Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẠI CƯƠNG VỀ LÔGÍC
I- ĐỐI TƯỢNG CỦA LÔGÍC HỌC.
1- Thuật ngữ lôgíc.
Thuật ngữ “Lôgíc” được phiên âm từ tiếng nước ngoài (Logic : Tiếng Anh ; Logique : Tiếng Pháp) thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng
Hilạp là Logos, có nghĩa là lời nói, tư tưởng, lý tính, qui luật v.v…
Ngày nay, người ta thường sử dụng thuật ngữ “Lôgíc” với những nghĩa sau :
- Tính qui luật trong sự vận động và phát triển của thế giới khách quan. Đây chính là Lôgíc của sự vật, Lôgíc khách quan.
- Tính qui luật trong tư tưởng, trong lập luận. Đây chính là Lôgíc của tư duy, Lôgíc chủ quan.
- Khoa học nghiên cứu về tư duy tiếp cận chân lý. Đây chính là Lôgíc học.
2- Tư duy và các đặc điểm của nó.
Nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ não người, quá trình đó diễn ra “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng” (Lê-nin). Trực quan sinh động (tức nhận thức cảm tính) là giai đoạn xuất phát của quá trình nhận thức. Nhận thức cảm tính diễn ra dưới 3
hình thức cơ bản : cảm giác, tri giác, biểu tượng. Những hình ảnh do nhận thức cảm tính đem lại là nguồn gốc duy nhất của sự hiểu biết của
chúng ta về thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, nhận thức cảm tính mới chỉ cung cấp cho ta tri thức về những biểu hiện bề ngoài của sự vật. Để có
thể phát hiện ra những mối liên hệ nội tại có tính qui luật của chúng, cần tiến đến tư duy trừu tượng (khái niệm, phán đoán,
suy luận, giải thuyết, v.v…). Với tư duy trừu tượng, con người chuyển từ nhận thức hiện tượng đến nhận thức bản chất, từ nhận thức
cái riêng đến nhận thức cái chung, từ nhận thức các đối tượng riêng đến nhận thức mối liên hệ và các qui luật phát triển của chúng. Tư duy trừu
tượng hay gọi tắt là tư duy chính là giai đoạn cao của quá trình nhận thức
1

Tư duy là sự phản ánh thực tại một cách gián tiếp. Khả năng phản ánh thực tại một cách gián tiếp của tư duy được biểu hiện ở khả năng
suy lý, kết luận lôgíc, chứng minh của con người. Xuất phát từ chỗ phân tích những sự kiện có thể tri giác được một cách trực tiếp, nó cho phép
nhận thức được những gì không thể tri giác được bằng các giác quan.
Tư duy là sự phản ánh khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ cơ bản, phổ biến không chỉ có ở một sự vật riêng lẻ, mà ở một lớp sự vật
nhất định. Khả năng phản ánh thực tại một cách khái quát của tư duy được biểu hiện ở khả năng con người có thể xây dựng những khái niệm
khoa học gắn liền với sự trình bày những qui luật tương ứng.
Tư duy là một sản phẩm có tính xã hội. Tư duy chỉ tồn tại trong mối liên hệ không thể tách rời khỏi hoạt động lao động và ngôn ngữ, là
hoạt động tiêu biểu cho xã hội loài người. Vì thế tư duy luôn gắn liền với ngôn ngữ và kết quả của tư duy được ghi nhận trong ngôn ngữ.
3- Lôgíc học nghiên cứu là gì ?
Tư duy của con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: Sinh lý học thần kinh cấp cao, Điều khiển
học, Tâm lý học, Triết học, Lôgíc học v.v… Mỗi ngành khoa học đều chọn cho mình một góc độ, một khía cạnh riêng trong khi
nghiên cứu tư duy.
Bàn về đối tượng nghiên cứu của Lôgíc học, các nhà lôgíc học từ trước tới nay đã cố gắng đưa ra một định nghĩa bao quát, đầy đủ và
ngắn gọn về vấn đề này. Theo quan niệm truyền thống, Lôgíc học là khoa học về những qui luật và hình thức cấu tạo của tư duy chính xác.
Trong những thập niên gần đây, lôgíc học phát triển hết sức mạnh mẽ, do vậy đã có những quan niệm khác nhau về đối tượng của lôgíc
học.
- Lôgíc học là khoa học về sự suy luận (Le petit Larousse illustré, 1993).
- Lôgíc học là khoa học về cách thức suy luận đúng đắn (Bansaia Xovietscaia Encyclopedia, 1976).
- v.v…
Dù có sự biến đổi, Lôgíc học vẫn là khoa học về tư duy, nghiên cứu những qui luật và hình thức của tư duy, bảo đảm cho tư duy đạt đến
chân lý.
2
3
II- CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA LÔGÍC HỌC.
1- Tạm thời tách hình thức của tư tưởng ra khỏi nội dung của nó và chỉ tập trung nghiên cứu hình thức của tư tưởng.
Mọi tư tưởng phản ánh hiện thực đều bao gồm hai phần : Nội dung và hình thức. Nội dung của tư tưởng là sự phản ánh sự vật,
hiện tượng của thế giới khách quan. Hình thức của tư tưởng chính là cấu trúc lôgíc của nó.
Ví dụ :
- Mọi kim loại đều dẫn điện.
- Tất cả những tên địa chủ đều là kẻ bóc lột.
- Toàn thể sinh viên lớp Triết đều là đoàn viên.
Ba tư tưởng trên đây có nội dung hoàn toàn khác nhau nhưng lại giống nhau về hình thức. Chúng đều có chung cấu trúc lôgíc : Tất cả S là
P.
Lôgíc học tạm thời không quan tâm đến nội dung của tư tưởng, chỉ tập trung nghiên cứu hình thức của tư tưởng mà thôi. Chính vì vậy mà
ta gọi là lôgíc hình thức.
2- Các qui tắc, qui luật của lôgíc hình thức là sự phản ánh những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, chúng
không phụ thuộc vào thành phần giai cấp, dân tộc.
Ví dụ :
- Mọi kim loại đều là chất dẫn điện (Đ).
- Mọi chất dẫn điện đều là kim loại (S).
- Một số chất dẫn điện là kim loại (Đ).
Những qui tắc, qui luật của lôgíc hình thức có tính phổ biến, chúng là những yêu cầu cần thiết cho mọi nhận thức khoa học
để đạt đến chân lý. Chính vì vậy, lôgíc tự nhiên của nhân loại là thống nhất và như nhau.
3
4
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top