kesitinh

New Member

Download miễn phí Đề tài Chủ thể hợp đồng kinh tế trong quá trình phát triển của chế độ hợp đồng kinh tế ở Việt Nam





MỤC LỤC

I. Quá trình phát triển của chế độ hợp đồng kinh tế ở việt nam

1. Thời kỳ đầu xã hội chủ nghĩa ở miền bắc:

2. Sau đại hội lần VI Đảng cộng sản Việt N am (11/1986)

II. Chủ thể hợp đồng kinh tế trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung

1. Đặc điểm, bản chất của hợp đồng kinh tế trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung

1.1. Bản chất, đặc điểm của hợp đồng kinh tế trong giai đoạn 1954-1975:

1.2. Bản chất - đặc điển của hợp đồng kinh tế trong giai đoạn 1975-1986:

2. Chủ thể của hợp đồng kinh tế

III. Chủ thể hợp đồng kinh tế chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế theo pháp lệnh về hợp đồng kinh tế 25/09/19899

1. Bản chất, đặc điểm của chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường:

2. Chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế

IV. Luật doanh nghiệp (2/06/1999) và những vấn đề đặt ra trong vấn đề chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế.

1. Chủ thể ký kết hợp đồng kinh tế trong luật doanh nghiệp (12/06/1999).

2. Một số kiến nghị:

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


, mọi ngành và mọi người tham gia vào việc thực hiện công tác này.
Ngoài đặc điểm cơ bản trên, hợp đồng kinh tế trong cơ chế tập trung bao cấp còn có một số đặc điểm khác. Sự bình đẳng giữa các chủ thể là đặc điểm chung của mọi loại hợp đồng, nhưng trong điều kiện của xã hội chủ nghĩa nó mang một nội dung mới, sự bình đẳng này có tinh thần là bình đẳng giữa những người tuy có nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhưng chung một mục đích cuối cùng phải bình đẳng trong sự hợp tác, tương trợ lẫn nhau. Các chủ thể của quan hệ hợp đồng kinh tế xã hội chủ nghĩa chỉ có thể là tổ chức chứ không thể là một cá nhân với ý nghĩa là một cá thể, điều đó xuất phát từ cơ sở là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, những người sản xuất, những người tham gia vào lưu thông, phân phối là những người chủ tư liệu sản xuất hay được giao quyền quản lý tài sản phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân. Các tổ chức xã hội chủ có thể có sự khác nhau về trình độ, hình thức sở hữu)quốc doanh, hợp tác xã, công ty hợp doanh…) có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh khác nhau và lợi ích riêng của họ cũng không giống nhau. Nhưng các tổ chức đó gặp nhau và xác lập quan hệ hợp đồng kinh tế với nhau trên cơ sở vì lợi ích chung của nhà nước, vì thế chúng đều được pháp luật nhà nước bảo vệ và duy trì sự bình đẳng, sự bình đẳng này vừa là điều kiện đảm bảo cho sự cân đối giữa các nghĩa vụ của các bên vừa là sự thể hiện tính cân đối giữa các hoạt động củak ế hoạch hoá nhà nước, vừa là điều kiện đảm bảo của mỗi đơn vị.
Cũng vì những đặc điểm trên trong các hợp đồng kinh tế trong cơ chế tập trung bao cấp, nếu có các tranh chấp hay vi phạm của các chủ thể thì việc xử lý thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý kinh tế, nhưng trước hết do tự các bên thương lượng với nhau. Thủ tục truy cứu cũng như các hình thức trách nhiệm do các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng khi giải quyết các vi phạm chủ yếu nhằm vào lợi ích kinh tế của các tổ chức đã vi phạm và có lỗi.
Tính chất bắt buộc của hợp đồng kinh tế cũng là một đặc điểm nổi bật của hợp đồng kinh tế trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tính bắt buộc này xuất phát từ chỗ hợp đồng kinh tế là công cụ thực hiện kế hoạch nhà nước mà kế hoạch nhà nước lại có tính pháp lệnh. Hợp đồng kinh tế tham gia vào tất cả các khâu kế hoạch hoá, những cam kết sơ bộ)gọi là hợp đồng kinh tế sơ bộ) là những căn cứ thực tế để xác định các chỉ tiêu khi đơn vị xây dựng kế hoạch chỉ có thể dựa trên các khả năng thực tế về mua bán vật tư, thiết bị, cung ứng nhiên liệu động, lực điện, điện,…và tiêu thụ sản phẩm thì kế hoạch mới có căn cứ chắc chắn. Nhất là thực tế trong thời kỳ này, một trong những phương châm mới của công tác kế hoạch hoá là mở rộng tính đân chủ của kế hoạch, phát huy tính độc lập, tự chủ của đơn vị nên bên cạnh việc nhà nước tập trung quản lý những mặt hàng quan trọng thì xu hướng thì xu hướng trong lưu thông là thu hẹp danh mục chỉ tiêu pháp lệnh và các chỉ tiêu mặt hàng nhà nước quản lý, còn lại hàng triệu mặt hàng nhà nước cho phép các đơn vị cơ sở có những quyền rộng rãi và linh hoạt hơn khi lập kế hoạch lưu thông. Kế hoạch toàn diện của một đơn vị gồm các chỉ tiêu pháp lệnh và các chỉ tiêu kế hoạch do xí nghiệp tự làm bằng nguyên liệu tự lo, chỉ có thể được thực hiện khi mà xây dựng nó đã có những cam kết sơ bộ với những cơ quan có liên quan, những hợp đồng kinh tế sơ bộ cũng chính là những căn cứ vững chắc để bảo vệ kế hoạch, chính trong quá trình bàn bạc đã ký kết những hợp đồng kinh tế sơ bộ, đơn vị cơ sở có thể nhận thấy trước những khó khăn, thuận lợi của quá trình thực hiện sau này và cũng qua đó phát hiện những mặt mất cân đối của kế hoạch, từ đó có những phương án bảo vệ, nếu cần có thể điều chỉnh kế hoạch.
Ngoài những đặc điểm chung của hợp đồng kinh tế mà chúng ta đã phân tích ở trên, tuỳ vào từng điều kiện kinh tế-chính trị-xã hội khác nhau mà hợp đồng kinh tế có những đặc điểm, bản chất và nội dung khác nhau.
1.1. Bản chất, đặc điểm của hợp đồng kinh tế trong giai đoạn 1954-1975.
Đầu năm 1960 khi công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sắp hoàn thành thì cơ cấu kinh tế có sự thay đổi, thành phần kinh tế tập thể đã được mở rộng qua phong trào hợp tác hoá trong nông nghiệp và thủ công nghiệp, kinh tế tư bản tư doanh đã được thay thế bằng hình thức tư bản nhà nước dưới công ty hợp doanh. Vào thời điểm này, nhà nước ta đã xác định bước vào xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, một nền kinh tế được xác định chỉ còn tồn tại hai thành phần kinh tế chủ yếu đó là quốc doanh và tập thể, được tập trung vào kế hoạch hoá cao độ dưới sự quản lý của nhà nước. Do đó, điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh tế số 735/ttg ngày 10/04/1956 được coi là không thích hợp nữa. Trong điều kiện đó, nhà nước đã ban hành điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế theo nghị định số 04/ttg ngày 04/01/1960 của Thủ tướng chính phủ, đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của pháp luật kinh tế ở nước ta.
Về khái niệm hợp đồng kinh tế, bản điều lệ này đã đưa ra một khái niệm chung:”hợp đồng kinh tế nói trong điều lệ này là hợp đồng về sản xuất, về cung cấp và tiêu thụ hàng hoá, về vận tải, xây dựng, bao thầu…”(điều 1). Về nguyên tắc ký kết điều 2 đã quy định:”ký kết hợp đồng kinh tế là một kỷ luật bắt buộc trong quan hệ kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh, các cơ quan nhà nước”. Cơ sở ký kết hợp đồng kinh tế là chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, các xí nghiệp quốc doanh, cơ quan nhà nước chỉ được ký kết hợp đồng trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạch nhà nước.
Hợp đồng kinh tế chỉ được điều chỉnh hay huỷ bỏ khi được nhà nước điều chỉnh hay huỷ bỏ các chỉ tiêu pháp lệnh nhà nước, ngoài ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu gặp phải những trở ngại khách quan không tthể khắc phục được, hai bên ký kết hợp đồng có thể điều chỉnh hợp đồng trong phạm vi không được ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch nhà nước và được hội đồng trọng tài đồng ý(điều 4).
Nghiên cứu bản điều lệ này ta thấy, bản thân hợp đồng kinh tế trở thành công cụ để thực hiện kế hoạch nhà nước của các xí nghiệp, cơ quan cho nên việc ký kết hợp đồng trở thành một nghĩa vụ, một kỷ luật bắt buộc, hợp đồng dần dần mất đi giá trị đích thực của nó. Chủ thể hợp đồng kinh tế bị hạn chế chỉ trong phạm vi các tổ chức kinh tế quốc doanh và các cơ quan nhà nước, rõ ràng hợp đồng kinh tế lúc này là một biện pháp để hình thức hoá quan hệ kế hoạch. Do quan niệm và cơ chế quản lý lúc đó chủ yếu theo quan hệ dọc chỉ huy từ trên xuống dưới, báo cáo từ dưới lên, hơn nữa nhà nước ta đang muốn thu hẹp, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ, hợp đồng kinh tế dù được ký kết thể hiện sự phối hợp, hợp đồng giữa các bên nhưng lợi ích giữa các bên ít được quan tâm. Việc thực hiện đúng h

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Chủ thể hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, trong quá trình phát triển của pháp luật Tài liệu chưa phân loại 0
L Một số vấn đề pháp lý về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại Tài liệu chưa phân loại 2
Y Phân tích cụ thể môi trường đầu ở nước ta, chủ trương tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu của cả nướ Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng theo phương pháp tổng thể chủ quan (SGA) và một số yếu tố liên quan Y dược 0
D Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lí và soạn thảo văn bản Triể Luận văn Luật 0
M Đảng Cộng sản - chủ thể quản lý xã hội trong điều kiện cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D phân tích sự bất bình đẳng về ý chí giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính. Cho ví dụ m Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp của các chủ thể kinh doanh hiện nay Luận văn Kinh tế 0
I Chính sách thuế đối với các chủ thể trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Chủ thể của luật quốc tế còn có cá nhân, pháp nhân và các tổ chức phi chính phủ Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top