thetrung84

New Member
Download Đồ án Khảo sát hệ thống treo xe Kia K3000 miễn phí



Mục lục : Trang
1.MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA ĐỀ TÀI.4
2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG TREO .4
2.1. CÔNG DỤNG, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI .4
2.1.1. Công dụng .5
2.1.2. Yêu cầu .6
2.1.3. Phân loại 6
2.1.3.1. Hệ thống treo độc lập .6
2.1.3.2. Hệ thống treo phụ thuộc 6
2.2. CẤU TẠO CHUNG CỦA HỆ THỐNG TREO 7
2.2.1. Bộ phận đàn hồi 7
2.2.1.1. Nhíp .7
2.2.1.2. Lò xo trụ 11
2.2.1.3. Thanh xoắn .11
2.2.1.4. Phần tử đàn hồi loại khí nén .12
2.2.1.5. Phần tử đàn hồi thuỷ khí .13
2.2.2. Bộ phận hướng 16
2.2.2.1. Bộ phận hướng của hệ thống treo phụ thuộc .16
2.2.2.2. Bộ phận hướng của hệ thống treo độc lập .16
2.2.3. Bộ phận giảm chấn .17
3.TỔNG THỂ VỀ XE KIA K3000S 19
3.1. SƠ ĐỒ TỔNG THỂ VỀ XE KIA K3000S .19
3.2. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN. .20
3.3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ .20
3.3.1. Hệ thống bôi trơn 22
3.3.2. Hệ thống nhiên liệu .23
3.3.3. Sơ đồ hệ thống làm mát .23
3.4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC .
3.4.1. Ly hợp và hộp số .24
3.4.2. Các đăng 24
3.5. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG LÁI .26
3.6. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG PHANH 28
3.7. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG TREO .29
3.8. CÁC BỘ PHẬN KHÁC .30
3.8.1. Hệ thống thiết bị điện .30
3.8.2. Khung xe .30
3.8.3. Buồng lái .31
4. KHẢO SÁT HỆ THỐNG TREO TRÊN XE KIA K3000S .32
4.1. SƠ ĐỒ CHI TIẾT HỆ THỐNG TREO .32
4.1.1. Hệ thống treo trước 32
4.1.2. Hệ thống treo sau xe KIA K3000S 32
4.2.1 Bộ phận đàn hồi .33
4.2. KẾT CẤU CÁC CHI TIẾT VÀ BỘ PHẬN CHÍNH . 33
4.2.1 Bộ phận đàn hồi .33
4.2.1.1. Kết cấu của lá nhíp .33
4.2.1.2. Kết cấu của bộ nhíp .34
4.2.1.3. Ưu nhược điểm .34
4.2.2. Bộ phận hướng 35
4.2.3. Bộ phận giảm chấn .36
5. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG TREO TRÊN XE KIA K3000S .39
5.1. BỘ PHẬN ĐÀN HỒI .39
5.1.1. Âàûc tênh âaìn häöi yãu cáöu.39
5.1.2. Đặc tính đàn hồi của hệ thống treo trước .41
5.1.3. Đặc tính đàn hồi của hệ thống treo sau 43
5.2.1. Tính toán kiểm nghiệm hệ thống treo trước . .45
5.2.2.Sơ đồ tính .45
5.2.3. Xác định các thông số cơ bản của nhíp trước .45
5.2.4. Tính toán kiểm nghiệm độ bền các lá nhíp .46
5.3.1. Tính toán kiểm nghiệm hệ thống treo sau . .51
5.3.1.1. Xác định các thông số cơ bản .52
5.3.1.2.Tính toán bộ phận giảm chấn .52
5.3.1.3. Tính toán kiểm nghiệm độ bền các lá nhíp .54
5.3.2.Tính toán bộ phận giảm chấn.55
5.3.2.1. Giảm chấn trước .55
5.3.2.2.Giảm chấn sau .63
6.1. CHẨN ĐOÁN SỬA CHỬA HỆ THỐNG TREO .71
6.1.1. Bộ phận dẫn hướng 71
6.1.2. Bộ phận đàn hồi . .72
6.1.3. Bộ phận giảm chấn 73
6.1.4. Bánh xe . .73
6.1.5. Thanh ổn định .73
6.2.1. Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống treo .74

1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Để đảm bảo cho xe khi chuyển động trên đường có độ êm dịu cần thiết, tránh những va đập giữa khung vỏ với các cầu hay hệ thống chuyển động trên đường tốt cũng như trên đường xấu. Khi quay vòng, tăng tốc hay phanh thì vỏ xe không bị nghiêng, ngữa hay chúc đầu. Xe chuyển động phải có tính ổn định và điều khiển cao. Mà hệ thống treo đảm nhận những yêu cầu đó, điều đó đòi hỏi hệ thống treo của xe phải được tính toán và chế tạo chính xác.
Đối với các loại xe tải nhẹ, chủ yếu dùng để chở hàng. Với địa hình Việt Nam không cho phép xe chuyển động trên 1 loại đường nên ngoài việc tính toán chế tạo chính xác cần đảm bảo độ bền lớn có thể sử dụng trên mọi địa hình . Do vậy phải chọn hệ thống treo phù hợp.
Chất lượng của hệ thống treo còn phụ thuộc rất nhiều vào công tác bảo dưỡng sửa chữa. Muốn làm tốt việc đó thì người cán bộ kỹ thuật cần nắm vững kết cấu và nguyên lý làm việc của các bộ phận của hệ thống treo.
Đề tài khảo sát và tinh toán kiểm nghiệm hệ thống treo mong muốn đáp ứng một phần nào mục đích đó . Nội dung của đề tài đề cập đến các vấn đề sau :
Giới thiệu về hệ thống treo .
Tính toán kiểm tra.
Chẩn đoán sửa chữa.
Các nội dung của đề tài cung cấp những kiến thức cần thiết về hệ thống treo, phương pháp tính toán kiểm tra hệ thống treo, bên cạnh đó đề tài còn mang một nội dung như một tài liệu hướng dẫn sử dụng bảo dưỡng sửa chữa.
2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG TREO
2.1. CÔNG DỤNG, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI.
2.1.1. Công dụng.
Hệ thống treo là tập hợp tất cả các cơ cấu để nối đàn hồi khung hay vỏ ôtô với các cầu hay hệ thống chuyển động.
Hệ thống treo nói chung gồm ba bộ phận chính : Bộ phận đàn hồi, bộ phận hướng, và bộ phận giảm chấn. Mỗi bộ phận đảm nhận nhiệm vụ và chức năng riêng biệt.
+ Bộ phận đàn hồi : Dùng để tiếp nhận và truyền các tải trọng thẳng đứng giảm va đập và tải trọng tác động lên khung vỏ và hệ thống chuyển động, đảm bảo độ êm dịu cần thiết cho ôtô khi chuyển động.
+ Bộ phận dẩn hướng : Dùng để tiếp nhận và truyền lên khung các lực dọc, lực ngang cũng như các mômen phản lực, mômen phanh tác dung lên xe. Động học của bộ phận dẩn hướng xác định đặc tính dịch chuyển tương đối của bánh xe đối với khung và vỏ.
+ Bộ phận giảm chấn : cùng với ma sát trong hệ thống treo, có nhiệm vụ tạo lực cản, dập tắt các dao động của phần được treo và không được treo, biến cơ năng thành nhiệt năng tiêu tán ra môi trường xung quanh.
Ngoài ba bộ phận chính trên trong hệ thống treo của các ôtô du lịch còn có thêm bộ phận phụ nữa là bộ phận ổn định ngang. Bộ phận này có tác dung làm giảm độ nghiêng và các dao động góc ngang của thùng xe.
2.1.2. Yêu cầu.
Hệ thống treo phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau :
Đặc tính đàn hồi của hệ thống treo (đặc trưng bởi độ võng tỉnh ft, và hành trình động fđ) phải đảm bảo cho xe có độ êm dịu cần thiết khi chạy trên đường tốt và không bị va đập liên tục lên các ụ han chế khi chạy trên đường xấu không bằng phẳng với tốc độ cho phép, khi xe quay vòng tăng tốc hay phanh thì vỏ xe không bị nghiêng, ngửa hay chúc đầu
Đặc tính động học, quyết định bởi bộ phận dẩn hướng phải đảm bảo cho xe chuyển động ổn định và có tính điều khiển cao cụ thể là :
Đảm bảo cho chiều rộng cơ sở và góc đặt các trục quay đứng của bánh xe dẩn hướng không đổi hay thay đổi không đáng kể.
Đảm bảo sự tương ứng động học giữa các bánh xe và truyền động lái, để tránh gây ra hiện tượng tự quay vòng hay dao động các bánh xe dẩn hướng xung quanh trụ quay của nó.
Giảm chấn phải có hệ số dập tắt dao động thích hợp để dập tắt dao động hiệu quả và êm dịu.
Có khối lượng nhỏ, đặc biệt là phần không được treo.
Kết cấu đơn giản dể bố trí, làm việc bền vững tin cậy.
2.1.3. Phân loại.
Hiện nay có nhiều loại hệ thống treo khác nhau.
Nếu phân loại theo sơ đồ bộ phận dẩn hướng thì hệ thống treo dược chia ra hai loại: hệ thống treo độc lập và hệ thống treo phụ thuộc.
2.1.3.1. Hệ thống treo độc lập.
hệ thống treo độc lập là hệ thống treo được đặc trưng cho dầm cầu cắt (không liền) cho phép các bánh xe dịch chuyển độc lập
- Ưu điểm :
+ Nó cho phép tăng độ võng tỉnh, độ võng động, do đó tăng độ êm dịu chuyển động của xe .
+ Nó cho phép giảm dao động các bánh xe dẩn hướng do hiệu ứng momen con quay.
+ Tăng khả năng bám đường, cho nên tăng được tính ổn định và điều khiển.
Nhược điểm : Có kết cấu phức tạp, đắt tiền đặc biệt với cầu chủ động.
2.1.3.2. Hệ thống treo phụ thuộc.
Là hệ thống đặc trưng dùng với dầm cầu liền.Bởi vậy, dịch chuyển của các bánh xe trên một cầu phụ thuộc lẫn nhau. Việc truyền lực và mô men từ bánh xe lên khung có thể thực hiện trực tiếp qua các phần tử đàn hồi dạng nhíp hay nhờ các thanh âoìn.
- Ưu điểm :
+ Cấu tạo đơn giản, giá thành hạ trong khi đảm bảo hầu hết các yêu cầu của hệ thống treo khi tốc độ không lớn.
-Nhược điểm :


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top