Link tải miễn phí luận văn
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập nhập quốc tế và triển khai thực hiện Luật hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005, ngày 31/12/2005, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 2148/QĐ-TCHQ về Quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2006. Qua ba năm triển khai thực hiện, ngành Hải quan đã có những bước chuyển biến quan trọng trong việc tạo thuận lợi thương mại đồng thời đảm bảo kiểm soát việc tuân thủ pháp luật hải quan. Những kết quả này đã được lãnh đạo Bộ Tài chính, các Bộ, ngành liên quan và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá và ghi nhận. Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế, vướng mắc; đặc biệt là tình hình lợi dụng cơ chế tạo thuận lợi để buôn lậu, trốn thuế và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan... đặt ra yêu cầu tăng cường hơn nữa năng lực kiểm tra, kiểm soát của ngành Hải quan thông qua việc xây dựng, phát triển phương pháp quản lý hải quan hiện đại - phương pháp quản lý rủi ro.
Trong những năm gần đây, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại có nhiều diễn biến phức tạp, đa dạng về thành phần, cách, thủ đoạn. Các đối tượng buôn lậu thường có sự móc nối, câu kết, hoạt động có tổ chức, ổ nhóm, thành lập các đường dây giữa các đối tượng trong nước và nước ngoài. Phạm vi hoạt động và mức độ hậu quả do các vi phạm gây nên có xu hướng gia tăng trên tất cả các địa bàn trong cả nước, làm ảnh hưởng xấu đến tiến trình phát triển kinh tế của đất nước và đời sống của nhân dân. Trước tình hình đó, việc nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Để đạt được điều đó, ngành Hải quan cần tổ chức tốt công tác quản lý rủi ro làm nền tảng cho hoạt động nghiệp vụ hải quan. Đây là một trong những công tác quan trọng hàng đầu cần được nghiên cứu, phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Mặc dù là một công tác nghiệp vụ cơ bản và rất quan trọng, nhưng thực tế cho thấy, còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức hải quan ở các cấp, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng cũng như cách thức tổ chức xây dựng, quản lý, ứng dụng quản lý rủi ro; dẫn đến công tác này chỉ được tiến hành một cách hình thức, thậm chí nhiều nơi chưa thực hiện. Khả năng phân tích, đánh giá rủi ro của đại bộ phận công chức hải quan còn rất hạn chế; nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong một số khâu, lĩnh vực nghiệp chưa được nghiên cứu, xem xét thấu đáo; dẫn đến tình trạng nhiều rủi ro chưa được xem xét và kiểm soát kịp thời. Tất cả các hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực quản lý của ngành Hải quan.
Bên cạnh những hạn chế về tổ chức hoạt động thực tiễn thì vấn đề lý luận về công tác quản lý rủi ro cũng cần được xem xét lại và giải quyết cho phù hợp với tình hình thực tiễn công tác hiện nay của ngành Hải quan. Đặc biệt cần nghiên cứu, xây dựng thành hệ thống lý luận nghiệp vụ nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cho công tác này.
Xuất phát từ những trình bày ở trên, có thể nói rằng việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam” là cấp thiết, có tính thời sự, phù hợp với thực tiễn quá trình áp dụng quản lý rủi ro, cũng như tiến trình cải cách, phát triển, hiện đại hoá của ngành Hải quan hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích của đề tài là nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý rủi ro, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
- Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
+ Nghiên cứu làm rõ những vấn đề về lý luận về rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
+ Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro và công tác quản lý rủi ro; mối quan hệ của công tác này với các hoạt động nghiệp vụ khác.
+ Phân tích và dự báo tình hình rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; tổng hợp kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu một số đối tượng sau đây:
+ Lý luận và kinh nghiệm xây dựng và áp dụng quản lý rủi ro của Hải quan một số quốc gia trên thế giới;
+ Quá trình áp dụng quản lý rủi ro của Hải quan Việt Nam;
+ Thực trạng công tác quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
- Phạm vi nghiên cúu: trong phạm vi toàn quốc gắn với các hoạt động nghiệp vụ hải quan; thời gian nghiên cứu từ năm 2006 đến 2009.
4. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng biểu, nội dung luận văn được phân bổ thành 3 chương:
Chương 1: Quản lý rủi ro trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan.
Chương 2: Thực trạng thực hiện quản lý rủi ro trong lĩnh vực Hải quan ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả công tác của Hải quan Việt Nam
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay dự án BOT tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà nội Luận văn Kinh tế 0
T Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT Tỉnh Nam Định Luận văn Kinh tế 0
P Quản lý rủi ro tín dụng tại Sài Gòn Công thương Ngân hàng chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
F Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương Luận văn Kinh tế 0
G Đánh giá quy trình tác nghiệp tín dụng trong quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Luận văn Kinh tế 2
T Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP công Luận văn Kinh tế 0
F Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà nội chi nhánh Hưng Yên Luận văn Kinh tế 0
T Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh H Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top