daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Phần 1: Xây dựng kế hoạch bán hàng Bánh Trung Thu Kinh Đô
tại khu vực quận Cầu Giấy – Hà Nội trong năm 2015
1, Dự báo bán hàng
1.1, Về số dân cư, cơ cấu dân số:
Tại quận Cầu Giấy tính đến năm 2011, số dân khoảng 239,981 người, trong đó
người dưới 30 tuổi chiếm 41,7%. Như vậy thì quận Cầu Giấy là một thị trường có số
người tiêu thụ khá dồi dào, là một thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp. Dân số đông,
quy mô dân số trẻ làm cho quận Cầu Giấy trở thành một thị trường tiềm năng về tiêu
thụ hàng hóa trong đó có bánh Trung thu.
1.2, Về thu nhập của người dân:
Ở khu vực này thì cơ cấu dân cư phân theo ngành nghề khá đa dạng và phức
tạp, các nhóm ngành như học sinh sinh viên, nhân viên văn phòng, cán bộ công chức,
kinh doanh xét về khả năng tài chính thì phân loại được tập khách hàng: thu nhập
dưới 3 triệu đồng/tháng khoảng 33,3%, nhóm có thu nhập khoảng 3 -8 triệu/tháng
khoảng 56,4%, nhóm khách hàng có thu nhập cao hơn chiến 10,3%. Thêm vào đó là
mức tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định, lạm phát duy trì ở mức 7 -8% thì nhu cầu
về bánh Trung Thu vào dịp tết Trung Thu năm 2015 cũng sẽ có xu hướng tăng.
1.3, Về số lượng điểm bán:
Hiện nay số lượng điểm bán lẻ có mặt của sản phẩm Kinh Đô trên địa bàn quận
khoảng 245 điểm bán, gồm các siêu thị, các đại lý bán buôn, bán lẻ. Độ bao phủ thị
trường là khỏang 76%, hơi giảm nhẹ so với năm ngoái là 79%, tuy nhiên điều đó

không đáng kể tạo điều kiện khá thuận lợi khi doanh nghiệp triển khai các chiến lược
cung ứng trên khu vực.
1.4, Về số lượng khách hàng:
Năm 2014, số lượng khách hàng tìm đến các điểm bán của Kinh Đô đã tăng
đáng kể so với năm 2013, đó là do công ty Kinh Đô đã cải thiện được chất lượng sản
phẩm của mình. Như năm 2013 thì lượng khách hàng phàn nàn là bánh trung thu của
Kinh đô rất ngọt, béo và chất lượng không được tốt. Nắm bắt được điều đó công ty đã
đi vào nghiên cứu sản phẩm đưa ra thị trường được những sản phẩm chất lượng cao,
mẫu mã đẹp đặc biệt là những sản phẩm bánh trung thu dành cho những người ăn
kiêng rất được ưa chuộng.
1.5, Về sản lượng:
Hiện nay, 2.800 tấn bánh trung thu Kinh Đô đã được tiêu thụ trên thị trường,
tăng 15% so với năm trước.
Công ty cổ phần Kinh Đô (mã KDC ) vừa công bố sản lượng tiêu thụ bánh trung thu
năm 2014 và dự kiến doanh thu quý III/2014.
Hiện nay thì người tiêu dùng có xu hướng tập trung vào các dòng bánh cao cấp,
trong khi bánh trung thu bình dân có xu thế hẹp dần, điều đó là do nhu cầu của khách
hàng sử dụng trong các gia đình và biếu tặng là chủ yếu. Các dòng bánh cao cấp năm
nay sẽ chiếm từ 5 – 7 % thị trường.
Theo như năm ngoái thì sức mua tăng trong đó thì Công ty Kinh Đô phục vụ thị
trường 2.800 tấn bánh, tăng hơn 15% so với Trung thu năm 2013. Trong đó, lượng
dòng bánh Trung thu cao cấp Trăng Vàng tăng 25% và bánh Trung thu Kinh Đô tăng
12%. Gía bình quân bánh Trung thu Kinh Đô năm 2014 cũng tăng 7% so với năm
2013.
1.6, Về thị phần trong ngành:
Hoạt động kinh doanh chính của công ty Kinh Đô tập trung vào các mảng chính
bao gồm sản suất chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ và các loại bánh cao cấp
các loại đặc biệt là bánh trung thu đã đem đến một nguồn lợi nhuận rất lớn cho công ty.
Tính đến năm 2014 thì công ty đã chiếm lĩnh được 36% thị phần Miền Bắc.
1.7, Về đối thủ cạnh tranh:
Thị trường bánh trung thu luôn là một thị trường béo bở cho các công ty. Các
công ty luôn chạy đua với nhau trong các mùa trung thu.
Các đối thủ cạnh tranh lớn của công ty Kinh Đô như Bibica, Hỷ Lâm Môn, Như
Lan cùng nhiều các thương hiệu khác như Brodard, Givral, Nhà hàng Ái Huê, Đại
Phát, Đồng Khánh, Thành Long, Yến Sào Khánh Hòa… và một số nhà hàng, khách
sạn lớn cũng đã khởi động mùa kinh doanh bánh trung thu, tập trung sản xuất để đáp
ứng nhu cầu của người mua.
Ngoài ra không thể không kể đến hàng bánh Trung thu ở Hà Nội khiến Kinh Đô,
"thèm thuồng", đó là tiệm bánh trung thu gia truyền nổi tiếng ở Hà Nội tọa lạc trên phố
Thụy Khê (Tây Hồ, Hà Nội)

Từ những điều trên có thể đoán rằng:
- Sức mua sẽ tăng so với năm ngoái.
- Cơ cấu mặt hàng đa dạng, đầu tư mạnh ở cả hai phân khúc cao cấp và phổ
thông, đẩy mạnh nghiên cứu những sản phẩm giảm ngọt, giảm béo trong bánh
trung thu và thay đổi bao bì sao cho bắt mắt người tiêu dùng tạo điểm khác biệt
so với những sản phầm của đối thủ cạnh tranh.
- Theo như năm ngoái thì Kinh Đô bán được 2.800 tấn bánh tăng 15% so với năm
2013 từ đó có thể dự báo rằng mỗi điểm bán sẽ thu được khoảng 50tr/tháng (trừ
đi các chi phí thuê cửa hàng )
2, Xây dựng mục tiêu:
Tuy nhiên giá của các mặt hàng của năm 2014 đều tăng so với năm 2013 do giá của
các nguyên vật liệu đều tăng giá, nhưng giá của bánh trung thu Kinh Đô vẫn được khá
nhiều khách hàng ủng hộ so với các đối thủ cạnh tranh như Hữu Nghị hay Bibica. Qua
nghiên cứu thì có các mục tiêu sau:
2.1, Nhóm mục tiêu kết quả bán hàng:
- Doanh số bán hàng : 98.000.000.000 đồng trong đó doanh số bán hàng của mỗi điểm
bán là 400.000.000 đồng/tháng với 245 điểm bán tại khu vực
2.2, Nhóm mục tiêu nền tảng bán hàng:
- Số lượng phàn nàn của khách hàng: 2 lần/vụ
- Tốc độ tăng trưởng doanh số: tăng 20% so với năm 2014
- Giữ vững số lượng đại lý và điểm bán : 245 điểm bán bao gồm các cửa hàng Kinh Đô
Bakery, các siêu thị, các đại lý và các gian hàng thời vụ.
- Mức độ bao phủ thị trường tại khu vực của Kinh Đô đạt 38%.
- 100% nhân viên được đào tạo về kỹ năng bán hàng.
3, Xây dựng các chương trình hoạt động bán hàng:
3.1, Các hoạt động chuẩn bị bán:
- Quảng cáo trên truyền hình , báo đài với những câu nói nhân văn đi sâu vào lòng
người vào khung giờ khoảng 12h và 18h từ ngày 14/9/2015 tới ngày 27/09/2015 tức 2
tuần đầu tháng 8 âm lịch
- In các pano quảng cáo và treo tại các đại lý: mỗi đại lý một pano với câu nói : “Tết
Trung Thu – Tết của tình thân”.
- Các hoạt động tuyển dụng, huấn luyện và tạo động lực cho lực lượng bán hàng: thông
báo cho nhân viên về chương trình bán hàng trong dịp Tết Trung thu sắp tới.
+ Nhân viên của bộ phận marketing chuẩn bị các pano, cactolo để giới thiệu quảng bá
rộng rãi chương trình bán hàng trên khu vực và các vùng lân cận.
+ Nhân viên kho và bảo quản hàng hóa phải chuẩn bị kho và sắp xếp hàng cho hợp lý.

3.2, Các hoạt động triết khấu cho các đại lý:
- Đại lý mua hàng từ 200 – 300 triệu đồng được triết khấu 1% trên tổng giá trị đơn
hàng
- Đại lý mua hàng từ 300 – 500 triệu đồng sẽ được triết khấu 2% trên tổng giá trị đơn
hàng
- Đại lý mua hàng từ 500 triệu đồng trở lên sẽ được triết khấu 3% trên tổng giá trị đơn
hàng.
4, Ngân sách bán hàng:
Xây dựng ngân sách chi phí bán hàng:
Đơn vị ( triệu đồng)
Chi phí Số tiền Chi tiết
I, chi phí biến đổi
1, chi phí quảng
cáo
1.244 - 245 pano quảng cáo( 1,2tr/pano)
- 30.000 catolo quảng cáo sản
phẩm(0.015tr/catolo)
- 500tr tiền quảng cáo trên truyền
hình, báo đài

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top