daigai

Well-Known Member
Link tải miễn phí luận văn

Kính chào toàn thể Qúy khách (hay đoàn thể, công ty tên…..), chào mừng Qúy khách đã đến với một trong những ngôi chùa cổ nhất, đẹp nhất xứ Thành Kinh. Xin tự giới thiệu tui là …… Thuyết minh viên tại điểm…..

Vâng! Nói đến Huế, người ta nghĩ đến ngay Quần thể di tích triều Nguyễn với những đền đài, thành quách, miếu vũ, lăng tẩm tráng lệ. Và Huế cũng là vùng đất Thiền kinh với hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Ai đến Huế mà chưa ghé thăm Chùa Thiên Mụ thì xem như chưa hiểu Huế, như chưa đến Huế. Bởi lẽ đây là ngôi chùa đã có hơn 400 năm tuổi, qua bao biến động đổi thay theo năm tháng. Chùa Thiên Mụ là một trong những hình ảnh biểu trưng cho xứ Huế. Và tiếng chuông Thiên Mụ đã đi vào đời sống văn hóa của người dân xứ Huế từ bao đời nay:

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Cương.”

Thưa quý khách! Nơi chúng ta đang đứng đây chính là Thiên Mụ Tự, được xây dựng trên đồi Hà Khê, bên tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế chừng 5km về phía Tây. Chúng ta có thể đến thăm Chùa Thiên Mụ bằng đường bộ hay đường thủy, có thể đi bằng thuyền rồng trên sông Hương.


Đã có nhiều câu chuyện nói về lịch sử của Chùa Thiên Mụ - nơi có sự tích ra đời gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên xứ Đàng Trong. Truyền thuyết kể rằng, khi vào Trấn thủ xứ Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng (1558 – 1613) đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Hỏi ra mới biết, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê. Người dân địa phương cho biết, nơi đây có một bà lão mặc áo đỏ quần lục thường xuất hiện trên đồi và nói với mọi người rằng “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn (núi Thiên Mụ). Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt kịp được với ý nguyện của dân chúng. Ông cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ Tự” (chùa Thiên Mụ) để nhớ tới bà tiên nhà trời trong lời kể của người dân.
Trong thực tế, ở đây đã từng tồn tại một ngôi chùa của người Chăm – di tích được nhắc đến trong Ô châu cận lục của Dương Văn An vào năm 1553. Nhưng phải đến năm 1601 với quyết định của chúa Nguyễn Hoàng, chùa Thiên Mụ mới chính thức được xây dựng.
Theo đà phát triển và hưng thịnh của phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1619 – 1725). Năm 1710 chúa cho đúc một chiếc chuông lớn có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, Chúa lại cho trùng tu lại ngôi chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền…mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Đến thời các vua Nguyễn chùa cũng được trùng tu vào các năm 1815 thời vua Gia Long và vua Minh Mạng (1831), tiếp đến dưới thời vua Thiệu Trị, vua Thành Thái và được tu sửa vào năm 1957 (điện Đại Hùng được thay thế bằng bê-tông giả gỗ). Trong đợt đại trùng tu năm 2005 đến 2008, ngôi điện Đại Hùng lại được làm lại bằng gỗ như trước.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top