Lewis

New Member

Download miễn phí Bài giảng Địa hóa dầu





Các ghi nhận hoá thạch không tương xứng với lượng sản xuất của bacteria
qua thời gian địa chất. Vì cỡ hiển vi (hay á hiển vi), và thiếu phần cứng, chúng
ít khi hoá đá. Tuy nhiên các ví dụ về bacteria hoá đá đã được ghi nhận từ tất cả
các thời kỳ địa chất bao gồm cà Tiền Cambri. Bacteria hoá đá thường cộng sinh
với VCHC như các mô thực vật, và các tàn dư động và côn trùng. Hầu hết
bacteria hoá thạch gần tương tự với các dạng ngày nay ở các môi trường tương tự.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Bài giảng địa hóa dầu
1
Chương I MỞ ĐẦU
I./ Khái quát về nội dung nhiệm vụ của địa hoá dầu khí
Địa hoá dầu khí là một khoa học ứng dụng, xuất phát từ một lĩnh vực rộng hơn, đó
là địa hoá hữu cơ. Ngành khoa học này trưởng thành nhanh trong khoảng 30 năm
trở lại nay.
Địa hoá dầu khí có thể coi như một ứng dụng của các định luật hoá học và vấn đề
nguồn gốc, di chuyển, tích tụ và biến đổi của dầu khí, và sử dụng các hiểu biết này
trong thăm dò và thu hồi dầu, khí và các bitum liên quan.
Các nhà tìm kiếm đã tiêu phí hầu hết thời gian của mình để xác định các đá chứa và
hình dạng bẫy, nhưng ngày nay người ta đã ý thức được tầm quan trọng của sự có
mặt và nhận biết được đá mẹ. Định luật cơ bản để tìm kiếm dầu là khoan các cấu
tạo lồi, và sự thật là 95% dầu có thể khai thác của thế giới được tìm thấy trong các
bẫy cấu tạo. Mặt khác, hầu hết các cấu tạo lồi lại khô khi khoan, mặc dù có đá chứa
và chắn tốt. Trong những năm 1950 và 1960 các bẫy rỗng như vậy được giải thích
là do sự xuyên qua đá mái, trên toàn bộ thời gian địa chất và sự rửa lũa bởi sự dịch
chuyển của nước, ủng hộ quan điểm này là các nhận định sau:
1. Không có đá phiến đen là đá mẹ
2. Dầu có thể đi mất từ dưới sâu không để lại dấu vết
3. Dầu có thể được sinh ra ở rất nông
4. Dầu có thể di chuyển hầu như không giới hạn về khoảng cách trong các bồn
trầm tích.
Những nhận xét này đã bị phá sản, và ngày nay người ta biết rằng một bồn trầm
tích phải có “khả năng sinh” trước khi HC có thể tìm thấy trong đó. Đá mẹ phải
có mặt: phải có “là HC” trước khi bồn có thể coi là sinh.
Bài giảng địa hóa dầu
2
II. Chu trình cacbon hữu cơ:
1. Quang hợp – cơ sở sản sinh VCHC
Quang hợp – một hiện tượng toàn cầu, là một sự kiện lịch sử cho sự hình
thành các đá mẹ tiềm năng. Quá trình quang hợp chuyển năng lượng ánh sáng
thành năng lượng hoá học. Về cơ bản đó là sự chuyển H từ nước tới CO2 để tạo
ra VCHC dưới dạng glucose và oxy. Oxy được giải phóng khỏi phân tử nước
chứ không phải từ CO2.
Từ glucose các sinh vật tự dưỡng (autotrophic) có thể tổng hợp các
polysaccarid, như cellulose và tinh bột và tất cả các thành phần cần thiết khác.
Phương trình đơn giản của phản ứng quang hợp.
6 CO2 + 12 H 2O → C6H12O6 + 6O2 + 12H 2O
(Glucose)
Polysaccarid
Đó là quá trình cơ bản tạo ra VCHC trên TĐ. Các sinh vật tự dưỡng nguyên
thủy, như vi khuẩn quang hợp và tảo lam – lục, là các sinh vật đầu tiên tạo ra các
sản phẩm này. Cấu trúc có tác động hấp thu ánh sáng tạo phản ứng là diệp lục
tố. Trong các sinh vật nguyên thủy chúng là các tế bào tương đối tự do của sinh
vật. Ở các thực vật cao hơn, nó tập trung trong các chloroplasts của lá cây xanh.
Các chloroplasts là các nhà máy quang hợp.
Dạng sinh vật già nhất ghi nhận được khoảng 3,1 tới 3,3 tỉ năm, chúng là các
vi khuẩn và các thể giống tảo từ Swaziland Group ở Nam Phi (Schopt et., 1965).
Bài giảng địa hóa dầu
3
Tuy nhiên, có thể là đời sống trên TĐ ít ra cũng bằng với các đá cổ nhất đã biết
3.7 tỉ năm.
Người ta cho rằng khoảng 2 tỉ năm trước nay, sản phẩm quang hợp của
VCHC chắc là đã phổ biến trên thế giới, và thời gian này được dùng như điểm
mốc số 0.
Không có nước, không có đời sống. Do đó đời sống phong phú, ngay cả ở
mức sơ khai nhất không thể nào có ở trên mặt đất trước 4 tỉ năm trước, khi nước
trở thành thông thường trên mặt đất. Vào thời gian ban đầu này, không khí là
khử, tức là không oxy. Nó gồm H 2, CH 4, NH 3, N2 và H2O. Tuy vậy giả thuyết
methan – ammonia được nghi vấn đặc biệt Calvin (1919) đưa ra sự tiến hoá vô
sinh mà nó đã khởi đầu từ hơn 4 tỉ năm trước. Khi các sinh vật sơ khai lần đầu
xuất hiện khoảng 3 tỉ năm trước, chúng có thể sử dụng các phân tử hữu cơ được
tạo ra từ vô sinh như là nguồn năng lượng để duy trì trao đổi chất. Do đó các
sinh vật đầu tiên được giả thiết là heterotrophic. Tuy nhiên, quần thể trưởng
thành của các heterotrophs chắc là không thể được duy trì mãi theo cách này.
Theo thời gian các sinh vật đã vét cạn nguồn VCHC vô sinh, quang hợp để phát
triển như nguồn thứ hai.
Theo cách đó, các sinh vật heterotrophic có thể dùng ánh sáng mặt trời như
một nguồn năng lượng bên ngoài, có thể trở thành độc lập, và với sự tiến hoá xa
hơn có thể thoát khỏi thiếu hụt thực phẩm. Một số vi khuẩn mầu hồng sống hiện
nay thể hiện đặc tính này. Chúng có thể hoạt động như heterotrophs và xài các
thành phần hữu cơ, và chúng có thể chứa các lục diệp tố để tạo ra quang hợp.
Các dạng quang hợp cổ nhất không tạo ra oxygen. Các vi khuẩn quang hợp là
yếm khí. Thay cho việc dùng H2O như nguồn He, chúng có thể dùng H2S và tạo
ra lưu huỳnh hơn oxygen. Một số tảo lục – lam được tiến hoá từ vi khuẩn quang
hợp chắc là các sinh vật tạo oxygen đầu tiên. Mặc dù có một số sắc thể quang
hợp, nhưng không loại nào thay thế được hoàn toàn chlorophyll trong sinh vật
quang hợp. Các phân tử chlorophyll hấp phụ năng lượng ánh sáng, nâng các
electron tới mức năng lượng cao hơn. Sự tăng năng lượng này đã được chuyển
thành các phân tử khác.
Bài giảng địa hóa dầu
4
Oxygen giống như là chất độc đối với sinh vật vào lúc đó. Tuy nhiên, môi
trường bảo đảm rằng sắt hoá trị 2 là phong phú trong dung dịch nước. Sắt này có
thể hoạt động như một vật nhấn chìm đối với oxy được tạo ra như kết quả quang
hợp. Có lẻ là đá sắt phân dải nổi tiếng của Tiền Cambri đã được tạo nên bởi sự
xen kẽ giữa quang hợp và oxy hoá sắt để tạo hóa trị 3, với sự kết tủa các oxyt
không tan (Cloud, 1968).
Các sinh vật autotrophic, quang hợp là siêu việt so với heterotrophs và kết
quả là ngự trị các vùng sinh vật. Khoảng 2 tỉ năm trước, quang hợp nổi lên như
một hiện tượng toàn cầu, kèm theo sự hình thành đối với tháp thực phẩm và sự
tiến hoá của các dạng sống cao hơn đã được đặt ra. Chứng cứ là sau sự kiện này
khí quayển bắt đầu oxy hoá dần, tức là có mặt của oxy tự do.
2./ Quỹ cacbon hữu cơ trong loch sử TĐ
Để cân bằng khối lượng cacbon được dùng trong quang hợp trong suốt lịch
sử của TĐ, cần thêm vào tất cả cacbon hữu cơ có mặt trên TĐ dưới các khu chứa
khác nhau, như nước Đại Dương và trầm tích. Số lượng tổng cộng cacbon hữu
cơ và graphit mà trước kia là cacbon hữu cơ trầm tích, là khoảng 6,4x1015 tấn
(Welti, 1970). Đánh giá mới hơn của Hunt cao hơn lần. Tuy vậy Hunt đưa vào
tính toán của mình cacbon “hữu cơ” trong đá basalt và các đá núi lửa khác, cũng
như cả các đá graphit và biến chất. Nguồn sinh vật của nhiều các bon “hữu cơ”
này còn đang là dấu hỏi.
Hầu hết cacbon trên TĐ được tập trung trong đá trầm tích của vỏ TĐ. Một
phần của nó được cố định như cacbon hữu cơ, phần lớn là cacbon carbonat. Nó
được đánh giá là 18% tổng cacbon trong đá trầm tích là cacbon hữu cơ và 82%
là carbonat.
Có quan hệ giữa cacbon hữu cơ và carbonat, CO2 khí quyển và thủy quyển có
quan hệ hằng s
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top