Download miễn phí Luận văn Xử lý các vấn đề tài chính trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa. Thực tế tại Công ty Dich vụ Nông nghiêp Từ Liêm





Tổng diện tích đất Công ty đang quản lý và sử dụng là: 147.888 m2

 Trong đó:

 + Đất văn phòng phục vụ cho kinh doanh: 2.209 m2

 + Đất dùng trong sản xuất kinh doanh: 8.832,5 m2

 + Đất sản xuất nông nghiệp: 129.445,5 m2

 + Đất khác: 7.401,5 m2

 Có thể nói rằng, diện tích đất mà Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm đang quản lý và sử dụng là rất lớn so với các đơn vị khác. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng đất của Công ty là không cao. Đất đai bỏ hoang là chính, không có những dự án khả thi, có một số nơi thì đã bị dân cư lần chiếm làm nhà ở.

 Hiện nay, đơn vị chỉ sử dụng 2 diện tích đất là:

 - Xã Mỹ Đình, Từ Liêm Hà Nội, diện tích 1.507,12 m2 làm văn phòng Công ty.

 - Kiều Mai, Phú Diễn, Từ Liêm Hà Nội, diện tích 7.884 m2 đang góp vốn liên doanh với Công ty COTREXIM làm trung tâm thương mại.

 Khi cổ phần hóa, với mục đích đảm bảo hiệu quả sử dụng tài sản của Nhà nước, vấn đề đất đai của Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm cần được xem xét và giải quyết. Đặc biệt, việc xác định giá trị của các diện tích đất đang là vấn đề chưa giải quyết được.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ị doanh nghiệp có khi rất nhiều. Về phía nhà nước khi các công ty có tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp thì Nhà nước có thể thu hồi lại để bán cho cá nhân hay tổ chức khác. Tuy nhiên, khi bán, giá trị thu được thường nhỏ hơn giá trị còn lại trên sổ sách của công ty. Đây cũng là một hình thức nhà nước bị mất vốn. Ngoài ra, nếu tài sản loại ra là nhà cửa, vật kiến trúc thì việc thu hồi lại để bán hay bàn giao cho đơn vị khác là rất khó vì không thể chuyển đi được.
Vì vậy việc xác định chính xác những tài sản này có thực sự là doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hay không là rất cần thiết để giảm thiệt hại cho nhà nước.
c. Chi phí treo và các khoản lỗ luỹ kế.
Chi phí treo được hiểu là những khoản chi phí doanh nghiệp đã chi nhưng chưa hạch toán doanh thu, hiện tại vẫn treo trên sổ sách hay những khoản chi phí đã chi nhưng chưa có nguồn bù đắp. Treo một số khoản chi phí thực chất là một hình thức dấu lỗ. Tình trạng này xảy ra rất nhiều tại các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Chi phí treo bao gồm những loại sau:
- Chi phí cho các dự án nhưng không thực hiện được, vì vậy không có đối tượng để phân bổ. Chi phí treo loại này thường xảy ra ở các công ty xây dựng.
- Chi phí không hợp lý, hợp lệ bị cơ quan thuế xuất toán, các khoản tiền phạt chậm nộp thuế, phạt hợp đồng kinh tế, tiền lương chi quá không đúng chế độ quy định Theo quy định những chi phí này đơn vị phải hạch toán vào lợi nhuận sau thuế hay thu hồi lại nhưng thực tế vì không có đủ lợi nhuận bù đắp và không thu hồi lại được nên vẫn treo lại.
- Chi quỹ khen thưởng phúc lợi vượt quá nguồn hiện có.
- Các khoản chi phí đã thực chi nhưng đơn vị do muốn đảm bảo có lãi nên không hạch toán vào kết quả kinh doanh mà cố tình treo ở tài khoản “chi phí chờ kết chuyển”.
Tuy nhiên, do công tác quản lý nhà nước còn yếu kém vì vậy các cơ quan nhà nước vẫn không phát hiện ra những khoản chi phí treo của doanh nghiệp. Khi thực hiện cổ phần hóa, các doanh nghiệp mới báo cáo để đòi giảm vốn nhà nước.
Lỗ là tình trạng doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, chi phí lớn hơn doanh thu.
Xét về bản chất thì chi phí treo hay lỗ đều là hình thức làm mất vốn nhà nước. Nếu một doanh nghiệp bị thua lỗ quá nhiều thì khi cổ phần hóa, sẽ làm thiệt hại cho nhà nước. Vì vậy việc xử lý nhưng khoản thua lỗ này thế nào là rất cần thiết để giảm thiệt hại cho nhà nước.
2/ Cơ sở pháp lý để xử lý các vấn đề tài chính xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa ở Việt Nam.
Cổ phần hóa là giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước mang tính triệt để và tối ưu đối với đất nước ta. Tuy nhiên, để trở thành một chính sách quốc gia, một chiến lược cải cách thành phần kinh tế nhà nước như ở nước ta hiện nay thì cổ phần hóa đã trải qua một trăng đường dài. Đường lối, chính sách về cổ phần hóa luôn được thay đổi và cập nhật. Qua đó, chính sách xử lý tồn tại tài chính cũng được thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ.
Hiện nay, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang được thực hiện theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần và thông tư 146/2007/TT-BTC ngày 6/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ. Nghị định và Thông tư trên quy định việc xử lý một số vấn đề về tài chính khi cổ phần hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với từng tồn tại cụ thể việc xử lý còn phair căn cứ vào Luật kế toán, các chế độ hạch toán kế toán và những văn bản liên quan.
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA VÀ CÁC VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH KHI XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP TỪ LIÊM HÀ NỘI.
I/ Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm và quá trình cổ phần hóa của công ty.
1/ Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm:
Ngày 16/11/1994 Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã có quyết định số 2851/QĐ-UB về việc sáp nhập bốn đơn vị ngành nông nghiệp của Huyện Từ Liêm là: Công ty Dịch vụ kỹ thuật, Công ty vật tư, Xí nghiệp cơ giới và Xí nghiệp thức ăn gia súc, thành lập Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm. Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm là đơn vị trực thuộc UBND Huyện Từ Liêm.
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là:
Dịch vụ sản xuất nông nghiệp
Kinh doanh vật tư nông nghiệp
Sản xuất kinh doanh phân bón, giống cây trồng và vật nuôi
Thực hiện các hợp đồng về làm đất, vận tải, san nền, sửa chữa cơ khí
Xây dựng hạ tầng, sản xuất vật liệu xây dựng
Xây dựng và kinh doanh văn phòng, nhà ở.
Với ngành nghề kinh doanh trên, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Dịch vụ nông nghiệp theo sơ đồ sau:
Cơ cấu tổ chức của Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm
GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ TOÁN THỐNG KÊ
PHÒNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
PHÂN XƯỞNG NPK
ĐỘI XÂY DỰNG
ĐỘI SAN ỦI
ĐỘI KINH DOANH DU LỊCH
CỬA HÀNG THÚ Y
CỬA HÀNG GIỐNG
Do đặc điểm là đơn vị sáp nhập từ 4 đơn vị trực thuộc Huyện, lại đều là những đơn vị kinh doanh không có hiệu quả. Thê m vào đó, sự quản lý của bộ máy giám đốc yếu kém nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rât kém. Trong khi đó, Công ty lại đang sở hữu một diện tích đất đai lớn (tổng diện tích 147.888m2, bao gồm cả đất sản xuất kinh doanh nông nghiệp và phi nông nghiệp).
Bảng 1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Đơn vị tính: đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Tổng tài sản
7 438 542 984
7 463 004 758
8 942 616 147
2
Vốn nhà nước tại DN
3 159 184 245
3 588 487 154
3 678 458 154
3
Doanh thu
5 470 710 156
5 570 054 830
6 214 753 951
5
Lợi nhuận sau thuế
- 515 177 459
- 487 215 789
- 545 548 931
6
Nộp ngân sách NN
317.021.12
351 845 715
401 128 952
7
Nợ phải trả
4 015 147 158
4 751 489 563
6 303 820 591
8
Nợ phải thu
2 458 962 358
2 852 147 596
2 848 577 988
9
Lao động bình quân
98
100
103
10
Thu nhập bình quân
1 024 587
1 225 748
1 421 745
(Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm của Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm)
Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm không phải là doanh nghiệp lớn, tuy nhiên tui chọn trường hợp này vì công ty này có hầu hết các tồn tại tài chính mà các doanh nghiệp hiện có và quá trình cổ phần hóa đã kéo dài nhiều năm nhưng vẫn chưa thực hiện xong. Thêm vào đó, doanh nghiệp này có một diện tích đất đai lớn, đây là trở ngại lớn nhất trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp.
2/ Quá trình cổ phần hóa Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm.
Do Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm là doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, thua lỗ thường xuyên nên ngày 18 tháng 9 năm 2002, Uỷ ban nhân dân Huyện Từ Liêm đã có công văn số 550/UB-KH về việc đăng ký danh sách doanh nghiệp thực hiện bán khoán năm 2002, trong công văn nêu rõ Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm được xếp vào loại bán trong năm 2002.
Tuy nhiên, ngày 30 tháng 6 năm 2003, Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm đã có báo cáo xin chuyển đổi sang hình thức cổ phần hóa và được sự chấp thuận của UBND Thành phố Hà Nội với hình thức nhà nước giữ cổ phần chi phối. Tiếp sau đó, ngày 5 tháng 4 năm 2004, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội có quyết định số 2254/QĐ- UB cho phép Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm triển khai cổ phần hóa.
Tuy nhiên, do đến nay, việc xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm vẫn chưa được hoàn thành
Quá trình cổ phần hóa của Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm đến nay vẫn không thể hoàn thành được do các nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, Ban lãnh đạo của Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm và cán bộ công nhân viên trong công ty chưa nhận thức đúng về cổ phần hóa. Vì vậy, họ sợ sau khi cổ phần hóa quyền lợi của họ sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó nảy sinh tư tưởng chần chừ, né tránh, sợ trách nhiệm, thiếu chủ động thực hiện làm chậm tiến trình cổ phần hóa.
Thứ hai, trong quá trình hoạt động, với sự quản lý yếu kém nên Công ty có rất nhiều tồn tại tài chính như: các khoản nợ tồn đọng, các vấn đề về tài sản, lỗ Vì vậy gây khó khăn lớn cho quá trình xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Những tồn tại nay đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm được.
Thứ ba, Uỷ ban nhân dân Huyện Từ Liêm, cơ quan chủ quản của Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm chưa quan tâm thực sự đến quá trình cổ phần hóa của Công ty. UBND Huyện gần như không có sự chỉ đạo thực hiện đối với Công ty.
Trong các nguyên nhân trên thì tồn tại tài chính là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến công tác cổ phần hóa của Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm bị chậm trễ và kéo dài. Vì vây, xử lý tồn tài tài chính là việc làm hết sức cần thiết đối với quá trình cổ phần hóa của Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm.
II/ Vấn đề tài chính trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm.
1. Định giá tài sản.
Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ Liêm có số lượng tài sản cố định hữu hình không lớn. Nhà cửa, vật kiến trúc,máy móc thiết bị không nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp, việc định giá tài sản ủa Công ty Dịch vụ nông nghiệp Từ ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường cho Nhà máy xử lý chất thải nguy hại Huy Thịnh Nông Lâm Thủy sản 0
D Biến đổi của chất màu qua các điều kiện xử lý Khoa học Tự nhiên 0
D khảo sát địa kỹ thuật khu vực đất yếu, lựa chọn chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất & các giải pháp xử lý nền đường đắp trên đất yếu Khoa học Tự nhiên 0
A Tổng hợp và xác định các đặc trưng của một số hydroxide cấu trúc lớp kép ứng dụng trong xử lý môi trường Khoa học Tự nhiên 0
D GỢI ý xử lý các tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm lớp Luận văn Sư phạm 0
D XỬ LÝ TÌNH HUỐNG THẤT LẠC NGUỒN PHÓNG XẠ TẠI CÁC CƠ SỞ CÓ SỬ DỤNG NGUỒN PHÓNG XẠ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Khoa học Tự nhiên 0
N Thăm dò các biện pháp xử lý một số loại nước thải Kiến trúc, xây dựng 0
A Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải nhuộm bằng khoáng diatomit và phèn nhô Kiến trúc, xây dựng 0
M Khảo sát sự thay đổi mật số vi sinh vật ở các nồng độ Chlorine khác nhau khi xử lý cá Tra nguyên liệ Khoa học Tự nhiên 0
A Khảo sát các biện pháp xử lý chống nấm mốc đến khả năng bảo quản sản phẩm bưởi da xanh chế biến giảm Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top