jinjaujan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Doanh nghiệp là thành phần quan trọng trong hoạt động của nền kinh
tế, góp phần vào sự phát triển kinh tế của nước nhà. Tuy nhiên, ý thức pháp
luật của một số nhà doanh nghiệp chưa cao dẫn đến việc các doanh nghiệp
thực hiện không đúng các quy định pháp luật của Nhà nước hay thậm chí cố
tình thực hiện những hành vi sai phạm vì lợi ích của mình, nhiều trường hợp
gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước và xã hội. Một biện pháp quan trọng
góp phần tác động đến ý thức pháp luật của các nhà doanh nghiệp, làm cho họ
hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh tế
là hoạt động tư vấn pháp luật từ phía những người có chuyên môn là luật sư,
tổ chức hành nghề luật sư.
Những năm qua, bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, đội ngũ luật sư
đã có những đóng góp tích cực cho công tác tư pháp nói chung, bảo đảm cho
hoạt động xét xử được khách quan, công khai, minh bạch. Hoạt động của luật
sư, đặc biệt là việc tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp trong đầu tư, kinh
doanh, thương mại cũng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển
các quan hệ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Do đó, việc nghiên cứu cơ sở lý luận của hợp đồng tư vấn pháp luật
cũng như xem xét, khảo cứu thực trạng các quy định pháp luật, thực tiễn áp
dụng hợp đồng tư vấn pháp luật là một điều hết sức cần thiết, không chỉ để
giúp các doanh nghiệp có cơ hội hiểu hơn về loại hình hợp đồng dịch vụ này
mà còn giúp cơ quan nhà nước và các tổ chức hữu quan nghiên cứu để hoàn
thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật.
Đó chính là lý do tác giả lựa chọn chủ đề: “Những vấn đề lý luận và thực
tiễn về Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam” làm đề tài
cho luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tính đến thời điểm hiện nay, ở nước ta, chưa có công trình khoa học
nghiên cứu có tính hệ thống về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, có một số công trình khoa học sau nghiên cứu những đề
tài tương tự về hợp đồng dịch vụ pháp lý:
- Luận văn thạc sĩ luật học năm 2006 của tác giả Vũ Quỳnh Anh về
“Hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề luật sư – Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” đưa ra những khái niệm cơ bản về hợp đồng dịch vụ pháp lý,
phân biệt hợp đồng dịch vụ pháp lý với các loại hợp đồng dịch vụ khác.
- Luận văn thạc sĩ luật học năm 2011 của tác giả Nguyễn Như Chính về
“Pháp luật về dịch vụ thương mại pháp lý – những vấn đề lý luận và thực tiễn”,
xác định phạm vi và nội dung của các dịch vụ thương mại pháp lý ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ luật học năm 2013 của tác giả Hoàng Thị Vịnh về
“Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam” xây dựng được hệ thống lý luận về
dịch vụ pháp lý, tạo cái nhìn tổng quan về hợp đồng dịch vụ pháp lý, tổng hợp
được thực trạng các loại hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam.
- Bài viết “Từng bước xây dụng quan niệm về dịch vụ pháp lý phù hợp
tiến trình hội nhập quốc tế” của TS. Phan Trung Hoài trên Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật số 2, năm 2007, nêu ra quan điểm phạm vi của dịch vụ pháp lý
chỉ bao gồm dịch vụ pháp lý của luật sư; mặt khác, quan niệm về phạm vi
hành nghề của luật sư mở rộng nhiều hơn so với quy định hiện hành.
- Bài viết “Dịch vụ pháp lý và nhu cầu trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam” của TS. Nguyễn Văn Tuân trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số
chuyên đề Pháp luật về Doanh nghiệp, khẳng định dịch vụ pháp lý là hoạt
động rất đặc thù so với các loại dịch vụ thông thường khác; quan điểm về
phạm vi dịch vụ pháp lý ở Việt Nam bao gồm dịch vụ pháp lý của luật sư và
dịch vụ pháp lý của các tổ chức, đoàn thể xã hội và nhu cầu dịch vụ pháp lý
ngày càng tăng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top