và đặc điểm
1.1. Khái niệm
Phải thu của khách hàng là khoản mà doanh nghiệp sẽ được thanh toán sau khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng chấp nhận.
1.2. Đặc điểm
Phải thu của khách hàng về bản chất là khoản tiền bị khách hàng chiếm dụng vốn do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Thông thường, đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, sản xuất hay thương mại, dịch vụ thì phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh.
Vì phải thu của khách hàng chỉ phát sinh khi thời điểm bán hàng và thời điểm thu tiền không phải là một, nó là số tiền mà doanh nghiệp sẽ được thanh toán trong lương lai. Do đó, nó là tài sản của doanh nghiệp và được ghi nhận bên phần Tài sản trên Bảng cân đối kế toán.
Đối với một số doanh nghiệp khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, họ yêu cầu khách hàng của mình phải ứng trước một số tiền nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán. Khoản này khác hoàn toàn với phải thu khách hàng. Bởi giả sử khi doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng thì số tiền mà khách hàng đã ứng trước lại trở thành một khoản phải trả của doanh nghiệp. Và đương nhiên nó nằm bên phần nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán.
Tuy nhiên, phải thu của khách hàng và tiền khách hàng ứng trước đều phản ánh quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp và khách hàng khi bán, mua hàng hóa, dịch vụ.
2. Phương pháp kế toán
2.1. Kế toán phải thu của khách hàng
2.1.1. Nguyên tắc kế toán và tài khoản sử dụng
Để thực hiện công tác kế toán đối với các khoản phải thu khách hàng, trong đó bao gồm cả tiền ứng trước của khách hàng và tiền khách hàng mua chịu hàng hóa, sản phẩm, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ, người ta sử dụng tài khoản 131 “ Phải thu của khách hàng”.
Tài khoản này còn phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu công trình XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành.
Kết cấu của TK131 như sau:
Bên Nợ:
- Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ đã giao, dịch vụ đã cung cấp và được xác định là đã bán trong kỳ.
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.
Bên Có:
- Số tiền khách hàng đã trả nợ;
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng;
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi giao hàng và khách hàng có khiếu nại;
- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại ( Có thuế GTGT hay không có thuế GTGT);
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua.
Số dư bên Nợ:
Số tiền còn phải thu của khách hàng.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hay số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “ Tài sản” và bên “ Nguồn vốn”.
Kế toán phải thu của khách hàng cần tôn trọng một số quy tắc sau:
Thứ nhất, nợ phải thu cần được chi tiết đối với từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán.
Thứ hai, không được phép bù trừ khoản phải thu, phải trả giữa các đối tượng khác nhau ( trừ khi có sự thỏa thuận giữa các đối tượng và doanh nghiệp).
Thứ ba, đối với các khoản phải thu, phải trả khách hàng có gốc ngoại tệ thì vừa phải được theo dõi bằng đơn vị nguyên tệ, vừa phải quy đổi thành VNĐ theo tỷ giá hối đoái thích hợp và thực hiện điều chỉnh tỷ giá vào cuối niên độ kế toán.
Thứ tư, phải tổng hợp tình hình thanh toán của khách hàng theo tính chất nợ phải thu hay nợ phải trả (tiền khách hàng ứng trước) trước khi lập báo cáo tài chính.
2.1.2. Sơ đồ kế toán phải thu của khách hàng
Giải thích:
(1) Bán chịu vật tư, sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
(2) Bán chịu tài sản cố định.
(3) Chấp thuận cho khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán.
(4) Chấp thuận cho khách hàng được hưởng chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, trả lại hàng và trừ nợ hay ghi nhận nợ với khách hàng
(5) Khách hàng trả nợ.
(6) Nhận tiền ứng trước của khách hàng hay thanh toán tiền hàng.
(7) Khách hàng thanh toán bằng vật tư, hàng hóa ( theo cách hàng đổi hàng).
(8) Xóa sổ những khoản nợ không có khả năng thu hồi.
(9) Cuối kỳ, đánh giá lại số phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Nếu tỷ giá liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán tài khoản 131 có gốc ngoại tệ.
(9’) Nếu tỷ giá liên ngân hàng này nhỏ hơn tỷ giá phản ánh trên sổ kế toán tài khoản 131 có gốc ngoại tệ.

2.1.3. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng
 Sổ Cái TK 131

KẾT LUẬN

Kế toán phải thu của khách hàng luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác kế toán đối với một doanh nghiệp. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với các phần hành kế toán khác. Do vậy, quản lý các khoản phải thu tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với một doanh nghiệp.
Chế độ Kế toán Việt Nam quy định rõ về nội dung và nguyên tắc hạch toán. Tuy nhiên, qua nghiên cứu của em vẫn còn có một số hạn chế mà nên chỉnh sửa tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác kế toán cũng như tạo thuận lợi cho việc quản lý công nợ.
Mặc dù đã nỗ lực và dành nhiều thời gian nghiên cứu nhưng đề tài kế toán trên vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong thầy cô sửa chữa và đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành Thank Thạc sỹ Nguyễn Thị Mai Anh đã giúp em hoàn thành đề tài này!

MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Nội dung 3
Phần 1: Một số lý luận về chế độ kế toán phải thu của khách hàng 3
1. Khái niệm và đặc điểm 3
2. Phương pháp kế toán 4
2.1. Đối với kế toán phải thu của khách hàng 4
2.1.1. Nguyên tắc kế toán và tài khoản sử dụng 4
2.1.2. Sơ đồ kế toán phải thu của khách hàng 6
2.1.3. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng 7

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

trang heo15

New Member
cho em xin link tài liệu của đề tài dưới với ạ.Em Thank ạ

Đề tài Bàn về chế độ kế toán phải thu của khách hàng​

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top