tctuvan

New Member
Môn thi : Kinh tế phát triển
Đề số 3


Lưu ý : trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng

1. Cơ cấu ngành kinh tế là sự tương quan giữa :
a. Khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân.
b. Khu vực thành thị và khu vực nông thôn
c. Khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
d. Không có trường hợp nào trên đây là đúng
2. Đứng trên góc độ tăng trưởng và phát triển, mô hình phát triển kinh tế của Việt nam trước giai đoạn đổi mới là:
a. Nhấn mạnh tăng trưởng nhanh
b. Nhấn mạnh công bằng xã hội
c. Phát triển toàn diện
d. Không có trong số mô hình trên.
3. Theo luật 70, để tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người của một nước trong vòng 10 năm, thì:
a. Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người hàng năm phải đạt 7%
b. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm phải đạt 7% năm
c. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm bằng 7% cộng với tốc độ tăng dân số
d. Cả (a) và (c)
4. Giả thiết có số liệu thống kê của nước A: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP là 8,8%, của vốn sản xuất là 8%, của lao động là 6%. Sử dụng hàm Cobb-Douglas gồm 3 yếu tố K, L, T với hệ số biên của K là 0,3, có thể tính được yếu tố T đóng góp vào tăng trưởng GDP là:
a. 15,9%.
b. 25,0%.
c. 63,6%
d. 69,3%.

5. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập tính trong một khoảng thời gian nhất định và được thể hiện qua:
a. Quy mô và tốc độ Tăng thu nhập bằng hiện vật.
b. Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bằng giá trị.
c. Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người
d. Tất cả các biểu hiện trên.
6. Giá được sử dụng để tính GDP bao gồm:
a. Giá so sánh, giá cố định, giá thực tế
b. Giá so sánh, giá gốc, giá danh nghĩa
c. Giá so sánh, giá hiện hành, giá sức mua tương đương
d. Giá thực tế, giá danh nghĩa, giá sức mua tương đương
7. Phát triển bền vững là yêu cầu và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển, hiện nay được quan niệm là:
a. Sự tăng trưởng kinh tế ổn định
b. Sự tăng trưởng kinh tế ổn định và thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội
c. Sự tăng trưởng kinh tế ổn định kết hợp với bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường.
d. Không có khái niệm nào là đúng.
8. Trong mô hình tăng trưởng, K. Marx đã bác bỏ quan điểm của A.Smith về:
a. Lao động là nguồn gốc cơ bản tạo ra mọi của cải cho đất nước.
b. Phân chia xã hội thành ba nhóm người: đại chủ, nhà tư bản và công nhân
c. Cung tạo nên cầu
d. Không có trường hợp nào ở trên.

1. Thu nhập quốc dân (NI) được hiểu là:
a. Tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ.
b. Phần giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ.
c. Phần giá trị mới của sản phẩm vật chất và dịch vụ
d. Phần thu nhập được quyền chi của các hộ gia đình.
2. Nếu các yếu tố khác không đổi, GDP sẽ tăng lên và mức giá cả chung giảm xuống khi:
a. Tăng quy mô tài sản hữu hình (vốn SX)
b. Tăng quy mô vốn đầu tư
c. Tăng tỷ lệ thất nghiệp thành thị
d. Tăng chi tiêu chính phủ.
3. Ở các nước đang phát triển, GDP thường lớn hơn GNI vì:
a. Xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu
b. Xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu
c. Thu lợi tức nhân tố lớn hơn chi trả lợi tức nhân tố với nước ngoài
d. Thu lợi tức nhân tố nhỏ hơn chi trả lợi tức nhân tố với nước ngoài
4. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển phản ánh:
a. Chất lượng của quá trình phát triển
b. Số lượng của quá trình phát triển
c. Mục đích cuối cùng của quá trình phát triển
d. Không có nhận định nào nêu trên là đúng
5. Hai nước A và B có GDP bình quân đầu người tương ứng là 500 USD và 1000 USD; tốc độ tăng GDP tương ứng là 8,2% và 4,7% năm. Biết tốc độ tăng dân số của mỗi nước là 1,2%. Sau bao nhiêu năm hai nước sẽ có GDP bình quân đầu người ngang nhau:
a. 10 năm
b. 15 năm
c. 20 năm
d. 30 năm

6. Giả thiết có số liệu thống kê của nước A năm 2007: Tốc độ tăng trưởng GDP là 6,3%, tốc độ tăng trưởng của vốn sản xuất là 6%, của lao động là 3,25%. Vận dụng hàm Cobb-Douglas gồm 3 yếu tố K, L, T với hệ số biên của K là 0,6, có thể xác định được nhân tố T đóng góp vào tăng trưởng GDP số điểm phần trăm là:
a. 1,3%
b. 1,4%
c. 1,7%
d. 2,1%
7. Mục đích cuối cùng của phát triển kinh tế là:
a. Tăng trưởng với tốc độ cao
b. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển
c. Đạt được sự tiến bộ xã hội
d. Tất cả các trường hợp trên
8. Cho số liệu của một nước: DI ( thu nhập quốc dân) đạt 510 tỷ$, khấu hao là 30 tỷ$, thu nhập nhỏ hơn chi trả lợi tức nhân tố nước ngoài là 35 tỷ$ và chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài là 15 tỷ$. GDP ( tổng sản phẩm quốc nội) là( tỷ$):
a. 430
b. 490
c. 560
d. 590
9. A. Smith cho rằng: hình thức phân phối thu nhập theo nguyên tắc “ai có gì được nấy”, theo đó tư bản được hưởng lợi nhuận, địa chủ thu địa tô, còn người công nhân nhận được tiền công là:
a. Công bằng, hợp lý.
b. Mang tính chất bóc lột vì địa chủ không phải bỏ vốn và không lao động.
c. Mang tính bóc lột vì nhà tư bản đã chiếm không một phần tiến công lao động của công nhân
d. Cả (b) và (c).

10. Bằng các số liệu nghiên cứu nền kinh tế Mỹ từ 1948 – 1981, Samuelson đã đưa ra kết luận thực chứng về yếu tố không góp phần vào tăng trưởng kinh tế Mỹ, đó là:
a. Lao động
b. Vốn .
c. Đất đai.
d. Công nghệ, kỹ thuật.
11. Trường phái Tân - cổ điển đánh giá vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng kinh tế là:
a. Không cần thiết.
b. Rất mờ nhạt.
c. Điều tiết tổng cầu bằng các chính sách kinh tế.
d. Tham gia điều tiết có mức độ vào nền kinh tế nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường.
12. Hai nước A và B có tỷ lệ tiết kiệm chiếm trong GDP lần lượt là 36% và 38%, tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên 1% và 1,4%; hai nước này có cùng hệ số ICOR là 4,5. Sử dụng mô hình Harrod – Domar, có thể kết luận: tốc độ tăng trưởng GDP/người của nước A:
a. Lớn hơn nước B
b. Nhỏ hơn nước B
c. Bằng nước B
d. hay (b) hay (c)
13. Mô hình của Solow cho rằng:
a. Sẽ không có tăng trưởng sản lượng đầu ra bình quân/lao động hay vốn sản xuất bình quân/lao động khi nền kinh tế đạt tới trạng thái ổn định (dừng)
b. Tốc độ tăng sản lượng bình quân đầu người bằng tốc độ tăng vốn sản xuất
c. Không có sự khác biệt giữa tốc độ tăng trưởng sản lượng trong thời gian trung hạn và dài hạn
d. Tốc độ tăng sản lượng giảm khi dân số tăng lên.
14. Một kết luận rút ra từ mô hình Harrod-Domar là: Nếu hai nước có cùng hệ số ICOR, có cùng mức tích lũy vốn thì sẽ có cùng:
a. Mức tăng trưởng GDP
b. Tốc độ tăng trưởng GDP
c. Mức GDP bình quân đầu người
d. Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người.

15. Theo số liệu thống kê của nước X năm 2007 theo giá hiện hành: GDP là 708,5 tỷ đơn vị tiền tệ, tổng tiết kiệm đạt 251,1 tỷ đơn vị tiền tệ. Tính toán theo mô hình Harrod-Domar với ICOR là 4,5, chỉ số giảm phát GDP là 1,78, mức GDP theo giá cố định năm 2008 đạt được là ( tỷ đồng):
a. 1.360,4
b. 764,3
c. 435,7
d. 429,4
16. Trong mô hình hai khu vực, Lewis và Oshima đã không đồng nhất trong quan điểm về:
a. Giải quyết mối quan hệ công nghiệp với nông nghiệp
b. Động lực của tăng trưởng kinh tế
c. Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội
d. Tất cả các quan điểm trên.
17. Khi bình luận về mô hình hai khu vực cổ điển (Lewis) trong giai đoạn nông nghiệp có dư thừa lao động, nhận xét nào sau đây là không đúng :
a. Lao động được rútt ra khỏi khu vực nông nghiệp nhưng không làm giảm tổng sản phẩm của khu vực này.
b. Lao dộng có thể chuyển từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp nhưng không phải tăng mức tiền công.
c. Mức tiền công trong khu vực công nghiệp trả theo mức sản phẩm trung bình của khu vực này.
d. Mức tiền công trong khu vực nông nghiệp trả theo mức sản phẩm trung bình của lao dộng khu vực này.
18. Theo mô hình hai khu vực Tân cổ điển cho thấy, mức tiền công khu vực công nghiệp có xu hướng tăng lên là do:
a. Đường cung lao động không có đoạn nằm ngang
b. Sản phẩm biên lao động nông nghiệp luôn dương
c. Giá nông sản ngày

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top