chim_canhcut

New Member
Download miễn phí Thiết kế công tắc tơ điện từ xoay chiều 3 pha
Chương 1. Những vấn đề chung
1. Khái quát và công dụng.
Công tắc tơ xoay chiều là một loại khí cụ điện dùng để đóng cắt từ xa hay bằng nút ấn các mạch điện lực có phụ tải.
Công tắc tơ xoay chiều dùng để đổi nối các mạch điện xoay chiều, nam châm điện của nó là nam châm điện xoay chiều, nhưng cũng có trường hợp nam châm điện là nam châm điện một chiều.
Theo nguyên tắc truyền động, ta có công tắc tơ kiểu hơi ép, kiểu thủy lực nhưng phần lớn các khí cụ điện hiện nay hay các công tắc tơ hiện nay thường được chế tạo theo kiểu điện từ.
Công tắc tơ xoay chiều có các bộ phận chính sau:
 Mạch vòng dẫn điện (gồm đầu nối, thanh dẫn và các tiếp điểm) là chi tiết dẫn điện từ lưới đến phụ tải và từ thiết bị này đến thiết bị khác.
 Hệ thống dập hồ quang.
 Các cơ cấu trung gian. Truyền và biến đổi năng lượng.
 Nam châm điện. Cơ cấu điện từ biến đổi điện năng thành cơ năng, tạo ra lực điện từ dùng để đóng mở công tắc tơ.
 Các chi tiết và các cụm cách điện
 Các chi tiết kết cấu vỏ...
2. Yêu cầu chung đối với công tắc tơ xoay chiều.
a.Yêu cầu về kĩ thuật
Đảm bảo độ bền nhiệt của các chi tiết, bộ phận khi làm việc ở chế độ sự cố và định mức  < []; nm < [nm] và jnm < [jnm].
Đảm bảo độ bền cách điện của các chi tiết bộ phận cách điện và khoảng cách cách điện khi làm việc với điện áp cực đại, kéo dài và trong điều kiện của môi trường xung quanh ( như mưa, bụi...), cũng như khi có điện áp nội bộ hay quá điện áp do khí quyển gây ra.
Độ bền cơ và tính chịu mài mòn của các bộ phận KCĐ trong thời gian giới hạn số lần thao tác thiết kế, thời hạn làm việc ở chế độ định mức và sự cố.
Đảm bảo khả năng đóng ngắt ở chế độ định mức và chế độ sự cố, độ bền điện của các chi tiết, bộ phận.
b.Yêu cầu về vận hành
Có độ tin cậy cao
Có tuổi thọ lớn, thời gian sử dụng lâu dài
Đơn giản trong chế tạo, dễ thao tác, thay thế và sửa chữa.
Phí tổn cho vận hành, tiêu tốn năng lượng ít.
c.Yêu cầu kinh tế x• hội
Giá thành hạ
Tạo điều kiện để dễ dàng thuận tiện cho người vận hành
Đảm bảo an toàn trong lắp giáp và sửa chữa.
Có hình dánh và kết cấu phù hợp , đẹp.
Vốn đầu tư cho chế tạo và lắp giáp ít.
3. Nguyên lý làm việc và kết cấu trung của công tắc tơ xoay chiều
Cơ cấu điện từ gồm hai bộ phận: cuộn dây và mạch từ và được phân thành nhiều loại như công tắc tơ kiểu điện từ hút chập, công tắc tơ kiểu điện từ kiểu hút ống dây và công tắc tơ kiểu hút ống thẳng.
Tất cả các công tắc tơ trên đều làm việc theo nguyên lý điện từ gồm mạch từ dùng để dẫn từ nó là những lá thép kĩ thuật điện được dập thành chữ E hay chữ U và được ghép lại với nhau. Mạch từ được chia làm hai phần: một phần được kẹp chặt cố định, phần còn lại là nắp được nối với hệ thống tiếp điểm qua hệ thống tay đòn.Cuộn dây hút có điện trở và điện kháng rất bé.
Khi ta đặt điện áp vào hai đầu cuộn dây của nam châm điện sẽ có dòng điện chạy trong cuộn dây, cuộn dây sẽ sinh ra từ thông khép mạch qua lõi sắt và khe hở không khí  tạo lực hút điện từ kéo nắp (phần ứng) về phía lõi. Khi cắt điện áp (dòng điện ) trong cuộn dây thì lực hút điện từ không còn nữa và nắp bị nhả ra.
4.Lựa chọn sơ bộ nam châm điện.
Dựa vào số lần thao tác trong một giờ ta phân biệt được chế độ làm việc của công tắc tơ điện xoay chiều ba pha nói trên, làm việc ở chế độ làm việc nhẹ.
Công tắc tơ xoay chiều dùng nam châm điện có mạc từ hình chữ E hay chữ U có nắp quay quanh trụ hay chuyển động tịnh tiến theo kiểu hút ống dây, chuyển động kiểu hút thẳng, kiểu quay trên một cạnh và có phần ứng nằm ngoài cuộn dây, phấn ứng chuyển động trong lòng ống dây hay một phần ống dây.
Qua phân tích ưu nhược điểm của các loại NCĐ đ• có sẵn. Ta chọn NCĐ hình chữ E, kiểu hút thẳng có phần ứng chuyển động một phần trong lòng ống dây.
Loại kết cấu này có nắp và phần động chuyển động tịnh tiến, phương chuyển động trùng với phương tác dụng của các lực. Đồng thời cho đặc tính lực hút tương đối lớn, hành trình chuyển động nhanh, thời gian chuyển động ngắn. Từ thông rò không sinh ra lực từ phụ.
Tuy nhiên đi cùng với những ưu điểm thì NCĐ có kết cấu trên còn có mặt hạn chế là: Có bội số dòng điện lớn so với các mạch từ khác nên không thể dùng trong các chế độ làm việc nặng và trung bình. Lực lò xo nhỏ, công suất nhỏ.
Việc dùng kết cấu NCĐ hình chữ E, kiểu hút thẳng, có phần ứng chuyển động một phần trong lòng ống dây hoàn toàn phù hợp với công tắc tơ xoay chiều 3 pha kiểu điện từ có chế độ làm việc nhẹ.
5.Lựa chọn hệ thống tiếp điểm chính và hệ thống tiếp điểm phụ.
Với yêu cầu thiết kế công tắc tơ xoay chiều 3 pha có tần số đóng cắt = 105 lần. Nên các tiếp điểm phải đảm bảo độ mài mòn về điện và cơ. Qua phân tích và khảo sát các loại tiếp điểm (như tiếp điểm kiểu ngón, tiếp điểm lưỡi, tiếp điểm kiểu tấm phẳng...) chọn tiếp điểm chính kiểu cầu, tiếp xúc mặt phù hợp với NCĐ kiểu hút thẳng với dòng điện đi qua tiếp điểm chính Iđm = 200Tiếp điểm phụ kiểu cầu, tiếp xúc điểm ứng với dòng làm việc nhỏ I =5A.
Tiếp điểm cầu có hai chỗ ngắt có ưu điểm là khả năng ngắt lớn không cần dây nối mềm, có khả năng làm sạch nơi tiếp xúc, chiếm ít không gian. Ngoài ra việc dập hồ quang được đảm bảo.


1. Khái quát và công dụng. 3
2. Yêu cầu chung đối với công tắc tơ xoay chiều. 3
3. Nguyên lý làm việc và kết cấu trung của công tắc tơ xoay chiều 4
4.Lựa chọn sơ bộ nam châm điện. 4
5.Lựa chọn hệ thống tiếp điểm chính và hệ thống tiếp điểm phụ. 5
6. Lựa chọn sơ bộ hệ thống dập hồ quang. 5
Chương 2. Mạch vòng dẫn điện 6
2.1. Khái niệm về mạch vòng dẫn điện. 6
2.2. Yêu cần đối với mạch vòng dẫn điện. 6
2.3. Tính toán và lựa chọn thanh dẫn. 6
2.3.1.Xác định kích thước cho thanh dẫn ở chế độ làm việc dài hạn. 7
2.3.2.Kiểm nghiệm kích thước thanh dẫn. 9
2.3.3.Xác định kích thước thanh dẫn tĩnh. 11
2.4. Tính toán phần đầu nối. 11
a. Khái niệm. 11
b. Nhiệm vụ. 11
c. Yêu cầu. 11
d. Chọn dạng kết cấu đầu nối. 12
e. Xác định kích thước và số lượng bulông ốc vít. 12
2.5. Tính toán tiếp điểm. 13
2.5.1.Yêu cầu đối với tiếp điểm. 13
2.5.2.Chọn dạng kết cấu tiếp điểm. 15
2.5.3.Độ mở, độ lún. 15
2.5.4.Chọn vật liệu và kích thước tiếp điểm. 16
2.5.5.Xác định nhiệt độ, điện trở tiếp xúc, lực ép tiếp điểm và điện áp tiếp xúc khi làm việc dài hạn. 17
2.5.6.Tính dòng hàn dính. 20
2.5.7.Sự rung của tiếp điểm. 20
2.5.8.Sự mòn tiếp điểm và biện pháp khắc phục. 21
Chương 3. Kết cấu trong khí cụ điện 23
1. Đặc điểm cơ cấu, các yêu cầu cơ bản và các số liệu ban đầu. 23
2. Lập sơ đồ động của kết cấu. 23
3. Lực tác dụng và phản lực tác dụng trong cơ cấu, quy đổi lực. 24
4. Dựng đặc tính của lực tác dụng và phản lực tác dụng. 25
1. Khái niệm chung. 27
2. Chọn kiểu lò xo và vật liệu làm lò xo. 27
3. Tính toán lò xo. 28
Chương 5. Nam Châm Điện 31
1. Khái niệm chung. 31
2. Nhiệm vụ thiết kế. 31
3. Chọn dạng kết cấu. 31
4. Mạch từ nam châm điện. 32
5. Chọn từ cảm B, r, t chọn tại th 32
7. Lập sơ đồ thay thế mạch từ. 36
Chương 6. Thiết kế buồng dập hồ quang 51
1. Khái niệm về hồ quang điện. 51
2. Đặc điểm hồ quang điện xoay chiều. 51
3. Yêu cầu đối với hệ thống dập hồ quang. 51
4. Giá trị dòng điện ngắt trong khi tính toán hệ thống dập hồ quang. 52
5. Vật liệu kết cấu buồng dập hồ quang. 52
6. Kết cấu và kiểu buồng dập. 53

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top