daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi đời sống kinh tế xã hội của con người ngày càng được
nâng cao và phát triển, vấn đề chăm sóc sức khoẻ con người ngày càng được
quan tâm chú ý. Các ứng dụng khoa học hiện đại trong y học đã giúp phát
hiện, chế tạo nhiều loại thuốc đặc trị những căn bệnh trước kia được xem là
bệnh nan y. Không chỉ dừng lại ở chữa trị, người ta còn đi sâu tìm hiểu
nguyên nhân, cơ chế của bệnh để đưa ra phương pháp điều trị tối ưu. Một
trong những nguyên nhân chính gây ra một số bệnh nguy hiểm ở người, động
vật và thực vật đó là các vi sinh vật.
Hiện nay, chúng ta đã sản xuất trên quy mô công nghiệp rất nhiều loại
kháng sinh tổng hợp cho hiệu quả chữa trị cao đối với các bệnh do vi sinh vật
gây ra. Nhưng, sự lạm dụng kháng sinh tổng hợp lại làm gia tăng khả năng đề
kháng kháng sinh của vi sinh vật. Số kháng sinh mới mà chúng ta đưa vào để
khắc phục vấn đề này còn hạn chế. Do đó, việc phát hiện ra các hợp chất
kháng khuẩn mới có nguồn gốc từ tự nhiên trở thành một hướng nghiên cứu
rất đáng quan tâm. Mặt khác, việc sử dụng các loại thuốc hoá học đang gây ra
các vấn đề về môi trường, về đột biến, về bảo vệ nguồn gen tự nhiên. Rất
nhiều người quan ngại trong việc sử dụng các tác nhân vật lý, hoá học nhân
tạo trong việc chăm sóc sức khoẻ. Người ta bắt đầu hướng đến những sản
phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, đặc biệt là các chất chiết xuất từ thực vật.
Từ lâu, nhiều hợp chất tự nhiên từ thực vật đã được sử dụng theo kinh
nghiệm dân gian để điều trị bệnh rất có hiệu quả như tinh dầu gừng, bạc hà,
quế…. Ngày nay, với sự phát triển của Thực vật học, Hoá học, Dược học,...
việc xác định các hoạt chất trong cây cỏ dùng làm thuốc đã chứng minh sự
hiệu nghiệm của những kinh nghiệm chữa bệnh dân gian, lấy ánh sáng khoa học hiện đại làm sáng tỏ thực nghiệm khoa học lâu đời của nhân dân [7].
Bằng khoa học thực nghiệm, người ta chỉ ra rằng một số hợp chất trong cây
đặc biệt là các chất thứ sinh có giá trị chữa bệnh. Trong chè xanh, măng
cụt…chứa quercetin có tác dụng diệt khuẩn chữa sâu răng mà không độc với
con người. Silymarin trong cây kê sữa có tác dụng chống oxi hoá và ngăn
ngừa ung thư [26]. Catechin có trong nhiều loài thực vật ngăn chặn và làm
chậm sự phát triển của tế bào khối u [30]. Đồng thời, các hợp chất tự nhiên
của nhiều loài thực vật khác cũng đã được chứng minh là có hoạt tính kháng
sinh chống lại vi khuẩn và vi nấm. Gần đây, nhiều hợp chất tự nhiên còn được
quan tâm và ứng dụng trong các sản phẩm thuốc và mỹ phẩm.
Việc phát hiện, tách chiết và sử dụng các loại hợp chất tự nhiên thực
vật bằng những phương pháp đơn giản (nghiền, sao khô và chiết lấy nước…)
đã được tiến hành từ rất lâu trong y học. Nhưng những nghiên cứu để xác
định và tách chiết các sản phẩm thứ sinh này bằng phương tiện và phương
pháp hiện đại thì chỉ gần đây mới được quan tâm và thực hiện. Để tìm hiểu
thêm và tìm ra các chất thứ sinh trong một số loài thực vật phổ biến ở Việt
Nam, ứng dụng trong việc kháng lại một số vi sinh vật gây bệnh, chúng tôi
lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của các chất thứ sinh
từ một số loài thực vật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn Thạc
sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của các chất thứ sinh chiết xuất từ
một số loài thực vật; phân tích thành phần và ứng dụng chúng kháng lại một
số vi khuẩn gây bệnh ở thực vật, động vật và người.
2.1. Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các phân đoạn dịch chiết đến
sự sinh trưởng và phát triển của một số chủng vi sinh vật 2.2. Khảo sát sơ bộ thành phần hoá học cơ bản trong dịch chiết từ các
đối tượng thực vật.
2.3. Phân lập các nhóm hợp chất tự nhiên có hoạt tính trong các mẫu thí
nghiệm.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đưa ra quy trình chiết, tách các phân đoạn các mẫu lá của 4 loài
thực vật: Ba chạc (Euodia lepta (Spreng) Merr.); Ba đậu (Croton tiglium L.);
Bạc thau (Argyreia acuta Lour.); Khổ sâm (Croton tonkinensis Gragnep.).
3.2. Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các mẫu.
3.3. Khảo sát thành phần hoá học của các phân đoạn dịch chiết các mẫu
thực vật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng
4.1.1.Mẫu thực vật
Bốn loài thực vật: Ba chạc (Euodia lepta (Spreng) Merr.); Ba đậu
(Croton tiglium L.); Bạc thau (Argyreia acuta Lour.); Khổ sâm (Croton
tonkinensis Gragnep.).
4.1.2.Mẫu vi sinh vật
Các vi sinh vật thuộc một số chủng vi sinh vật kiểm định do phòng thí
nghiệm bộ môn Vi sinh vật trường ĐHKHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội và
Viện vệ sinh dịch tễ TW Hà Nội cung cấp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số phân đoạn dịch chiết
(cao ethanol, phân đoạn n-hexan, phân đoạn chlorofom, phân đoạn ethylacetate) từ 4 mẫu lá cây trên mô hình nuôi cấy vi sinh vật kiểm định
trong phòng thí nghiệm.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn
Nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường thạch đĩa đánh giá hoạt tính
kháng khuẩn.
5.2. Khảo sát thành phần hoá học của 4 mẫu lá cây
Định tính thành phần hoá học của 4 mẫu lá bằng các phản ứng hoá học
đặc trưng.
5.3. Định lượng một số hợp chất tự nhiên trong các mẫu lá thực vật
- Định lượng polyphenol tổng số theo phương pháp Folin- Ciocalteau.
- Phân lập các hợp chất bằng kĩ thuật sắc kí lớp mỏng.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Đưa ra quy trình chiết, tách các phân đoạn từ lá thực vật.
- Phân lập một số hợp chất bằng sắc kí lớp mỏng.
- Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số phân đoạn dịch chiết từ 4
loài thực vật: Ba chạc (Euodia lepta (Spreng) Merr.); Ba đậu (Croton tiglium
L.); Bạc thau (Argyreia acuta Lour.); Khổ sâm (Croton tonkinensis Gragnep.)
đối với một số chủng vi sinh vật. ứng định tính, chúng tui có nhận xét trong mẫu lá này chứa hàm lượng không
nhiều các hợp chất thứ sinh. Khi sử dụng EtOH chiết suất các chất từ lá Bạc
thau chúng tui đã phải tiến hành với lượng mẫu gấp đôi so với các mẫu còn
lại. Tuy nhiên, các hợp chất thứ sinh trong lá Bạc thau lại có khả năng tan khá
tốt trong nhiều loại dung môi khác nhau. Mỗi phân đoạn (tương ứng với một
loại dung môi) đều chứa hầu hết các nhóm chất: alkaloid, tannin, đặc biệt
flavonoid và glycolsid. Phân đoạn nước chứa tới 3 nhóm hợp chất:
polyphenol và đường khử. Nhưng các hợp chất trong lá cây Bạc thau chủ yếu
có tác dụng giải nhiệt, hoạt tính kháng khuẩn không cao. Số lượng chủng vi
khuẩn bị ức chế không nhiều: chỉ có 3 chủng – thấp nhất so với các mẫu thực
vật còn lại trong nghiên cứu này. Như vậy có thể kết luận rằng: Thành phần
hợp chất tự nhiên có trong cao phân đoạn chiết từ lá Bạc thau ít có khả năng
kháng vi sinh vật. Song theo kinh nghiệm dân gian, những hợp chất này lại có
khả năng điều chỉnh sự rối loạn trao đổi gluxit, và sử dụng trong điều trị đái
tháo đường. Điều này cần được kiểm nghiệm trong một nghiên cứu khác.
3.3.4. Mẫu lá cây Khổ sâm (Croton tonkinensis Gragnep.)
Trong 4 mẫu lá chúng tui sử dụng nghiên cứu, lá Khổ sâm là mẫu cho
phản ứng định tính phát triển nhất ở tất cả các phân đoạn. Trong nghiên cứu trước
đây của Phạm Thị Hồng Minh, lá Khổ sâm đã được tiến hành chiết rút chất
thứ sinh bằng dung môi MeOH cho lượng chất thứ sinh tương đối cao[17].
Khi tiến hành chiết rút bằng dung môi EtOH, qua định tính chúng tui cũng
thấy các chất thứ sinh trong lá cây Khổ sâm có thể chiết rút với hiệu suất cao
(phản ứng định tính cho hiện tượng rất rõ ràng nhất). Kết quả định tính hợp
chất tự nhiên trong 5 phân đoạn dịch chiết lá Khổ sâm thể hiện trong bảng
3.9.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh trong chế biến mì sợi (pasta) Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu về thảo luận nhóm và ảnh hưởng của nó đến khả năng nói của học sinh không chuyên ngữ Ngoại ngữ 0
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu khả năng hấp thụ tetracycline và ciprofloxacin trên bề mặt graphene oxide bằng phương pháp hóa học tính toán Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Một Số Dòng Giống Đậu Tương Tại Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu công nghệ trong hệ thống thông tin di động 4G và đi sâu khả năng triển khai sang thế hệ 5G Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu khả thi dự án xây dựng trung tâm đào tạo nghề tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top