winthang54

New Member
Download Tiểu luận Đánh giá hệ thống chuỗi siêu thị Sài Gòn Co.op Mart miễn phí
Trong tiến trình hội nhập, yếu tố cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đi tìm cho mình những giải pháp giúp sử dụng và kết hợp các nguồn lực một cách tối ưu nhất nhằm giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần đến dịch vụ logistics, logistics có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO. Những bất cập trong hoạt động logistics đang trở thành bức xúc lớn, nếu chúng ta không nhanh tháo gỡ để làm tốt dịch vụ này thì sức cạnh tranh của quốc gia, sức cạnh tranh của DN và hàng hóa Việt Nam sẽ bị hạn chế rất nhiều. Hơn nữa tính chất, quy mô hoạt động dịch vụ logistics cũng rất rộng, nó bao gồm: hoạt động vận tải biển, một công đoạn của cảng sếp dỡ hàng hóa và kho bãi, việc phân phối thông qua các đại lý, tổng đại lý bán buôn, bán lẻ,…Nó là cả một quá trình tổng hợp của tất cả các khâu từ sản xuất cho đến tay người tiêu dùng….
Tuy nhiên chúng ta mới dừng lại ở khâu dịch vụ nội địa, chứ chưa vươn được ra các nước khu vực và trên thế giới. Hay chúng ta mới “giải quyết” được một vài công đoạn trong cả chuỗi dịch vụ Logistics khép kín…Nước ta đã có trên một nghìn Doanh nghiệp đăng ký làm logistics, nhưng chỉ có khoảng 800 DN thực sự có tham gia hoạt động, trong đó DN Nhà nước chiếm khoảng 20%, Công ty TNHH, DN cổ phần chiếm 70%, còn 10% là các gia đình, tư nhân làm nhỏ lẻ, tham gia làm từng phần, từng công đoạn. Đặc biệt, chuỗi cung ứng trong hệ thống logistics đang được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng và thực hiện ngày một tốt hơn.
Có thể nói, thị trường bán lẻ Việt Nam khá sôi động và hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia họat động. Vừa qua, Ngân hàng Thế Giới công bố chỉ số phát triển bán lẻ tòan cầu của Việt Nam trong năm 2007 đạt 74/100 điểm, đứng thứ 4 trên Thế giới (chỉ sau Ấn Độ, Nga, Trung Quốc). Với thị trường bán lẻ trị giá 37 tỷ USD mỗi năm, dự kiến tăng trưởng sức mua trong nước luôn đạt lớn hơn 20%. Điều đáng nói là chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục, đạt 118 điểm và đứng thứ 5 trên thế giới trong khi chỉ số này trên toàn cầu đang giảm. Đó chính là vì người tiêu dùng Việt Nam ngày càng được hưởng nhiều hơn sự tiện dụng của hệ thống bán lẻ. Từ đó thói quen mua sắm thay đổi cũng như xu hướng tiêu dùng của họ cũng thay đổi và trở thành những khách hàng ngày càng khó tình. Điều này đòi hỏi chuỗi cung ứng trong việc bán lẻ phải ngày càng củng cố và hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của người tiêu dùng.
Saigon Co-op được biết đến là doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu trong nước có mức doanh thu tương đối cao, chiếm vị trí số một trong số các nhà cung cấp hàng hóa tại Việt Nam và lọt vào top 500 nhà bán lẻ lớn trong khu vực. Tuy nhiên, so với năm trước thì Saigon Coop ở hạng 330, năm nay đã tụt 37 bậc. Nguyên nhân của sự tụt giảm này do một phần là sự phát triển của các nhà bán lẻ quốc tế nhưng cũng cần xem xét lại chuỗi cung ứng trong việc bán lẻ của hệ thống Saigon Coop hiện tại thế nào và cần cải thiện ra sao để chuỗi cung ứng ngày một hoàn thiện hơn và doanh thu ngày một cao hơn. Đó chính là lý do nhóm chúng tui chọn đề tài “HỆ THỐNG CHUỖI SIÊU THỊ BÁN LẺ CỦA SÀI GÒN CO-OP” để tìm hiểu rõ hơn về quy trình cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập.





Chương I
TỔNG QUAN VỀ LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SÀI GÒN CO-OP
Trải qua gần 20 năm với nhiều thăng trầm cùng với sự đi lên của nền kinh tế nước nhà, đến nay Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co-op) đã và đang khẳng định uy tín của mình trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Saigon Co-op là một chuỗi hệ thống siêu thị đang hoạt động tại TP HCM và các tỉnh thành miền Trung – Nam, nằm trong top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương và là nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.
Tiền thân là hợp tác xã (HTX) mua bán với tư duy thương mại mang đậm tính “cấp phát”. Lúc đó, hàng định lượng không đủ cung cấp cho khách hàng nên lãnh đạo Saigon Co-op buộc phải thiết lập mối quan hệ với các nhà sản xuất và những chủ vựa khu vực đồng bằng sông Cửu Long để mua thêm hàng hóa rồi bán ra với giá thỏa thuận. Đây chính là bước tập dượt cho đội ngũ nhân viên của Saigon Co-op làm quen với việc mua bán, đàm phán, ký kết hợp đồng... những việc còn rất mới mẻ, xa lạ trong ngành thương mại lúc bấy giờ. Chính vì vậy, đến khi mở cửa, cả đội ngũ cán bộ công nhân viên của Saigon Co-op đã “hội nhập” rất nhanh, kết hợp với việc cử cán bộ đi học, nghiên cứu thị trường, cung cách làm ăn cũng như tranh thủ sự giúp đỡ của các HTX quốc tế, Saigon Co-op đã từng bước khẳng định vị trí của mình đối với người tiêu dùng VN. Năm 1996, siêu thị đầu tiên của Saigon Co-op ra đời, đây chính là sự quay lại với “sở trường” của Saigon Co-op nhưng đã có một sự “lột xác”, sự thay đổi thực sự từ tư duy “cấp phát” sang “phục vụ”, đánh dấu một chặng được vừa làm, vừa học, vừa xây dựng... của Saigon Co-op thành công ngày nay.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

DOc và slide ppt
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top