mrala_lonely

New Member

Download miễn phí Cách lắp ráp và cài đặt một máy tính để bàn hoàn chỉnh





Lắp đặt ổ đĩa cứng (HDD)
Thiết lập jumper, cắm cáp data, dây nguồn và bắt ốc cố định vào khoang 3,5-inch. Bạn có thể gắn thêm một quạt giải nhiệt vào mặt dưới của HDD nếu muốn HDD mát hơn trong quá trình hoạt động. Đến đây, bạn đã hoàn tất cơ bản phần lắp ráp rồi đấy, nhưng đừng vội đóng nắp case lại. Bạn hãy bật máy tính lên để kiểm tra xem có hoạt động bình thường hay không. Sau đó, trong quá trình khởi động, bạn vào BIOS của mainboard bằng cách nhấn nút Del hay F1. tuỳ loại BIOS (có mainboard hiển thị thông báo cho biết bấm nút gì để vào BIOS) để chỉnh lại các thông số lưu trong BIOS. Chú ý: Có mainboard PIII và mainboard cho AMD AthlonXP cũng dùng nguồn như mainboard P4 (ATX), tuy nhiên dây +12V Connector sẽ thừa ra, không sử dụng.
 
Đến đây, bạn đã hoàn tất cơ bản phần lắp ráp rồi đấy, nhưng đừng vội đóng nắp case lại. Bạn hãy bật máy tính lên để kiểm tra xem có hoạt động bình thường hay không. Sau đó, trong quá trình khởi động, bạn vào BIOS của mainboard bằng cách nhấn nút Del hay F1. tùy loại BIOS (có mainboard hiển thị thông báo cho biết bấm nút gì để vào BIOS) để chỉnh lại các thông số lưu trong BIOS.
Chú ý: Có mainboard PIII và mainboard cho AMD AthlonXP cũng dùng nguồn như mainboard P4 (ATX), tuy nhiên dây +12V Connector sẽ thừa ra, không sử dụng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chủ yếu là CPU của hai “đại gia” Intel và AMD. Theo kinh nghiệm, các CPU của Intel hơn hẳn về tính đa dạng, chạy ổn định (đặc biệt là khi phải làm việc đa nhiệm – cùng một lúc thực hiện nhiều tác vụ), có tính tương thích cao, làm việc trong môi trường mạng và multimedia tốt hơn, có bộ nhớ đệm – cache – lớn hơn,... Còn các CPU AMD chạy có vẻ bốc hơn, chơi game rất ngon. Đặc biệt là thế hệ Athlon XP từ 1800+ trở lên có hộp hẳn hoi, quạt “đặc chủng” và bảo hành 3 năm chạy mát hơn và ngon nhất trong gia đình AMD.  Trong trường hợp dùng CPU Intel, gợi ý là bạn sắm loại Pentium 4 Socket 478. Bởi vì mức chênh lệch giá giữa Pentium III và Pentium 4 không quá lớn, trong khi dòng Pentium III đã bị Intel cho “về nơi xa vắng”. Nếu sắm mới, bạn nên chọn thế hệ CPU mới sử dụng công nghệ 0.13 micron và có bộ nhớ đệm L2 Cache lớn (như Tualatin của Pentium III và Celeron socket 478 hay Northwood của Pentium 4). Bộ nhớ đệm lớn sẽ giúp khắc phục phần nào hạn chế về tốc độ CPU, nhờ tăng tốc độ nạp dữ liệu cho CPU xử lý. 3. RAM (tức bộ nhớ hệ thống) :
Hiện nay, phổ biến là loại DDR SDRAM 266 MHz (PC2100). Các loại SDRAM DIMM có tốc độ 133 MHz (PC133) ngày càng vắng dần. Loại SDRAM PC100 đã trở nên đồ cổ. RAM “quý-xờ-tộc” RDRAM (hay gọi là RamBus) thì quá mắc, chỉ chạy cho Pentium 4 với rất ít bo mạch chủ hỗ trợ (chủ yếu do đắt). RAM “trung lưu” DDR SDRAM là bộ nhớ của tương lai đang ngày càng chiếm thế thượng phong trên thị trường. Nếu mua máy Pentium III hay AMD trở về trước, bạn chỉ cần SDRAM, nhưng nên chọn loại PC133 (dĩ nhiên là mainboard phải hỗ trợ). RAM rất quan trọng. Gặp RAM “dỏm”, máy chạy chậm, bất thường, dễ xuất hiện những cái màn hình xanh lè chết chóc và dễ bị treo, nhất là khi chạy ứng dụng nặng. Hiện nay trên thị trường nhan nhản SDRAM “Made in Hồng Kông bên hông Chợ Lớn” được dán trong nước. Gợi ý : Nên mua bộ nhớ có dung lưọng ít nhất là 128 MB (nếu có ý định sử dụng Windows XP thì thấp nhất cũng phải là 256 MB). Còn muốn tậu Pentium 4 hay Athlon XP, bạn nên sắm DDR SDRAM để có thể khai thác tốt hơn sức mạnh của những bộ vi xử lý trung tâm “thời thượng” này.  4. Ổ đĩa cứng (hay HDD) : 
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu ổ đĩa cứng như Maxtor, Seagate, Samsung, IBM,... Nhãn hiệu Quantum mà “các vọc sĩ khuyên dùng” giờ đây không còn được sản xuất nữa (vì đã “bán mình” cho chàng cao bồi Viễn Tây Maxtor). Có hai chuẩn giao tiếp SCSI và IDE, nhưng thông dụng nhất là IDE. Phổ biến có hai chuẩn truyền tải dữ liệu UltraATA/66 (tốc độ truyền tải dữ liệu đạt 66MB/giây) và UltraATA/100 (100 MB/giây), cũng như hai chuẩn tốc độ vòng quay của đĩa 5400 RPhần mềm (vòng/phút) và 7200 RPM. Dung lượng thì hiện nay mèng nhất cũng là 10 GB. Giao diện UltraATA/133 là một phát minh “lỡ bước sa chân” nên đành phải “tự biên tự diễn” của Maxtor. Nó chỉ chạy được với các bo mạch chủ có hỗ trợ chuẩn này (Intel không thèm chơi). Giao diện ATA “cao tốc” SerialATA (tốc độ thế hệ 1 hiện nay là 150 MB/s) sẽ phổ biến vào cuối năm nay trở đi. Gợi ý : mua ổ đĩa chuẩn UltraATA/100, sử dụng công nghệ ít phiến đĩa nhất, tích hợp nhiều chức năng bảo vệ, và có dung lượng 20 GB trở lên. Ổ cứng Seagate Barracuda ATA IV và IBM Plus đáp ứng được các yêu cầu này. 5. Card màn hình (hay còn gọi là card tăng tốc đồ họa, card AGP, card VGA) :
Hiện nay có hai chuẩn giao tiếp là PCI và AGP. Chuẩn AGP có tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn. Nó cũng có hai chuẩn AGP 2X và AGP 4X (hiện đang bắt đầu phổ biến chuẩn mới nhất là AGP 8X). Nếu muốn xem phim trên máy tính, bạn nên chọn loại card AGP hỗ trợ MPEG-2, còn chơi game thì chọn card hỗ trợ 3D thật. Gợi ý : Nên mua card AGP 4X với bộ nhớ mèng nhất cũng là 8 MB trở lên. Nếu xài Pentium 4 thì phải mua card đúng 4X (điện thế 1.5 V) – loại này phổ biến có tới 32 MB bộ nhớ. Có những bo mạch chủ tích hợp sẵn chip đồ họa (gọi là VGA on-board) để giúp hạ giá thành cả bộ máy. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp chẳng đặng đừng, khi quá eo hẹp về tài chính và chấp nhận khả năng xử lý hình ảnh trung bình, không có ý định “lên đời”. Nếu đối đế phải dùng loại bo mạch chủ có VGA tích hợp sẵn thì nên chọn loại dùng chuẩn AGP và có kèm theo cả Slot AGP để có thể gắn card AGP rời sau này. 6. Ổ đĩa mềm (hay là FDD) :
 Hiện nay chỉ còn loại 1,44MB. Gợi ý : Có thể chọn ổ mềm của Mitsumi (Malaysia) hay Samsung.  7. Màn hình (tức monitor) : 
Hiện nay trên thị trường có quá nhiều nhãn hiệu màn hình. Tốt nhất là chọn những nhãn hiệu quen thuộc, có tên tuổi. Màn hình (loại CRT) phổ biến là các kích thước 14, 15 và 17-inch. Các loại từ 19-inchtrở lên dành cho những công việc đồ họa chuyên nghiệp.Nếu không có khả năng tài chính để sắm loại màn hình siêu phẳng (Flat) thì nên chọn loại có màn hình vuông góc và tương đối phẳng (không nên dùng loại quá “lồi”). Ngoại trừ các màn hình của các hãng nổi tiếng (có chức năng giảm bức xạ có thể tin cậy được), còn nói chung là bạn nên trang bị thêm kính bảo vệ. Loại màn hình LCD hiện chưa phổ biến vì quá đắt và cũng chưa làm hài lòng dân chơi game và xem phim. 8. Bàn phím (keyboard) và chuột (mouse) : 
Hiện phổ biến hai chuẩn giao tiếp PS/2 và USB. Nên chọn bàn phím đánh nhẹ, êm và không dính chữ. Nếu thường xuyên la cà trên Internet, bạn có thể chọn bàn phím có bổ sung các phím chức năng Internet (giá chừng hơn 10 USD một chút và thường là không cần cài đặt driver gì hết). Còn loại bàn phím có thêm các phím chức năng Multimedia thì vừa đắt hơn, vừa phải cài driver, dễ đụng chạm. Hiện nay, bàn phím Mitsumi (phải là hàng Malaysia) giá rẻ (6,5 USD), gõ êm và nhẹ. Còn chuột thì nên chọn lại có thêm nút cuộn (scroll). Hiện có quá nhiều nhãn hiệu, model chuột trên thị trường. Để chắc ăn, bạn nên chọn chuột của những hãng có tên tuổi (một chút xíu cũng được), không cần nhiều nút làm gì cho nó rườm rà, vướng tay. Chỉ cần con chuột có 2 phím nhấn và 1 nút cuộn là đủ xài.
9. Thùng máy (case) : Bất luận chọn kiểu dáng thùng máy nào, bạn cũng cần chú ý đến chất lượng của bộ nguồn. Máy tính hoạt động có ổn định và bền hay không phần lơn do chất lượng nguồn điện quyết định. Cần chú ý là CPU Pentium 4 xài bộ nguồn ATX khác hẳn của Pentium III trở về trước. Nên chọn bộ nguồn 300W trở lên và có chức năng Autovolt.  Thùng máy có hai loại chính : desktop (dạng nằm, nay đã “xưa rồi Diễm”) và tower (dạng đứng). Thôi thì có vô số kiểu dáng thùng máy (tuyệt đại đa số được sản xuất ở Trung Quốc, cho dù có ghi là “được thiết kế ở Hàn Quốc” hay “Nhật Bản”). Bạn chớ để mình bị mờ mắt trước các kiểu dáng thùng máy. Cái cần nhất là các thành phần của nó chắc chắn, tiện lợi, cách điện tốt và đặc biệt là có bộ nguồn điện do các hãng có uy tín sản xuất. Hiện nay các thùng máy của SP được nhiều người tin cậy, do sử dụng bộ nguồn của hãng Codegen. Nên chọn thùng máy có các cổng USB “thật” (có cổng và dây nối đàng hoàng) ở mặt trước để dễ dàng cắm các thiết bị USB đang ngày càng phổ biến. 
9. Thùng máy (case):
Bất luận chọn kiểu dáng thùng máy nào, bạn cũng...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top