daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

1. Lí do chọn đề tài
Với bộ ba tiểu thuyết xuất sắc Ngàn cánh hạc, Cố đô, Xứ tuyết, nhà văn của xứ sở
Phù Tang Y. Kawabata xứng đáng vinh dự trở thành nhà văn châu Á thứ ba sau thiên
tài người Ấn Độ R. Tagore và nhà văn xuất sắc Israel S. Y. Agnon đoạt giải thưởng
Nobel về văn học, khẳng định tên tuổi của mình cũng như đem đến cho nền văn học
Nhật Bản một chỗ đứng uy tín trên văn đàn thế giới. Bằng tình yêu nghệ thuật và năng
khiếu bẩm sinh với gần năm mươi năm cầm bút, Y. Kawabata đã để lại cho nền văn
học thế giới một số lượng tác phẩm khá lớn bao gồm truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện
ngắn trong lòng bàn tay, mang giá trị lớn về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Bên cạnh đó là
những bài tiểu luận mỹ học, phê bình văn học được độc giả trên toàn thế giới đón nhận
một cách nồng hậu. Trải qua thời gian, những sản phẩm của quá trình lao động nghệ
thuật miệt mài của Kawabata vẫn luôn mang đến sự hấp dẫn mạnh mẽ đối với độc giả
nói chung và các nhà nghiên cứu nói riêng, có sức lôi cuốn rộng rãi, phản ánh nhiều
phương diện của văn hóa Nhật Bản cũng như những rung cảm đầy đam mê và tinh tế
của tâm hồn Nhật. Chính vì thế, độc giả khắp nơi trên thế giới tôn vinh ông như
"người mở cánh cửa tâm hồn Nhật Bản" ra khung trời rộng lớn của thế giới. Theo như
ý kiến của nhiều độc giả, tác phẩm của Y. Kawabata không dễ dàng tiếp nhận và càng
khó hơn trong việc hiểu sâu sắc những vấn đề tác giả đặt ra trong tác phẩm bởi chiều
sâu bí ẩn của nó.
Kawabata vốn dĩ là một người ôn hòa, trầm tĩnh, một mẫu trí thức đối đầu với
thời đại. Nhưng cách đối đầu của ông không phải bằng con đường bạo động chính trị
hay cải cách xã hội mà bằng con đường nghệ thuật với những quan niệm sâu sắc. Nếu
như Nhật Bản bấy giờ đang hào hứng đón nhận những luồng gió văn hóa mát lạ từ
phương Tây thổi đến thì Kawabata lại âm thầm, lặng lẽ, miệt mài đi tìm cái đẹp được
kiến tạo từ mấy nghìn năm văn hóa của xứ sở hoa anh đào và hệ thống hóa thành
những quan niệm thẩm mĩ riêng biệt, không thể nhầm lẫn với bất kì một cây bút nào
khác, kết tinh vẻ đẹp cao khiết trong tâm hồn Nhật Bản. Suốt cuộc đời cầm bút của
ông là cả quá trình khổ luyện đi tìm kiếm vẻ đẹp đích thực của cuộc sống. Thế nhưng,
khi thể hiện cái đẹp, nhà văn không tìm cho mình con đường đơn giản, mà ông luôn
luôn sáng tạo thành hàng loạt những biểu tượng nghệ thuật đặc sắc, buộc người đọc
phải suy ngẫm và giải mã. Việc giải mã những biểu tượng trong tiểu thuyết Kawabata
không phải là vấn đề đơn giản, mỗi người có thể có những cách suy nghĩ riêng và bằng
những cách thức riêng và điều quan trọng nhất là phải có sự am hiểu nhất định về tác
giả cũng như văn hóa, xã hội Nhật Bản.
Có thể nói, hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết Kawabata vẫn còn là một mảnh
đất phù sa màu mỡ đang rất cần những bàn tay lao động nghệ thuật khám phá để nhìn
thấy giá trị tuyệt vời của nó dưới tài năng của một cây bút bậc thầy. Với mong muốn
nhỏ nhoi là phần nào hiểu được giá trị, ý nghĩa những biểu tượng nghệ thuật, cũng như
nghệ thuật xây dựng biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết của Kawabata, chúng tôi
quyết định chọn đề tài “Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết Ngàn cánh hạc của
Yasunari Kawabata” để nghiên cứu, tìm hiểu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bằng tình yêu nghệ thuật nồng nàn và tinh thần phấn đấu lao động hết mình cho
nghệ thuật, Kawabata xứng đáng nhận được giải thưởng Nobel văn học danh giá, xứng
đáng nhận được sự đánh giá cao từ giới hàn lâm. Có lẽ chính vì thế mà Kawabata nhận
được sự chú ý của đông đảo bạn đọc trên khắp thế giới, từ các nhà nghiên cứu phê
bình phương Tây, đến những độc giả Nhật Bản một thời bị bất ngờ với giải thưởng
Nobel của nhà văn cũng phải suy ngẫm và vào cuộc khám phá những bí ẩn trong
những tác phẩm của ông, và những nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng không thể bỏ
qua một hiện tượng văn học hiếm có này. Tuy vậy, những bài viết, công trình nghiên
cứu về Kawabata và tác phẩm của ông ở Việt Nam chỉ chiếm một số lượng khá khiêm
tốn, có thể là do tác phẩm của ông như nhiều người nhận định là “khó đọc”, khó tiếp
cận và không dễ hiểu ngay chính trên quê hương ông.
Việc tiếp nhận Kawabata ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam là vấn đề
khá phức tạp. Các độc giả nói chung và các nhà nghiên cứu, phê bình, lí luận văn học
nói riêng đều có những cách tiếp cận khác nhau. Ở Việt Nam, từ sau một năm
Kawabata nhận giải thưởng Nobel cho đến nay có khoảng trên dưới hai mươi công
trình lớn nhỏ nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp cũng như tác phẩm của Kawabata.
Trở lại với vấn đề trọng tâm, những biểu tượng nghệ thuật trong một số tiểu
thuyết của Kawabata cũng được giới nghiên cứu phê bình Việt Nam đào sâu khai thác.
Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu có giá trị và được công bố rộng rãi
chiếm số lượng không nhiều. Tiêu biểu trong những công trình đó có thể kể đến bài
viết "Mĩ học Kawabata Yasunari" của tác giả Khương Việt Hà. Trong bài viết, tác giả
đã điểm qua vài nét về những biểu tượng trong một số tác phẩm của Kawabata: "Bằng
thực tiễn sáng tác của mình, Kawabata đã xây dựng hàng loạt hình ảnh tượng trưng
và sử dụng chúng một cách cô đọng hoàn hảo trong tác phẩm, như chiếc bình sứ
Shino và cặp chén Raku còn in vết son môi của người phụ nữ khuất bóng như một ký
hiệu thẩm mỹ trong Senbazuru (Ngàn cánh hạc); con chuồn chuồn ớt với những vòng
lượn khởi điểm của những cuộn xoáy ngữ nghĩa trong tác phẩm Yukiguni (Xứ tuyết);
hạt sen ngàn năm trong Yama no oto (Tiếng rền của núi); hồ nước như hình ảnh vô
thức liên hệ đến tình mẹ của chàng trai Gimpei trong Mizumi (Cố đô) v.v., và đặc biệt
là chiếc gương với tất cả những biểu tượng khác cùng hệ thống với nó: tấm kính cửa
sổ toa tàu, tuyết trắng, ánh lửa đỏ, vầng trăng và đáy nước, vừng hồng ở chân mây,
mặt trời trên dòng suối lung linh, dải ngân hà đẹp một cách ma quái" [3] . Với bài viết
này, tác giả đi vào phát hiện và lí giải một số biểu tượng trong các sáng tác của
Kawabata khi chúng được nhìn trong mối tương quan với quan niệm về cái đẹp trong
tiềm thức văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Nhật Bản nói riêng. Bên cạnh
sự lí giải ý nghĩa của biểu tượng chiếc gương, hình ảnh cánh tay cũng được tác giả chú
ý giải thích: "Nếu tấm gương là phương tiện huyền ảo hóa thế giới, thì cánh tay lại là
biểu tượng nhằm chân thực hóa cái đẹp qua cảm giác có được khi tiếp xúc trực tiếp
với đối tượng" [3]. Bài viết dù không đi sâu vào việc khám phá ý nghĩa những biểu
tượng trong tác phẩm của Kawabata nhưng cũng phần nào cho người đọc thấy được
những cái độc đáo trong cách xây dựng biểu tượng của một nhà văn duy mĩ khi những
biểu tượng được gắn liền với vẻ đẹp Á Đông huyền bí và hấp dẫn.
Công trình tiếp theo có thể kể đến là “Biểu tượng trong tiểu thuyết của Kawabata”
của tác giả Trần Tố Loan. Có thể thấy, đây là công trình nghiên cứu khá bao quát về
những biểu tượng trong tiểu thuyết của Kawabata. Ở bài viết này, tác giả Trần Tố Loan
đi vào việc khai thác những biểu tượng của các tiểu thuyết đặc sắc, mang ý đồ nghệ
thuật của nhà văn: Xứ tuyết, Cố đô, Tiếng rền của núi, Ngàn cánh hạc.
Trong bài viết, tác giả đã phát hiện và điểm qua ý nghĩa của từng biểu tượng trong
mối tương quan với tiềm thức văn hóa Nhật Bản, với những quan điểm mỹ học của đất
nước duy mĩ ở từng tác phẩm riêng biệt. Về biểu tượng trong tiểu thuyết Xứ tuyết, tác
giả nhận định: “Qua các cuộc hành trình của Shimamura, ta thấy xứ tuyết đã trở thành
biểu tượng của thiên nhiên tươi đẹp, miền thẳm sâu thanh sạch, nguyên sơ của tâm
hồn. Chính vẻ đẹp thuần phác ấy đã cứu rỗi con người, giúp con người tìm được sự
bình yên giữa cuộc sống xô bồ, sặc mùi vụ lợi đầy cám dỗ của đời sống vật dục. Cùng
với xứ tuyết, cuộc hành trình của nhân vật chính cũng đã trở thành biểu tượng cho
cuộc kiếm tìm ý nghĩa cuộc đời của con người” [7]. Tác giả Trần Tố Loan đã đặt biểu
tượng của tác phẩm trong mối tương quan giữa cuộc đời nhân vật và sự hấp dẫn của
thiên nhiên tuyệt mĩ với mênh mông tuyết trắng, để từ đó làm bật lên ý nghĩa sâu xa
của biểu tượng thiên nhiên tuyệt đẹp này.
Cũng trong bài viết này, Trần Tố Loan khẳng định ý nghĩa biểu tượng trong tiểu
thuyết Cố đô: “Cố đô đã trở thành biểu tượng cho kí ức dân tộc, cho những truyền
thống đã trở thành bản sắc Phù Tang. Sau khi đọc tác phẩm, mỗi một người Nhật
chắc phải nghĩ đến việc phải cố giữ lấy một cái gì đó là vẻ đẹp cổ xưa của dân tộc".
[7]. Thành phố Kyoto- Cố đô đã trở thành một kỉ niệm để ghi dấu những nét đẹp văn
hóa truyền thống của Nhật Bản, đó là biểu tượng của lịch sử văn hóa, như nhắc nhở
mỗi người Nhật của hôm nay không được quên những giá trị tốt đẹp của ngày hôm
qua.
Đối với tiểu thuyết Tiếng rền của núi, tác giả nhận định: "Trong tiểu thuyết
này, tác giả đã miêu tả tiếng rền của núi như một âm thanh vẫy gọi con người về với
cõi chết, cõi bất tử. Qua tác phẩm, ông muốn nói rằng, cuộc đời thực chất là hành
trình đi tìm những chân lý vĩnh cửu của đời sống. Ở tác phẩm này, nó được tượng
trưng bằng hình ảnh quả núi, càng xa càng thấy rõ, càng đến gần thì nó choáng ngợp
tầm mắt ta. Cuộc đời sau khi đã bỏ lại sau lưng không hẳn là hết, cái chết không phải
là nỗi sợ hãi mà là một phần của cuộc đời, nên nhân vật của ông đã đến với cái chết
thật an nhiên, tự tại" [7]. Từ hình ảnh quả núi, biểu tượng nghệ thuật đặc sắc của tác
phẩm, tác giả Trần Tố Loan đã nhìn nhận và khái quát thành ý nghĩa triết lí sâu sắc.
Đó chính là cái hay của tác phẩm.
Còn đối với biểu tượng trong tiểu thuyết Ngàn cánh hạc, tác giả Trần Tố Loan
cũng có sự so sánh với biểu tưởng trong tác phẩm Xứ tuyết, đồng thời, tác giả cũng có
sự phát hiện mới: “Nếu trong Xứ tuyết, Kawabata đã dựng lên hai biểu tượng sóng đôi
thì ở Ngàn cánh hạc, nhà văn lại tạo được những biểu tượng lồng trong biểu tượng
gắn với đồ vật cụ thể nhưng lại vô cùng giàu sức gợi” [7]. Tác giả phát hiện và lí giải
ý nghĩa biểu tượng trong tác phẩm chủ yếu là ở góc nhìn văn hóa với cái đẹp của
những nghi lễ truyền thống đã ăn sâu vào trong tiềm thức người Nhật và cái đẹp gắn
với sự trong trắng, thanh khiết trong tâm hồn của người phụ nữ qua những vật dụng
quen thuộc họ mang trên người. Hai biểu tượng đặc sắc trong tác phẩm được tác giả

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thế giới biểu tượng trong điêu tàn của chế lan viên Văn học 0
M Giới từ tiếng Việt biểu đạt ý nghĩa không gian- thời gian và ứng dụng chúng trong việc dạy tiếng Việ Luận văn Sư phạm 0
B Nghiên cứu cách diễn đạt giống và một số biểu hiện của sự kỳ thị giới tính trong tiếng Pháp và tiếng Luận văn Sư phạm 0
O Pháp luật về biểu tình ở Việt Nam và một số nước trên thế giới - Thực trạng và kiến nghị Tài liệu chưa phân loại 4
N Sưu tầm, giới thiệu và đánh giá những phát minh tiêu biểu về khoa học tự nhiên và kĩ thuật của nền v Tài liệu chưa phân loại 0
Q [Free] Đề tài Tạo hứng thú học tập bộ môn lịch sử thế giới lớp 8 bằng cách khắc hoạ sâu sắc biểu tượ Tài liệu chưa phân loại 0
D Khái quát công nghệ chế biến quặng vàng trên thế giới Khoa học kỹ thuật 0
D Mô hình hoạt động của một số ngân hàng trung ương trên thế giới Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Đề Thi Olympiad Hóa Học Các Quốc Gia Trên Thế Giới 2021 Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top