nguyenkhoakt

New Member
Chia sẻ cho anh em 2 bài soạn
HÒI TRỐNG CỎ THÀNH

(Trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa -La Quán Trung).

Tiết học trước chúng ta phần nào đã có được những hiểu biết nhất định về tác giả La Quán Trung và tác phẩm tiểu thuyết chương hồi tuyệt tác của văn học Trung Quốc thời Minh - Thanh: Tam Quốc diễn nghĩa cũng như bước đàu tiếp cận văn bản: Hồi trống cỗ Thành - một trích đoạn thuộc hồi 28 của tác phẩm này. Các em đã nắm được những nét chính của đoạn trích qua phàn tóm tắt, phân đoạn và hiểu được phàn nào diễn tiến cũng như sự hoá giải mâu thuẫn giữa Quan Công và Trương Phi. Bài học của chúng ta hôm nay sẽ phân tích cụ thể tính cách nhân vật Trương Phi, Quan Công và lí giải ý nghĩa âm vang hồi trống Cổ Thành.
Hoạt động của GV-HS Nội dung cân đạt
GV: Giới thiệu về Trương Phi: Là một tong ba người anh em kết nghĩa vườn đào.
Đứng thứ hai trong Ngũ hổ tướng. s Có dung mạo phi phàm: mình cao tám I.
Vài nét về tác giả tác phẩm. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Nhân vật Trương Phi (Dực Đức) (20p).

1
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:





I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Về kiến thức:
Giúp HS:
- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng - một biểu hiện riêng biệt của lòng trung thành của Trương Phi, cũng như tình nghĩa “vườn đào” cao đẹp của ba anh em kết nghĩa.
- Hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng.
2. Về kĩ năng:
- Giúp cho học sinh có được kĩ năng phân tích một tác phẩm tiểu thuyết Trung Hoa cổ điển.
- Củng cố cho học sinh kĩ năng tìm kiếm, khai thác và tổng hợp thông tin.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
3. Về thái độ:
- Nhận thức được vị trí của tác phẩm đối với nền tiểu thuyết Trung Quốc nói chung và trên thế giới nói riêng.
- Giúp cho học sinh thấy được tầm quan trọng của chữ tín, nghĩa trong xã hội.
- Dạy cho học sinh biết quý trọng tình cảm anh em, sống chung thủy với bạn bè.
II. CHUẨN BỊ:
1. Về phía học sinh:
- SGK Ngữ văn 10, tập 2, cơ bản.
- Đọc và soạn bài trước ở nhà.
2. Về phía giáo viên:
- SGK ngữ văn 10 tập 2.
- Giáo án giảng dạy.
- Thiết kế bài dạy.
- Tài liệu tham khảo soạn giáo án.


III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Sử dụng các phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phát vấn, diễn giảng, làm việc nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ DẠY:
1.Ổn định lớp:
- Kiểm tra vệ sinh lớp học.
- Kiểm tra sĩ số, vị trí chỗ ngồi, tâm thế học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ
- Không kiểm tra bài cũ.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Lời vào bài (2p)
Từ đầu học kì II đến thời điểm bây giờ, lớp ta chỉ được tiếp xúc với các tác phẩm văn học Việt Nam. Như một luồng gió mới thêm tươi tắn và sinh động, ngày hôm nay lớp ta sẽ được đào sâu một tác phẩm văn học nước ngoài đầu tiên. Đây được xem là một “tứ đại danh tác” của văn học cổ điển Trung Quốc. Đó chính là tác phẩm kinh điển của La Quán Trung – Tam quốc diễn nghĩa. Mặc dù chỉ được tìm hiểu một đoạn trích rất ngắn so với sự đồ sộ vốn có của nó, nhưng cũng một phần nào cho ta cái nhìn toàn cảnh về nền văn học Trung Quốc nói chung. Vậy để biết được đoạn trích này nói về điều gì, có gì đặc sắc và có ý nghĩa như thế nào thì giờ đây cô và các em cùng bước vào bài mới – “Hồi trống Cổ Thành”.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top