Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Câu hỏi:
Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) năm 1991 đã được Đại hội Đảng toàn quốc khóa X năm 2006 bổ sung và phát triển nhận thức về CNXH và phương hướng xây dựng CNXH ở Việt Nam như thế nào? Nêu rõ ý nghĩa của những vấn đề được bổ sung đó. Phải làm gì để góp phần thực hiện cương lĩnh của Đảng?

Năm 1991, trong bối cảnh tình hình chính trị trong nước và quốc tế đang diễn ra sự biến đổi sâu sắc, phức tạp, Đảng cộng sản mất đi vai trò lãnh đạo ở nhiều nước Châu Âu và đỉnh điểm là sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu, đất nước ta rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng về kinh tế, lạm phát tăng cao, cùng với đó là sự tấn công mạnh mẽ về kinh tế, chính trị và tư tưởng của các thế lực thù địch, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, còn được gọi là Cương lĩnh 1991. Cương lĩnh đã thể hiện quyết tâm của Đảng ta trong việc đưa đất nước đi lên theo con đường XHCN, có tính chất định hướng cho sự phát triển của nước ta trong thời kỳ mới, thời kỳ quá độ lên CNXH
Cương lĩnh 1991 nêu rõ 6 đặc trưng về CNXH mà nhân dân ta xây dựng, thể hiện rõ nhận thức của Đảng ta về CNXH, đó là:
- do nhân dân lao động làm chủ.
- có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất (LLSX) hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất (TLSX) chủ yếu.
- có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
- các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, Cương lĩnh 1991 cũng đề ra 7 phương hướng xây dựng CNXH:
- xây dựng nhà nước XHCN, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
- phát triển LLSX, công nghiệp hóa (CNH) đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.
- phù hợp với sự phát triển của LLSX, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất (QHSX) XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
- tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa làm cho thế giới quan Mac-Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.
- thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh.
- xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN là 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
- xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta.
Đại hội Đảng toàn quốc khóa X diễn ra trong bối cảnh đất nước ta đã trải qua 20 năm Đổi mới kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986. Trong tình hình mới, Đại hội X đã đánh giá cao vai trò định hướng của Cương lĩnh 1991, đồng thời nêu lên sự cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh Cương lĩnh cho phù hợp với thực tế và sự phát triển của toàn thế giới. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và những bài học kinh nghiệm được rút ra, Đại hội X đã bổ sung một số nội dung của Cương lĩnh 1991 như sau:
a. Đối với vấn đề nhận thức về CNXH:
Đại hội X đã bổ sung thêm 2 đặc trưng của CNXH mà đất nước ta sẽ xây dựng trong tương lai. Như vậy, Đảng ta nhận định CNXH sẽ có 8 đặc trưng thay vì 6 đặc trưng như trước. Tám đặc trưng này là:
Thứ nhất, “xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (trích văn kiện Đại hội X). Đây là một đặc trưng mới mà Đại hội X đã bổ sung xuất phát từ mục tiêu xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được nêu trong Cương lĩnh 1991, văn kiện Đại hội VIII và Đại hội IX. Cương lĩnh 1991 viết: “… mục tiêu dân giàu, nước mạnh theo con đường XHCN…”. Văn kiện Đại hội VIII chỉ rõ mục tiêu xây dựng đất nước là: “…dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh…”. Đại hội IX bổ sung mục tiêu này là: “…dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…”. Ta có thể thấy rằng cùng với thời gian, mục tiêu xây dựng CNXH được thay đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thời đại mới: xã hội XHCN không những chỉ là một xã hội giàu có, phồn vinh, mà còn là một xã hội bình đẳng văn minh, không còn chế độ người bóc lột người, nhân dân được tự do học tập, làm việc và tham gia xây dựng đất nước. Việc Đại hội X quyết định chuyển mục tiêu này thành một đặc trưng của CNXH cho thấy quyết tâm của Đảng ta trong việc thực hiện mục tiêu nói trên, coi đó là một tất yếu trong quá trình xây dựng thành công CNXH.
Thứ hai, đó phải là một xã hội “do nhân dân làm chủ”. Cương lĩnh 1991 viết: “xã hội do nhân dân lao động làm chủ”. Đặc trưng này là phù hợp với phương hướng xây dựng một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đại đa số nhân dân ta là những người lao động, tuy nhiên trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, cần phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân tộc bao gồm nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp. Việc bỏ từ “lao động” ra khỏi đặc trưng này sẽ phù hợp hơn với chính sách đại đoàn kết dân tộc của Nhà nước ta, thể hiện rõ tính dân chủ trong đường lối lãnh đạo của Đảng ta: tất cả mọi công dân Việt Nam đều có quyền chính đáng được tham gia xây dựng, làm chủ đất nước mình.
Thứ ba, “ có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên LLSX hiện đại và QHSX phù hợp với sự phát triển của LLSX”. Đặc trưng về QHSX trong CNXH mà Đại hội X chỉ ra đã có điểm khác biệt so với Cương lĩnh 1991, nội dung nói về “chế độ công hữu về những TLSX chủ yếu” được thay thế bằng “QHSX phù hợp với sự phát triển của LLSX”. Trong một nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, trong đó tồn tại cả hình thức sở hữu tư nhân, quan hệ sở hữu trong xã hội đan xen vô cùng phức tạp và còn đang phát triển, Đảng ta nhận định “QHSX phù hợp với sự phát triển của LLSX”.
Thứ tư, “có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Đặc trưng này không khác so với Cương lĩnh 1991.
Thứ năm, “con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện”. So với Cương lĩnh 1991, Văn kiện Đại hội X bỏ đi từ “bóc lột” khi nói về quyền lợi của con người trong xã hội mới. Xuất phát từ thực tiễn nước ta đang trong quá trình xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, vẫn còn tồn tại nhiều hình thức bóc lột, đặc biệt là ở khu vực kinh tế do tư bản tư nhân quản lý. Xét về lâu về dài, việc xóa bỏ tình trạng người bóc lột người vẫn là một trong những mục tiêu lớn khi xây dựng CNXH, nhưng trong thời kỳ quá độ, việc cho phép tồn tại các thành phần kinh tế có khả năng tạo ra tình trạng bóc lột vẫn có những yếu tố tích cực và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, cụm từ “…có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân” được thay thế bằng: “…phát triển toàn diện” khẳng định con người phải được phát triển toàn diện, đó là một trong những đặc trưng cơ bản của CNXH. Hơn nữa, không những chỉ có cá nhân phát triển mà toàn thể cộng đồng, toàn thể xã hội đều có thể phát huy tối đa năng lực của mình.
Thứ sáu, “các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”. Về cơ bản, nội dung này cũng giống với đặc trưng của CNXH được nêu ra trong Cương lĩnh 1991, chỉ nhấn mạnh thêm tính cộng đồng và khả năng tương trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn của các dân tộc đang sinh sống trên đất nước ta. Từ “cộng đồng” khẳng định các dân tộc trong nước là những bộ phận của một dân tộc, một cộng đồng lớn, có cùng chung một Tổ quốc, một nguồn gốc. Sự “tương trợ” giữa các dân tộc chính là khả năng phát huy những lợi thế riêng của từng vùng, miền, khu vực trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.
Thứ bảy, “có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản”. Đây là đặc trưng mới được bổ sung từ Đại hội X nhưng trên thực tế đã được nhắc đến trong phương hướng xây dựng CNXH và được bổ sung qua các kỳ Đại hội. Trong phương hướng xây dựng CNXH, Cương lĩnh 1991 viết: “xây dựng nhà nước XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…”, chưa đề cập đến tính pháp quyền của nhà nước XHCN. Tuy nhiên, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã xây dựng một nhà nước dân chủ mới và quản lý bằng pháp luật. Tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-1994), Đảng ta chính thức đưa ra khái niệm về “xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN”. Các Đại hội VIII, IX, X tiếp tục khẳng định quan điểm này.
Thứ tám, “có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”. Nội dung này không có gì thay đổi so với Cương lĩnh 1991.
b. Đối với phương hướng xây dựng CNXH
Cương lĩnh 1991 đã nêu lên 7 phương hướng xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ, Đại hội X đã sắp xếp lại, điều chỉnh, bổ sung thành 8 quá trình tất yếu phải thực hiện ở nước ta.
Thứ nhất, “phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Theo cương lĩnh 1991, Nhà nước ta chủ trương xây dựng “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế, Đảng ta nhận thức rõ nền kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đó là quy luật phát triển chung của nhân loại. Qua từng kỳ Đại hội, vấn đề xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã được đưa ra thảo luận. Đại hội IX coi nền kinh tế thị trường là mô hình tổng quát trên con đường đi đến CNXH, Đại hội X xác định đây là một quá trình tất yếu trên con đường đi đến CNXH.
Thứ hai, “đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa”. Đây cũng là một nội dung đã được bổ sung, phát triển hơn so với nội dung của Cương lĩnh 1991. Nếu như trước đây, Đảng ta nhận định: “công nghiệp hóa theo hướng hiện đại” thì đến Đại hội VIII, vấn đề công nghiệp hóa được gắn liền với quá trình hiện đại hóa, nghĩa là không những chỉ phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, mà còn phải đưa yếu tố hiện đại vào tất cả các bộ phận khác của nền kinh tế, phát triển LLSX tiên tiến, thực hiện được mục tiêu xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: Nội dung “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” được Đại hội Đảng lần thứ VII thông qua. (Cương lĩnh năm 1991) - Mở bài - Từ đại hội VI đến đại hội X, đảng ta đã hình thành từng bước nhận thức mới: - Về đặc trưng của nền văn hóa mới. - Về chức năng, vai trò, vị trí của nền văn hóa trong phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. - Đại hội đảng VII: - Đại hội lần thứ VII của Đảng họp tại Hà Nội, từ ngày 24 đến ngày 27-6- 1991. - Đại hội VII là thông qua hai văn kiện quan trọng: - Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH - Chiến lược, ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000. - Bầu đồng chí Đỗ Mười làm Tổng Bí thư của Đảng. - Tiếp tục khẳng định: Giáo dục đào tạo, khoa học là ưu tiên hàng đầu, đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới., phân tích làm rõ các phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội trong cương lĩnh bổ sung phát triển năm 2011, sáu đặc trưng cơ bản được thông qua ở đại hội 7 năm 1991, ví dụ thực tiễn cho 7 phương hướng cơ bản cương lĩnh 1991, hãy trình bày accs nội dung về xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng và phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam, bài tiểu luận cương lĩnh xây dưng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991 và bổ sung, phát triển năm 2011), phân tích và minh hoạ làm rõ tính chất Cương lĩnh của đảng các thời kì?, phương hướng xây dựng đất nước trong cương lĩnh năm 1991, phương hướng ĐI LÊN XHCN 1991, ý nghĩa của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1991, hãy trình bày sự phát triển nhận thức của đảng ta về phương hướng đi lên xhcn ở Việt Nam cương lĩnh 2011. làm gì để góp phần thực hiện phương hướng đó, nêu tính chất của cương lĩnh và phân tích, minh hoạ làm rõ tính chất cương lĩnh của Đảng ta qua các thời kì, việt nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm, làm rõ những phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam, Phân tích nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991. Quá trình vận dụng Cương lĩnh trong thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Bản thân cần làm gì để góp phần thực hiện thành công chính sách đại đoàn kết dân tộc, bài 2 nêu tính chất của cương lĩnh và phân tích minh họa làm rõ tính chất Cương Lĩnh của Đảng ta qua các thời kỳ, cương lĩnh nêu ra 7 định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội, Làm rõ những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được nêu ra trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiểu luận nhận thức của đảng cộng sản việt nam về chủ nghĩa xã hội thể hiện trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam (Cương lĩnh 1991), Đề 12. Những điểm bổ sung thể hiện sự phát triển của Cương lĩnh bổ sung 2011 so với Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ năm 1991, Những điểm bổ sung của Cương lĩnh bổ sung 2011 so với Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ năm 1991, nêu đường lối xây dựng và phát chuyển văn hóa trong thời kì quá độ lên XHCN, tiểu luận: cương lĩnh bổ sung năm 2011, chúng ta àm gì để góp phần thực hiện phương hướng cương lĩnh năm 2011, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên cnxh 2011, những nội dung chủ yếu về con đường đi lên cnxh ở việt nam do đại hội ix của đảng bổ sung và phát triển, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nhu the nao, kết luận Vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới từ đại hội VI và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cương lĩnh 2011, liên he 8 phương hương cơ ban xay dung CNXH trong cương linh bo sung 2011, học cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trách nhiệm bản thân, Nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước bổ sung năm 2011)?, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đảng ta bổ sung, phát triển vào năm nào, thành phần kinh tế nước ta theo cương lĩnh xây dựng đất nước, trình bày và phân tích những đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân đang xây dựng được đề cập trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung và phát triển năm 2011), bản thân làm gì để góp phần phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, đặc trưng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam theo tinh thần văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ xi, cương linh 2011 về xã hội xã hội chủ nghĩa, Phân tích đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa được Đảng xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), Nêu các đặc trưng cơ bản về xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam do Cương lĩnh năm 1991 của Đảng đề ra, Em hãy so sánh những đặc trưng về mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung phát triển năm 2011?, mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, cương lĩnh bổ sung năm 2011, LÀM RÕ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG “ CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI), cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên cnxh ở nước ta 2011, đặc trưng xây dựng xax hội XHCN, Mô hình, mục tiêu của xã hội xã hội chủ nghĩa được Đảng xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)., bài tiểu luận Cương lĩnh xây dựng đất nước trng thời kỳ độ quá lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, kết quả thực hiện các phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mô hình và mục tiêu của xã hội xã hội chủ nghĩa được đảng xác định trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, mô hình mục tiêu của xhcn được đảng nhà nước xđ trong cương lĩnh bổ sung năm 2011, Mô hình mục tiêu của xã hội chủ nghĩa được đảng xác định trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiểu luận cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời quá độ lên chủ nghĩa xhkh, tiểu luận cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bổ sung năm 2011, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta (bổ sung và phát triển năm 2011) và mục tiêu: phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Liên hệ trách nhiệm bản thân., Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta (bổ sung và phát triển năm 2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển 2011), mở đầu Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta và mục tiêu: phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển., 7 phương hướng trong cương lĩnh 1991, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên cnxh 1991 và 2011, nội dung tổng quát về xã hội XHCN được bổ sung, phát triển qua các kỳ đại hội của Đảng, trắc nghiệm cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991, CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘ Năm 1995 bài học kinh nghiêm, phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam theo cương lĩnh 2011, tiểu luận CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (CƯƠNG LĨNH 1991 VÀ 2011)., quan điểm của đảng ta hiện nay về công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên CNXH., CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (CƯƠNG LĨNH 1991 VÀ 2011)., Chủ đề 5: Nội dung và giá trị của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ( bổ sung, phát triển năm 2011). Vận dụng bài học và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong giai đoạn hiện nay., ý nghĩa của xây dựng nền văn hóa trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên cnxh nêu ra ở đại hội nào, câu hỏi xoay quanh nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá dộ lên CNXH 1991, tiểu luận cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và từ sự hoàn thiện về nhận thức đến hiệu quả thực tế ở Việt Nam, Những bổ sung, phát triển chủ yếu về Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (2011) lại coi kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế?, Những bài học trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên CNXH được Đại Hội VII của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước về công nghiệp hóa đại hội toàn quốc lần VII, bài tiểu luận về : Những phương hướng cơ bản chỉ đạo quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Ý nghĩa lý luận và thực tiễn, mở đầu về cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Trình bày đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được Đảng xác định tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội VIII có bổ sung, phát triển cương lĩnh 1991 hay không, Cương lĩnh xây dựng đát ở Đại hội IX, tiểu luận “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội năm 1991” – từ sự hoàn thiện về nhận thức đến hiệu quả thực tế ở Việt Nam., 7 phương hướng của cương lĩnh 1991, xây dựng chủ nghĩa xã hội cương lĩnh 1991, nhân thuc của đảng vê phương phương xây dung chu nghia xa hội cuong linh năm 1991, ý nghĩa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), hỏi đáp cương lĩnh 1991
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top