daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
giang@g
Tóm tắt: Sò lông Anadara antiquata thuộc ngành Thân mềm (Mollusca), lớp Hai
mảnh vỏ (Bivalvia), có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, sò lông đang là món ăn được
ưa thích tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Các mẫu sò lông sử dụng trong
nghiên cứu được thu thập ở một số địa điểm thuộc miền Trung, Việt Nam (Thanh
Hóa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận). Chiều rộng
(SW), chiều dài (SL), chiều cao vỏ phải (HRV), chiều cao vỏ trái (HLV), chiều dài
dây chằng (LL), chiều sâu khoang mấu lồi phải (UHR), chiều sâu khoang mấu lồi
trái (UHL), đối xứng của vỏ phải (SRV) và đối xứng của vỏ trái (SLV) của sò lông
A. antiquata trung bình lần lượt là 41,45 mm; 22,54 mm; 29,27 mm; 28,49 mm;
25,74 mm; 7,90 mm; 8,33 mm; 8,58 mm; 8,41 mm. Thể tích vỏ (SV) và thể tích
khoang vỏ (DSWT) trung bình lần lượt là 4,45 ml; 11,11 ml. Trọng lượng vỏ khô
trung bình là 11,17 g.
Từ khóa: Anadara antiquata, đặc điểm hình thái, Hai mảnh vỏ, sò lông, miền
Trung Việt Nam.
1. MỞ ĐẦU
Sò lông Anadara antiquata thuộc ngành Thân mềm (Mollusca), lớp Hai mảnh vỏ
(Bivalvia), có giá trị kinh tế cao. Ngoài việc làm thực phẩm, thịt và vỏ sò lông còn được
y học cổ truyền dùng làm thuốc. Đông y gọi thịt sò lông là mao kham nhục, có vị ngọt,
mặn, tính ấm, không độc có tác dụng bổ huyết ôn trung, kiện vị, nhuận ngũ tạng, tiêu
khát, khai vị, trị lỵ kinh niên gây sốt lạnh, chữa thiếu máu, huyết hư, tiêu hóa kém, đau
dạ dày. Vỏ sò lông gọi là mao kham tử có thành phần chủ yếu là calcium carbonate
(trên 97%), đây là dược liệu có vị ngọt, mặn, tính hơi lạnh, có tác dụng tiêu tích, hóa
đàm, chữa vết máu tụ, tím bầm tê bại, đại tiện ra máu mủ, kiết lỵ, cam răng. Ở nước ta,
sò lông tập trung chủ yếu ở vùng ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng,
Quảng Nam, Bình Thuận [4]. Ở Việt Nam những nghiên cứu về sò lông A. antiquata
còn chưa nhiều, tập trung chủ yếu là các nghiên cứu về khả năng lọc, làm sạch môi
trường, hạn chế ô nhiễm kim loại nặng (Lê Thị Mùi, 2007) [3]; Nguyễn Thị Phương
Hiền và Nguyễn Chính, 2013) [1]; nghiên cứu sự thủy phân sò lông (Nguyễn Thị Mỹ
Hương và Đặng Thi Thu Hương, 2013) [2]… Bài báo này trình bày một số đặc điểm
hình thái của A. antiquata ở miền Trung, Việt Nam làm cơ sở cho việc nghiên cứu đa
dạng di truyền và phát sinh chủng loại bằng chỉ thị phân tử mà chúng tui sẽ công bố
trong các công trình tiếp theo.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát tính chất đặc trưng Von-Ampe của một số hợp chất có hoạt tính sinh học và ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến nước cam cô đặc Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu keo da láng Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Vàng tâm (Magnolia fordiana) làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và khảo sát tính chất quang điện của PbTiO3 pha tạp một số ion kim loại chuyển tiếp Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia Nông Lâm Thủy sản 0
D Định danh và phân loại một số loài cá nước ngọt phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top