daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT KINH TẾ
Nội dung
Mục tiêu
 Hiểu được khái niệm, nội dung của
quyền tự do kinh doanh
 Nắm được những nội dung chính của
pháp luật kinh tế
 Biết được nguồn của pháp luật kinh tế
Thời lượng
 3 tiết
 Pháp luật kinh tế trong nền kinh tế
thị trường
 Khái niệm kinh doanh và quyền tự do
kinh doanh
 Nội dung chính của pháp luật kinh tế
 Nguồn của pháp luật kinh tế
 Văn bản quy phạm pháp luật
 Tập quán thương mại
 Nguồn lưu trữ và tìm kiếm văn bản quy
phạm pháp luật
g quan về pháp
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI
Tình huống
Bắc, Trung và Nam muốn cùng nhau thành lập công ty
trách nhiệm hữu hạn có tên là BTN. Liên quan đến việc
thành lập công ty, họ đã cùng nhau bàn bạc, thảo luận về
nhiều vấn đề như ngành nghề kinh doanh, trụ sở công ty
và khả năng huy động vốn. Khi xem xét các vấn đề pháp
lý cho sự ra đời của công ty, cả ba thành viên đều cho rằng
công ty phải có giấy phép kinh doanh thì mới được hoạt
động và giấy phép kinh doanh đó sẽ do Sở Kế hoạch và Đầu
tư của tỉnh nơi công ty dự định đặt trụ sở chính cấp.
Câu hỏi gợi mở
Theo anh (chị), suy nghĩ về giấy phép kinh doanh của Bắc, Trung và Nam như vậy có đúng
không? Tại sao?
1.1. Pháp luật trong nền kinh tế thị trường
1.1.1. Khái niệm kinh doanh và quyền tự do kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm kinh doanh
Dưới góc độ kinh tế, kinh doanh là một phạm trù gắn liền với sản xuất hàng hóa, là
tổng thể các hình thức, phương pháp và biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động kinh tế.
Kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất,
phân phối, trao đổi tiêu dùng của cải vật chất xã hội nhằm thu về một giá trị lớn hơn
giá trị đã bỏ ra ban đầu.
Theo quy định tại Điều 4 Luật doanh nghiệp thì
kinh doanh là việc các chủ thể thực hiện một cách
thường xuyên, liên tục, một số hay toàn bộ các
công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm trên thị trường nhằm mục đích tìm
kiếm lợi nhuận. Với khái niệm trên, kinh doanh đã
được hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn bao gồm tất
cả các hoạt động như: Đầu tư, sản xuất, trao đổi,
dịch vụ nếu các hoạt động này nhằm mục đích sinh lợi. Kinh doanh không nhất thiết
phải bao gồm tất cả các công đoạn để đạt đến kết quả cuối cùng mà chỉ cần một trong
các hoạt động nói trên là đủ, miễn sao hoạt động đó có mục đích sinh lợi.
Như vậy, khái niệm kinh doanh có nội dung rất rộng và ở mức độ khái quát có thể đưa
ra những dấu hiệu đặc trưng sau:
 Kinh doanh là hoạt động mang tính nghề nghiệp. Điều đó có nghĩa là trong xã hội
đã có những người, nhóm người, tổ chức mà nghề nghiệp chính của họ là kinh
doanh, họ sống bằng nghề kinh doanh. Kinh doanh mang tính thường xuyên, liên
tục, ổn định và lâu dài.
 Kinh doanh là hành vi diễn ra trên thị trường. Cụ thể, hoạt động kinh doanh phản
ánh mối quan hệ giữa các nhà kinh doanh với nhau, với xã hội nói chung thông
qua các quan hệ mua bán, trao đổi, … Những quan hệ này tự nó phản ánh quan hệ
hàng hóa – tiền tệ.
 Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận. Đây là dấu hiệu rất quan trọng để phân biệt
hành vi kinh doanh với các hoạt động khác. Khi xác định mục đích sinh lời trong
hành vi kinh doanh cần hiểu ý định thu lợi nhuận của hành vi mới là tiêu chí quyết
định, còn việc có đạt được lợi nhuận hay không cũng như việc sử dụng lợi nhuận
đạt được cho mục đích gì không phải là dấu hiệu quyết định.
1.1.1.2. Khái niệm quyền tự do kinh doanh
Quyền tự do kinh doanh tồn tại như một nhu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế, xã
hội. Quyền tự do kinh doanh là một phần hợp thành và đóng vai trò quan trọng trong
hệ thống các quyền tự do của con người. Giá trị to lớn của quyền tự do kinh doanh thể
hiện ở chỗ nó là tự do trong hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh tế luôn giữ vị trí trung
tâm trong đời sống xã hội, quyết định các hoạt động khác.
Chúng ta phải khẳng định rằng: Quyền tự do kinh doanh là một phạm trù pháp lý.
Dưới góc độ này, quyền tự do kinh doanh được xem xét trên hai khía cạnh cơ bản sau:
 Dưới góc độ quyền chủ thể: Quyền tự do kinh
doanh được hiểu là khả năng hành động một
cách có ý thức của các chủ thể trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Theo
nghĩa này, quyền tự do kinh doanh bao hàm khả
năng mà thể nhân hay pháp nhân có thể xử sự
như: Tự do đầu tư vốn để thành lập doanh
nghiệp, tự do lựa chọn mô hình tổ chức kinh
doanh, tự do lựa chọn đối tác để thiết lập quan
hệ kinh doanh, tự do cạnh tranh, tự do định đoạt
việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, ….
Những khả năng xử sự này là thuộc tính tự nhiên của các chủ thể chứ không phải
do nhà nước ban tặng. Song những khả năng xử sự đó muốn trở thành hiện thực
thì phải được nhà nước thể chế hoá bằng pháp luật và khi đó nó mới trở thành
“Thực quyền”.
 Dưới góc độ là một chế định pháp luật: Quyền tự do kinh doanh là một chế định
pháp luật bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật và những bảo đảm pháp lý do
nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện quyền tự do kinh
doanh của mình.
Tóm lại, với cách tiếp cận trên, quyền tự do kinh doanh – một mặt bao gồm những
quyền mà các chủ thể kinh doanh được hưởng – mặt khác là trách nhiệm của nhà nước
khi thực hiện chức năng quản lý của mình phải tôn trọng, bảo vệ những quyền năng đó.
Nội dung của quyền tự do kinh doanh: Xác định đúng đắn, đầy đủ nội dung của
quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này giúp cho các nhà kinh
doanh nắm được những quyền mà họ được hưởng và cách thức thực hiện những
quyền đó như thế nào? Hiểu theo một cách chung nhất, quyền tự do kinh doanh là hệ
thống các quyền gắn với chủ thể kinh doanh, đó là:
 Quyền được bảo đảm sở hữu đối với tài sản:
Sở hữu là hình thức xã hội của việc chiếm hữu.
Nó phản ánh mối quan hệ giữa con người với
con người về việc chiếm hữu những của cải vật
chất trong xã hội mà đầu tiên là tư liệu sản xuất.
Các hình thức sở hữu được pháp luật ghi nhận
trở thành chế độ sở hữu – vấn đề quan trọng
nhất của một chế độ kinh tế xã hội. Đối với
quyền tự do kinh doanh thì quyền sở hữu tài sản
giữ vị trí vai trò quan trọng nhất, nó được coi là
nền tảng, tiền đề cho việc hình thành và thực
hiện quyền tự do kinh doanh. Chỉ khi được sở hữu tài sản người ta mới có thể dùng
tài sản đó đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Không ai có thể thành lập
doanh nghiệp nếu không có trong tay những tư liệu sản xuất, số vốn nhất định. Và
cũng không ai có thể mua bán, trao đổi hàng hoá nếu không xác định được sở hữu
của người bán đối với hàng hoá là đối tượng của hợp đồng.
 Quyền tự do thành lập doanh nghiệp. Đây là nội dung cơ bản, quan trọng trong hệ
thống các quyền tự do kinh doanh. Quyền tự do thành lập doanh nghiệp là cơ sở để
thể nhân, pháp nhân được nhà nước công nhận là chủ thể kinh doanh hợp pháp, là
tiền đề để họ tiến hành các hoạt động kinh doanh khác. Với quyền tự do thành lập
doanh nghiệp, các nhà đầu tư có khả năng quyết định lựa chọn mô hình, lĩnh vực,
ngành nghề, địa điểm kinh doanh thích hợp để tiến hành hoạt động kinh doanh đạt
hiệu quả cao.
 Quyền tự do hợp đồng. Hợp đồng là hình thức pháp lý chủ yếu của các quan hệ
kinh doanh. Mọi hành vi kinh doanh như: Góp vốn thành lập doanh nghiệp, sử
dụng lao động, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng, liên doanh, liên kết, vay vốn,
trao đổi hàng hoá, thực hiện dịch vụ, … đều thông qua hợp đồng. Do vậy, quyền tự
do hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nhà kinh doanh. Về mặt lý
luận, quyền tự do hợp đồng bao gồm: Tự do giao kết hợp đồng, tự do lựa chọn đối
tác, tự do thoả thuận những nội dung của hợp đồng, tự do thoả thuận để thay đổi
đình chỉ hay huỷ bỏ hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng.
 Quyền tự do cạnh tranh lành mạnh. Cạnh tranh là
một trong những quy luật của nền kinh tế thị
trường. Nó có vai trò quan trọng, không những với
tư cách là động lực của sự phát triển, mà còn với tư
cách là yếu tố then chốt làm lành mạnh các quan hệ
kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, nếu lợi
nhuận thúc đẩy các nhà kinh doanh thì cạnh tranh
buộc họ phải điều hành hoạt động kinh doanh, họ
phải sử dụng các nguồn lực có hiệu quả nhất nhằm
duy trì sự tồn tại và phát triển sự nghiệp kinh doanh
của mình. Với ý nghĩa đó, cạnh tranh là thuộc tính
tự nhiên của các nhà kinh doanh. Nó cần được pháp
luật bảo hộ với tư cách là quyền của các nhà kinh
doanh và trở thành nội dung không thể thiếu của
quyền tự do kinh doanh.
 Quyền tự định đoạt trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp. Hoạt động kinh doanh
luôn luôn tiềm ẩn phát sinh các tranh chấp. Việc nhanh chóng loại bỏ chúng bằng
những hình thức phù hợp, bảo đảm quyền lợi của các bên tranh chấp, sự an toàn
của môi trường kinh doanh là một quyền tự nhiên, chính đáng của các chủ thể kinh
doanh. Vì vậy quyền tự do lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh
doanh là một bộ phận trong tổng thể quyền tự do kinh doanh. Quyền này thể hiện
ở chỗ: Khi có tranh chấp xảy ra, các bên có quyền quyết định đưa vụ tranh chấp đó
ra cơ quan có thẩm quyền để giải quyết hay không cũng như lựa chọn cơ quan nào
và giải quyết theo thủ tục nào.
Các quyền tự do nói trên có mối quan hệ hữu cơ tạo thành thể thống nhất của nội dung
quyền tự do kinh doanh. Quá trình phát triển của nền kinh tế chắc chắn sẽ làm phong
phú thêm nội dung của quyền tự do kinh doanh.
1.1.2. Nội dung chính của pháp luật kinh tế
Khi nghiên cứu về pháp luật kinh tế, nhiều học giả cho rằng đó là một khái niệm rộng,
rất khó định lượng chính xác về mặt nội dung. Song nhìn chung, pháp luật kinh tế có
thể được tiếp cận theo hai góc độ:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top