daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Bài tập học kì môn ASEAN
LỜI MỞ ĐẦU
Trong hợp tác kinh tế, tranh chấp kinh tế - thương mại là khó tránh khỏi. Do đó ASEAN đã xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp của khu vực nhắm giải quyết thỏa đáng, nhanh chóng các tranh chấp thương mại giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Khi so sánh cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của ASEAN theo nghị định thư Viên chăn 2004 với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO (DSU) có nhiều điểm giống và khác nhau, để làm rõ vấn đề này em xin chọn đề tài số 6 làm đề tài cho bài tập lớn của mình.
NỘI DUNG
I. Giới thiệu chung
Nghị định thư ASEAN về Tăng cường Cơ chế Giải quyết Tranh chấp (EDSM thường gọi là Nghị định thư Viên Chăn, gồm 21 Điều và 2 Phụ lục, quy định về quy trình và thủ tục giải quyết tranh chấp trong Hiệp định khung về Tăng cường Hợp tác Kinh tế ASEAN và các Hiệp định kinh tế của ASEAN được liệt kê cụ thể trong ADSM, trừ khi các Hiệp định này có quy định khác.
DSU là bản ghi nhớ về các qui tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp của WTO. DSU được hình thành sau vòng đàm phán Uruguay và bắt đầu vận hành từ ngày 01/01/1995. DSU bao gồm 27 điều và 4 phụ lục và chỉ điều chỉnh những tranh chấp phát sinh trong khuôn khổ các hiệp định về thương mại được DSU liệt kê.
II. So sánh cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại theo EDSM với cơ chế giải quyết tranh chấp theo DSU
1. Về cơ sở pháp lí
WTO đã thiết lập một cơ chế pháp lý đầy đủ, chi tiết trong một văn bản thống nhất để giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên WTO (bao gồm các quốc gia có chủ quyền và những vùng lãnh thổ có chế độ hải quan riêng biệt): Phụ lục 2 Hiệp định Marrakesh thành lập WTO; Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU) và các phụ lục kèm theo. Trong khi đó cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN lại được ghi nhận trong Nghị định thư về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp ngày 29/01/2004.
So với WTO cơ cế giải quyết tranh chấp trong ASEAN chưa được đầy đủ, chi tiết bằng. Điều này xuất phát từ việc WTO là một tổ chức thương mại quốc tế toàn cầu với số lượng thành viên lớn và có nội dung hợp tác chỉ trong lĩnh vực thương mại, ASEAN là một tổ chức quốc tế khu vực với nội dung hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội. Chính vì vậy trong WTO về việc giải quyết tranh chấp thương mại đòi hỏi có cơ chế đầy đủ, chi tiết, chuyên nghiệp cao.
2. Phạm vi áp dụng và đối tượng tham gia giải quyết tranh chấp
Về phạm vi áp dụng thì cả hai cơ chế đều được áp dụng để giải quyết tranh chấp về kinh tế - thương mại phát sinh giữa các thành viên của các tổ chức này. Đồng thời cả EDSM và DSU đều cho phép các bên tranh chấp tìm kiếm những giải pháp hòa bình khác, trong một cơ chế khác trước khi cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức ra quyết định giải quyết tranh chấp theo quy trình.
Về đối tượng tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp: Trong WTO các đối tượng tham giá có thể là các quốc gia thành viên, các vùng lãnh thổ có chế độ hải quan riêng biệt, và các đối tượng phi chính phủ. Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN thì chỉ các quốc gia được tham gia vào giải quyết tranh chấp, các doanh nghiệp trong nước không thể tự mình khởi động thủ tục giải quyết tranh chấp nếu bị xâm phạm về quyền và lợi ích.
3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
Về cơ bản cả hai cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN và WTO đều được xây dựng dựa trên bốn nguyên tắc: công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp.
4. Căn cứ khiếu kiện
Nhìn chung, cả EDSM và DSU đều quy định có ba căn cứ để khởi động quy trình giải quyết tranh chấp: Thứ nhất, căn cứ có hành vi vi phạm: khi một bên kí kết các hiệp định liên quan không hoàn thành nghĩa vụ đã cam kết; Thứ hai, khi một bên áp dụng một biện pháp nào đó dù không phải phải hành vi vi phạm nhưng vẫn gây thiệt hại một cách trực tiếp hay gián tiếp đến lợi ích của bên kia hay gây trở ngại đến việc thực hiện mục tiêu của các hiệp định liên quan và gây thiệt hại cho các bên còn lại; Thứ ba, căn cứ khiếu kiện tình huống: có sự tồn tại của bất kì tình huống nào khác mà gây thiệt hại.
Tuy nhiên, trong DSU quy định về các căn cứ khiếu kiện được quy định cụ thể trong một điều luật đó là Điều 26 DSU và có dẫn chiếu đến các quy định của các Hiệp định liên quan. Đối với EDSM thì không được quy định tại một Điều luật riêng mà dựa trên quy định tại Khoản 2 Điều 3 EDSM về căn cứ để các bên tiến hành gửi ý kiến tham vấn thì có thể hiểu căn cứ để khởi động quy trình giải quyết tranh chấp theo EDSM chính là căn cứ để các bên tiến hành tham vấn theo EDSM. Với những căn cứ khiếu kiện nêu trên EDSM và DSU đã đảm bảo cho các bên có thể bảo vệ quyền lợi của mình khi có thiệt hại thực tế xảy ra do hành vi của một bên khác dù hành vi đó có là hành vi vi phạm hay không.
5. Cơ quan giải quyết tranh chấp, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp
Về cơ quan giải quyết tranh chấp. Các cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế- thương mại của ASEAN theo EDSM bao gồm: Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp SEOM, Hội nghị bộ trưởng kinh tế AEM và Ban thư kí ASEAN, Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm. Trong WTO các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bao gồm: DSB – Thực chất là Đại hội đồng WTO, bao gồm thay mặt của tất cả các thành viên; Ban hội thẩm (Panel) và Cơ quan phúc thẩm SAB. Trong đó, SEOM có thẩm quyền tương tự như DSB, đều có thẩm quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm, giám sát việc thực hiện các phán quyết đã được thông qua; Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm trong ASEAN và WTO đều là cơ quan chuyên môn,có nhiệm vụ nghiên cứu vụ tranh chấp để đưa ra báo cáo kết luận cho cơ quan có thẩm quyền xem xét thông qua, ngoài ra, trong ASEAN và WTO thì các cơ quan này đều không phải là cơ quan chuyên trách mà chỉ được thành lập theo cơ chế vụ việc. Đối với ASEAN còn có AEM, trong giải quyết tranh chấp của ASEAN AEM cũng không phải là cơ quan chuyên trách mà AEM kiêm nhiệm chức năng của SEOM với tư cách là cơ quan chỉ đạo các hoạt động hợp tác kinh tế trong khuôn khổ ASEAN.
Về trình tự giải quyết tranh chấp trong WTO và trong ASEAN đều trải qua các giai đoạn cơ bản tham vấn, trung gian – hòa giải, hội thẩm, phúc thẩm, thi hành phán quyết/ khuyến nghị, bồi thường và trả đũa. Tuy nhiên, trong ASEAN một số thời hạn ngắn hơn nhiều so với WTO do đó, thời gian giải quyết tranh chấp trong ASEAN sẽ nhanh chóng hơn sơn với trong WTO. Cả hai đều ghi nhận việc giải quyết tranh chấp thông qua hai cấp và nguyên tắc đồng thuận phủ quyết trong việc thành lập Ban hội thẩm cũng như thông qua quyết định của Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm. Bên cạnh đó, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN còn có sự tương đồng về thủ tục làm việc của Ban hội thẩm; phạm vi xem xét của cơ quan phúc thẩm và những cơ chế nhằm đảm bảo hình thành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp.
KẾT LUẬN
Có thể thấy rõ rằng, bên cạnh một vài nét khác biệt được thay đổi để phù hợp với ASEAN thì cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN rất giống với cơ chế giải quyết tranh chấp theo Bản thoả thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO (DSU). Như vậy, ASEAN có xu hướng tạo thành một mô hình cơ chế giải quyết tranh chấp thu nhỏ của WTO trong khu vực. Mặc dù thiếu đi sự độc đáo và riêng biệt nhưng Nghị định thư năm 2004 vẫn tạo ra và hoàn thành về mặt pháp lý một cơ chế giải quyết tranh chấp theo hướng chuyển đổi sang cơ chế xét xử mang tính pháp lý hoàn toàn.
Danh mục tài liệu tham khảo

Nghị định thư ASEAN về Tăng cường Cơ chế Giải quyết Tranh chấp (Nghị định thư Viên Chăn) 2004;
Thỏa thuận nghi nhận về các qui tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp trong WTO –DSU;
Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội 2016;
Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội 2016;
trungtamwto.vn;


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top