trungduc_qtkd05

New Member

Download miễn phí Bài giảng Thị trường chứng khoán - Đại học Thái Nguyên





MỤC LỤC
chương 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1
1.1 Khái niệm và chức năng của thị trường chứng khoán 1
1.1.1 Sự hình thành thị trường chứng khoán (TTCK) 1
1.1.2 Khái niệm thị trường chứng khoán 1
1.1.3 Đặc điểm của TTCK 2
1.1.4 Chức năng của TTCK 2
1.2 Cơ cấu, mục tiêu và các nguyên tắc hoạt động của TTCK 4
1.2.1 Phân loại thị trường chứng khoán 4
1.2.2 Mục tiêu của thị trường chứng khoán 4
1.2.3 Những nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 5
1.3 Chủ thể tham gia vào TTCK 7
1.3.1 Nhà phát hành 7
1.3.2 Nhà đầu tư 8
1.3.3. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán 9
chương 2 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 11
2.1. Những vấn đề chung về công ty chứng khoán 11
2.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán 11
2.1.2. Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán 11
2.1.3. Chức năng, vai trò của công ty chứng khoán 12
2.2. Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán 13
2.2.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán 13
2.2.2. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành 13
2.2.3. Nghiệp vụ tự doanh 14
2.2.4. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán 14
chương 3 CHỨNG KHOÁN 15
3.1 Khái niệm và đặc điểm của chứng khoán (CK) 15
3.1.1 Khái niệm chứng khoán 15
3.1.2 Đặc điểm của chứng khoán 15
3.2 Phân loại chứng khoán 16
3.2.1 Căn cứ vào chủ thể phát hành 16
3.2.2 Căn cứ vào tinh chất huy động vốn 16
3.2.3 Căn cứ vào lợi tức của chứng khoán 17
3.2.4 Căn cứ vào hình thức chứng khoán 17
3.2.5 Căn cứ theo thị trường nơi chứng khoán được giao dịch 17
3.3 Một số loại chứng khoán cơ bản 18
3.3.1 Cổ phiếu 18
3.3.2 Trái phiếu 23
3.3.3 Công cụ phái sinh (Chứng khoán phái sinh) 29
chương 4 PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN 31
4.1 Phân tích trái phiếu 31
4.1.1 Ước định giá trái phiếu 31
4.1.2 Các đại lượng đo lường mức sinh lời của trái phiếu 31
4.1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến giá thị trường của trái phiếu 33
4.2 Phân tích cổ phiếu 34
4.2.1 Phương pháp phân tích cổ phiếu 34
4.2.2 Ước định giá cổ phiếu 35
4.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu trên thị trường 36
4.3 Hệ thống chỉ số phân tích kinh doanh chứng khoán 37
4.3.1 Chỉ số giá 37
4.3.2 Thu nhập của một cổ phần (EPS) 40
4.3.3 Hệ số giá trên thu nhập (P/E) 40
4.3.4 Tỷ suất lợi tức cổ phần 40
4.3.5 Tổng giá trị thị trường, khối lượng và giá trị giao dịch 41
chương 5 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN SƠ CẤP 41
5.1 Khái niệm và vai trò của thị trường chứng khoán sơ cấp 41
5.1.1 Khái niệm 41
5.1.2 Vai trò của thị trường chứng khoán sơ cấp 42
5.2 Phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp 43
5.2.1 Mục đích phát hành chứng khoán 43
5.2.2 cách phát hành chứng khoán 43
5.2.3 Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng 44
5.2.4 Các phương pháp chào bán công khai chứng khoán mới 47
chương 6 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THỨ CẤP 50
6.1 Khái niệm, dặc điểm và cấu trúc của TTCK thứ cấp 50
6.1.1 Khái niệm thị trường chứng khoán thứ cấp (Secondary Market) 50
6.1.2 Đặc điểm của thị trường chứng khoán thứ cấp 50
6.1.3 Cấu trúc của thị trường chứng khoán thứ cấp 51
6.2 Sở giao dịch chứng khoán 51
6.2.1 Khái niệm và chức năng của sở giao dịch chứng khoán 51
6.2.2 Các nguyên tắc cơ bản về hoạt động kinh doanh của SGDCK 52
6.2.3 Niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán 53
6.2.4 Những ưu điểm và hạn chế khi doanh nghiệp niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán 55
6.3 Thị trường chứng khoán phi tập trung 56
6.3.1 Khái niệm thị trường chứng khoán phi tập trung 56
6.3.2 Đặc điểm của thị trường chứng khoán OTC 56
6.3.3 Giao dịch chứng khoán trên thị trường OTC 57
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

quyền biểu quyết.
- Thứ hai; Trong trường hợp công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, công ty có thể hoãn trả cổ tức sang kỳ sau mà không bị đe doạ phá sản.
- Thứ ba; Trong trường hợp công ty thu được nhiều lợi nhuận, cổ đông cũ không phải chia phần lợi nhuận cao đó cho các cổ đông ưu đãi.
Việc huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu ưu đãi cũng mang lại cho công ty cổ phần những điểm bất lợi như: Lợi tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn lợi tức trái phiếu, công ty có thể gặp khó khăn khi cổ đông ưu đãi hoàn lại đòi rút vốn….
3.3.2 Trái phiếu
3.3.2.1 Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu
* Khái niệm
Trái phiếu là chứng chỉ vay nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương hay của doanh nghiệp, thể hiện nghĩa vụ của người phát hành trái phiếu (người vay nợ) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu số tiền lãi trái phiếu vào những thời điểm nhất định và số tiền gốc khi trái phiếu đáo hạn.
Trái phiếu là loại chứng khoán trung và dài hạn, người mua trái phiếu là người cho vay và được gọi là trái chủ. Người phát hành trái phiếu với tư cách là người đi vay và được gọi là trái quyền.
* Đặc điểm của trái phiếu
Có nhiều loại trái phiếu khác nhau, nhưng các trái phiếu nói chung có đặc điểm chủ yếu sau:
+ Mệnh giá trái phiếu: Mệnh giá của trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu, là giá trị được ghi trên trái phiếu, nó xác định tổng số tiền vốn mà trái chủ được nhận tại thời điểm đáo hạn của trái phiếu. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số tiền lãi và số vốn gốc mà người phát hành trái phiếu phải trả cho người nắm giữ trái phiếu khi trái phiếu đáo hạn.
+ Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu: Là lãi suất được ghi trên trái phiếu. Lãi suất danh nghĩa được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) so với mệnh giá của trái phiếu là căn cứ để xác định lợi tức của trái phiếu.
+ Lãi suất thực của trái phiếu được xem xét trong mối quan hệ với giá trị thời gian của tiền.
+ Lãi suất hiện hành là tỷ lệ giữa tiền lãi được trả hàng năm với thị giá của trái phiếu.
+ Thời hạn của trái phiếu: Là khoảng thời gian từ ngày phát hành trái phiếu đến ngày người phát hành hoàn trả số tiền gốc. Ngày mà khoản tiền gốc của trái phiếu được thanh toán được gọi là ngày đáo hạn của trái phiếu.
+ Kỳ trả lãi của trái phiếu: Là khoảng thời gian mà người phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu. Lãi suất trái phiếu được xác định theo năm nhưng tiền lãi trái phiếu thường được thanh toán 6 tháng một lần.
+ Giá phát hành trái phiếu: Là giá bán của trái phiếu vào thời điểm phát hành. Tuỳ theo tình hình của thị trường và của chủ thể phát hành để xác định giá phát hành một cách thích hợp. Giá phát hành có thể thấp hơn, bằng hay cao hơn mệnh giá.
+ Khế ước: là bản giao kèo mang tính pháp lý giữa công ty phát hành trái phiếu và người được uỷ quyền về trái phiếu, thay mặt cho quyền lợi của trái chủ. Nó cung cấp những điều khoản về hợp đồng vay, bao gồm đặc điểm của trái phiếu, quyền của trái chủ, quyền của công ty phát hành và trách nhiệm của người được uỷ quyền. Tài liệu pháp lý này có thể gồm từ 100 trang trở lên, phần lớn để xác định những điều khoản bảo vệ trái chủ. Các điều khoản chung bao gồm: Cấm bán những khoản phải thu; hạn chế chi trả cổ phiếu phổ thông; hạn chế việc mua bán tài sản cố định; hạn chế vay thêm.
3.3.2.2 Các loại trái phiếu
* Phân loại trái phiếu theo chủ thể phát hành
Căn cứ vào chủ thể phát hành, trái phiếu có thể chia thành các loại sau:
- Trái phiếu Chính phủ: Chính phủ phát hành loại chứng khoán này với quy mô toàn quốc để thực hiện các chính sách tài chính quốc gia. Các loại chứng khoán này gồm: Công trái, trái phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ. Loại chứng khoán này được bảo đảm bằng uy tín của Chính phủ nên mức độ rủi ro là thấp nhất, do đó lãi suất cũng thường thấp hơn chứng khoán công ty.
- Trái phiếu do Chính quyền địa phương phát hành: Nhằm mục đích tài trợ cho các công trình của địa phương
- Trái phiếu doanh nghiệp (còn gọi là trái phiếu công ty): Là chứng thư xác nhận một khoản vay nợ của doanh nghiệp sẽ trả lãi vay và hoàn vốn theo qui định trên trái phiếu đó.
* Phân loại trái phiếu theo lợi tức trái phiếu
Dựa vào lợi tức trái phiếu có thể chia trái phiếu thành các loại sau:
- Trái phiếu có lãi suất ổn định (level coupon bond): là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo tỷ lệ % cố định tính theo mệnh giá. Lãi trái phiếu được trả theo định kỳ thường là nửa năm hay một năm.
- Trái phiếu chiết khấu (Zero coupon bond): Loại trái phiếu này không trả lãi hàng năm nhưng được bán với giá thấp hơn mệnh giá. Khi đáo hạn được nhận lại vốn gốc bằng mệnh giá của trái phiếu.
- Trái phiếu lãi suất thả nổi (Floating rate bond): Là loại trái phiếu mà lãi suất của trái phiếu biến động với sự thay đổi của lãi suất chung trên thị trường. Thường lãi suất trái phiếu được ấn định từ 6 tháng một, sau đó lại được điều chỉnh vào 6 tháng kế tiếp, căn cứ vào tỷ suất lãi trên thị trường.
* Phân loại trái phiếu theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành
Dựa vào mức độ đảm bảo thanh toán, trái phiếu có thể được chia thành những loại sau:
- Trái phiếu bảo đảm: là loại trái phiếu ma người phát hành dùng tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Trong trường hợp người phát hành mất khả năng thanh toán tiền lãi hay trả tiền gốc thì trái chủ cố quyền tịch thu và phát mại tài sản đó để thu hồi tiền.
- Trái phiếu không có đảm bảo: là loại trái phiếu phát hành không có tài sản dảm bảo mà chỉ được đảm bảo bằng uy tín của người phát hành. Các công ty nổi tiếng và có uy tín lâu đời thường không cần phát hành trái phiếu có thế chấp vì chính thế lực của họ trên thương trường đã là một đảm bảo cho trái phiếu của họ phát hành.
* Phân loại trái phiếu dựa vào hình thức trái phiếu
Dựa vào hình thức trái phiếu được phát hành có thể phân biệt trái phiếu vô danh và trái phiếu ghi danh.
- Trái phiếu vô danh: là loại trái phiếu không ghi tên của người mua trên trái phiếu và trong sổ sách của người phát hành. Người nắm giữ trái phiếu là người được hưởng quyền lợi.
- Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên người mua trên trái phiếu và trong sổ sách của người phát hành.
3.3.2.3 Những ưu điểm và hạn chế khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn
a. ưu điểm
Trong nền kinh tế thị trường, trái phiếu là công cụ rất quan trọng giúp các doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, xét từ góc độ doanh nghiệp, việc phát hành trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn có những ưu điểm sau:
Một là; Lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định. Do đó, nếu doanh nghiệp có triển vọng tốt trong kinh doanh, thu được nhiều lợi nhuận thì việc phát hành trái phiếu để huy động vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mức doanh lợi vốn chủ sở hữu c...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top