tctuvan

New Member
Link tải miễn phí luận văn
Đề bài số 1:
Ông A là chủ sử dụng hợp pháp 02 thửa đất. Thửa thứ nhất rộng 1.015m2 có nhà và tài sản trên đất. Thửa thứ 2 rộng 1000m2 là đất trồng sắn tại xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Năm 1980, ông A đi xây dựng kinh mới tại Lâm Đồng. Anh B là cháu ruột tiếp tục sử dụng 02 thửa đất này. Cho đến nay, 02 thửa đất này vẫn chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong bản đồ địa chính xã lập năm 1998 đứng tên anh B là người kê khai, sử dụng những thửa đất này. Năm 2004, ông A mất có để lại di chúc cho anh B thừa kế 02 thửa đất của mình. Sinh thời vợ chồng ông A sinh được 2 người con là bà C và ông D (bố ông B). Năm 2006, bà C từ Lâm Đồng về kiện đòi thừa kế quyền sử dụng đối với 02 thửa đất này.
Hỏi:
1. Bà C có quyền đòi thừa kế quyền sử dụng 02 thửa đất mà anh B đang sử dụng không? Vì sao?
2. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc này? Vì sao?
3. Vụ việc này được giải quyết như thế nào theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.


Bài làm:
1. Bà C không có quyền đòi thừa kế quyền sử dụng 02 thửa đất mà anh B đang sử dụng. Vì:
Thứ nhất: ông A có quyền để lại thừa kế hợp pháp cho anh B 2 thửa đất.
Vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất được quy định thành một chương riêng trong bộ luật Dân sự năm 1995 (chương VI). Luật đất đai năm 2003 (Điều 106) cũng khẳng định: quyền sử dụng đất nông nghiệp là tài sản của người sử dụng đất, vì vậy họ có quyền để lại thừa kế sau khi chết như đối với các loại tài sản khác.
- Theo quy định tại Điều 739 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 734 Bộ luật dân sự 2005), quy định về những người được để thừa kế quyền sử dụng đất gồm:
“ 1. Cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản;
2. Cá nhân, thành viên của hộ gia đình được giao đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở;
3. Cá nhân có quyền sử dụng đất do được người khác chuyển quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.”
Và tại khoản 5 Điều 113 Luật đất đai năm 2003 quy định: “Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hay theo pháp luật.” Vì ông A là chủ sử dụng hợp pháp 02 thửa đất: Thửa thứ nhất rộng 1.015m2 có nhà và tài sản trên đất; Thửa thứ 2 rộng 1000m2 là đất trồng sắn tại xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội nên theo quy định của pháp luật đã nêu, ông A có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất.
- Năm 1980 ông A đi xây dựng kinh tế mới tại Lâm Đồng, cháu ruột ông là anh B tiếp tục sử dụng 02 thửa đất này. Như vậy, theo dữ kiện đề bài đã cho thì giữa ông A và anh B thời điểm này không hề phát sinh quan hệ tặng cho, mua bán, chuyển quyền sử dụng đất (không trái với quy định của tại thời điểm đó theo hiến pháp và pháp luật về đất đai cấm mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất), nên ông A vẫn là chủ sử dụng hợp pháp 02 thửa đất này và đồng thời theo đó, ông A có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất.
- Bên cạnh đó, Điều 184. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003 thì việc chuyển quyền sử dụng đất khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện trước ngày 01/01/2007, sau ngày 01/01/2007 thì “… người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được thực hiện các quyền về chuyển, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất…”. Như vậy, thời điểm khi ông A để lại di chúc thừa kế 2 thửa đất cho anh B năm 2004 là trước ngày 01/01/2007 khi mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ông chỉ là người sử dụng hợp pháp vẫn được coi là hợp pháp.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top