hoang_thu_phong

New Member

Download Sự cần thiết phải xác định một cách chính xác tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương miễn phí





Cách thứ nhất xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Khoản 2 Điều 80 Luật thương mại. Theo cách này tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định dựa trên dấu hiệu quốc tịch của thương nhân. Theo quy định của Điều 80 và Điểm 1 Khoản 1 Điều 81 Luật thương mại Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài. Chủ thể bên nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. Rõ ràng, quy định này của Luật thương mại Việt Nam xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên dấu hiệu quốc tịch của thương nhân.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Bài nghiên cứu
SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÁC ĐỊNH MỘT CÁCH CHÍNH XÁC TÍNH QUỐC TẾ CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG
TS. Dương Anh Sơn
Giảng viên khoa Luật Quốc tế, Đại học luật TP.HCM
Hoạt động thương mại quốc tế hiện nay, mặc dù không còn bị giới hạn trong việc trao đổi hàng hóa mà được mở rộng sang các lĩnh vực khác như thương mại dịch vụ, thương mại đầu tư, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, tuy nhiên hoạt động trao đổi hàng hóa vẫn đóng vai trò chủ đạo. Và rõ ràng công cụ pháp lý được sử dụng trong việc trao đổi hàng hóa chính là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương. Có thể nói rằng, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam chúng ta. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng được tăng cao trong những năm gần đây, và đặc biệt sẽ được tăng cao hơn nữa khi Việt Nam chúng ta tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tức là hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố quốc tế hay tính quốc tế. Mặc dù loại hợp đồng này đã được sử dụng trong thực tiễn thương mại ở nước ta, tuy nhiên việc đưa ra một khái niệm rõ ràng, tương đối chính xác cho hợp đồng này chưa được quan tâm thích đáng trong khoa học pháp lý Việt Nam. Điều này cũng có thể là do Việt Nam chúng ta mới tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế và trong thực tiễn chưa có vụ tranh chấp nào liên quan đến việc xác định luật áp dụng căn cứ vào tính quốc tế của hợp đồng.
Các văn bản pháp luật của Việt Nam không sử dụng thuật ngữ “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ” mà chỉ sử dụng thuật ngữ “Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài”. Dưới góc độ pháp lý hai thuật ngữ “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ” và “Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài” có cùng một bản chất, đó là có sự tham gia của thương nhân nước ngoài hay nói cách khác hợp đồng có yếu tố quốc tế.
Xác định một hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tức là xác định tính quốc tế của hợp đồng đó. Việc xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn hết sức quan trọng bởi nó gắn liền với việc xác định luật để điều chỉnh quan hệ của các bên trong hợp đồng. Nếu hợp đồng là hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường (hợp đồng nội địa) thì quyền và nghĩa vụ của các bên xuất phát từ hợp đồng đó sẽ được pháp luật trong nước điều chỉnh, ví dụ, pháp luật Việt Nam. Nếu là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì nó sẽ được điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn: pháp luật của các quốc gia khác nhau, các điều ước quốc tế liên quan và trong nhiều trường hợp cả tập quán thương mại quốc tế, và trong trường hợp không có sự lựa chọn của các bên thì cần chọn luật của quốc gia nào theo các quy tắc của tư pháp quốc tế.
Hiện nay trong khoa học pháp lý Việt Nam chưa có một cách thức thống nhất để xác định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Một số tác giả không đưa ra các tiêu chí cụ thể để xác định tính quốc tế của hợp đồng mà chỉ nêu lên một số cách xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong một số văn bản pháp luật quốc tế cũng như văn bản pháp luật của Việt Nam về thương mại Xem: Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2000. Tr. 199-200; Giáo trình luật thương mại Quốc tế của Trường Đại học kinh tế quốc dân, 1999. tr. 69 –102; Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Công an nhân dân. Hà Nội, 2001, Tr. 141-142
:
Cách thứ nhất xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Khoản 2 Điều 80 Luật thương mại. Theo cách này tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định dựa trên dấu hiệu quốc tịch của thương nhân. Theo quy định của Điều 80 và Điểm 1 Khoản 1 Điều 81 Luật thương mại Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài. Chủ thể bên nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. Rõ ràng, quy định này của Luật thương mại Việt Nam xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên dấu hiệu quốc tịch của thương nhân.
Trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế việc xác định tính quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế dựa trên dấu hiệu quốc tịch của thương nhân gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp và trong một số trường là không thể được, bởi vì:
Thứ nhất, pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau xác định quốc tịch của pháp nhân không giống nhau. Hiện nay trên thế giới có các cách thức xác định quốc tịch của pháp nhân như sau:
1. Thuyết nơi đăng ký (Anh, Mỹ, các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Anh Mỹ và một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ), theo cách này quốc tịch được xác định theo nơi đăng ký của pháp nhân.
2. Thuyết địa điểm thường trú của pháp nhân (các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa như Pháp, Đức và Ba lan, Ukraina), theo cách này, quốc tịch của pháp nhân được xác định theo địa chỉ thường trú của pháp nhân - thường là nơi thường trú của cơ quan điều hành. Địa chỉ thường trú của pháp nhân không phải là nơi mà pháp nhân đăng ký thành lập mà là nơi có cơ quan quản lý thực tế của pháp nhân.
3. Cách thứ ba gọi là “thuyết giám sát”, theo cách này quốc tịch của pháp nhân được xác định dựa trên cơ sở, vốn của chủ thể thuộc quốc gia nào ảnh hưởng đến việc giám sát hoạt động của pháp nhân. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, nhiều quốc gia cấm hợp tác với các công ty thù địch, tức là các pháp nhân làm việc cho quốc gia thù địch. Ví dụ, một công ty cổ phần của Đức sang Thuỵ sĩ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, và như vậy, công ty trách nhiệm hữu hạn này không bị coi là công ty thù địch với các công ty của Anh - Mỹ theo “thuyết nơi đăng ký”. Xem: Luật thương mại quốc tế. Minsk. 2000. Tr. 73-74.
4. Cách thứ tư xác định quốc tịch của pháp nhân theo địa điểm, ở đó pháp nhân tiến hành hoạt động thương mại. Rõ ràng vì có nhiều cách xác định quốc tịch như vậy nên xác định tính quốc tế của hợp đồng không phải là việc đơn giản.
Thứ hai, nếu xác định tính quốc tế của hợp đồng dựa trên dấu hiệu quốc tịch trong một số trường hợp sẽ gặp khó khăn trong việc xác định luật áp dụng. Ví dụ, Công ty A được đăng ký thành lập trên lãnh thổ của Pháp nhưng lại đặt trụ sở điều hành trên lãnh thổ của Anh, như vậy theo pháp luật của Pháp, công ty A có quốc tịch của Anh, còn theo Pháp luật của Anh thì công ty A lại có quốc tịch của Pháp....
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K [Free] VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG HOẠT Đ Tài liệu chưa phân loại 0
P [Free] Đề án Sự cần thiết và các giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta trong th Luận văn Kinh tế 0
Q [Free] Sự cần thiết phải đổi mới cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
Z [Free] Đề án Thương hiệu – sự cần thiết cho hàng nông sản Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Sự cần thiết phải tối ưu hoá chương trình sản xuất tối ưu cho doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Sự cần thiết, bản chất và chức năng của tài chính, vai trò của tài chính đối với sự phát triể Luận văn Kinh tế 0
V [Free] SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM. Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Sự cần thiết phải hình thành và phát triển KTTT định hướng XHCN ở nước ta Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Sự cần thiết phải tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tài liệu chưa phân loại 0
Q [Free] Sự cần thiết khách quan và giải pháp phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top