daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ỘI DUNG KHÓA LUẬ
Khóa luận trình bày về quy trình nghiệm vụ của quá trình đặt vé xe khách qua
mạng. Đồng thời sẽ trình bày về ngôn ngữ mô hình hóa UML – công cụ phân tích thiết
kế hệ thống hướng đối tượng. Trên cơ sở đó sẽ phân tích thiết kế hệ thống đặt vé xe
khách chất lượng cao. Hệ thống hoàn thành sẽ giúp cho việc mua bán vé xe thuận lợi
hơn cũng như trợ giúp công ty vận tải quản lý các hoạt động hiệu quả hơn. Hệ thống
có các chức năng sau: Quản lý khách hàng, quản lý danh mục, quản lý người dùng và
quản trị hệ thống.
Khóa luận gồm các phần sau :
Tổng quan về UML: Giới thiệu tổng quan về UML và những cải tiến của UML
2.0.
Mô tả bài toán nghiệp vụ: Mô tả hoạt động chính của quy trình đặt mua vé qua
mạng.
Nắm bắt yêu cầu hệ thống: Xác định các chức năng chính của hệ thống, các
nhóm người sử dụng, các yêu cầu về hệ thống.
Phân tích thiết kế hệ thống: Phân tích hệ thống theo hướng đối tượng, phân rã
các chức năng hệ thống.
Cài đặt thử nghiệm hệ thống: Cài đặt một số chức năng của hệ thống.
Kết luận và hướng phát triển: Chỉ ra những kết quả thu được, những hạn chế và
hướng phát triển hệ thống.


CHƯƠNG 1.......................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1.1. Cơ sở lựa chọn đề tài................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 2
1.3. Phạm vi của đề tài .................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2.......................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN VỀ UML VÀ UML 2.0 ................................................................................ 4
2.1.Tổng quan về UML .................................................................................................... 4
2.1.1. Lịch sử ra đời của UML ..................................................................................... 4
2.1.2. UML là ngôn ngữ để trực quan hóa................................................................... 4
2.1.3. UML là ngôn ngữ dùng để chi tiết hóa............................................................... 5
2.1.4. UML là ngôn ngữ dùng để sinh ra mã ở dạng nguyên mẫu............................... 5
2.1.5. UML là ngôn ngữ dùng để lập và cung cấp tài liệu............................................ 5
2.1.6. Các thành phần của UML .................................................................................. 5
2.1.6.1. Các phần tử mang tính cấu trúc..................................................................... 5
2.1.6.2. Các phần tử thể hiện hành vi ......................................................................... 6
2.1.6.3. Các phần tử mang tính nhóm......................................................................... 6
2.1.6.4. Các mối quan hệ ........................................................................................... 7
2.1.6.5. Các loại biểu đồ ............................................................................................ 7
2.1.7. Các cơ chế chung của UML ( General Mechnism) ............................................ 8
2.1.8. Kiến trúc của hệ thống ....................................................................................... 9
2.1.9. Mở rộng UML..................................................................................................... 9
2.2. Giới thiệu về UML 2.0............................................................................................ 10
2.2.1. Biểu đồ tương tác (Interaction Overview Diagram).......................................... 10
2.2.2. Biểu đồ thời gian (Timing Diagram) ................................................................ 11
CHƯƠNG 3........................................................................................................................ 14
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG ............................................................................. 14
3.1. Đặc tả yêu cầu hệ thống.......................................................................................... 14
3.1.1. Mô tả tổng thể................................................................................................... 14
3.1.2. Các chức năng cơ bản của hệ thống.................................................................. 15
3.1.3. Các yêu cầu giao tiếp........................................................................................ 17
3.1.3.1. Giao diện người sử dụng ............................................................................. 17
3.1.3.2. Giao tiếp phần cứng .................................................................................... 18
3.1.3.3. Giao tiếp phần mềm.................................................................................... 18
3.1.3.4. Giao tiếp truyền thông................................................................................. 18
3.1.4. Các yêu cầu phi chức năng............................................................................... 18
3.1.4.1. Yêu cầu thực thi.......................................................................................... 18
3.1.4.2. Yêu cầu an toàn .......................................................................................... 20
3.1.4.3. Yêu cầu bảo mật ......................................................................................... 20
3.1.4.4. Yêu cầu chất lượng phần mềm .................................................................... 20
3.2. Phân tích yêu cầu hệ thống .................................................................................... 20
3.2.1. Xác định các tác nhân ...................................................................................... 20
3.2.2. Xác định các ca sử dụng................................................................................... 21
3.2.3. Mô hình các ca sử dụng.................................................................................... 22
3.2.3.1. Mô hình ca sử dụng mức tổng quát ............................................................. 22

3.2.3.2. Mô hình ca sử dụng mức chi tiết ................................................................. 23
3.2.4. Mô tả các ca sử dụng....................................................................................... 26
3.2.4.1. Gói đặt vé ................................................................................................... 26
3.2.4.2. Gói quản lý lịch trình .................................................................................. 30
3.2.4.4. Gói quản lý xe khách .................................................................................. 35
3.2.4.5. Gói quản lý điểm đến.................................................................................. 37
3.2.4.6. Gói quản lý phân quyền .............................................................................. 38
3.2.5. Xây dựng mô hình lóp ...................................................................................... 43
3.2.5.1. Gói đặt vé ................................................................................................... 43
3.2.5.2. Mô hình lớp ................................................................................................ 45
3.2.5.3. Gói quản lý đặt vé....................................................................................... 46
3.2.5.4. Gói quản lý xe khách .................................................................................. 47
3.2.5.5. Gói quản lý điểm đến.................................................................................. 48
3.2.5.6. Gói quản lý loại xe...................................................................................... 48
3.2.5.7. Gói quản lý phân quyền .............................................................................. 48
3.2.6. Xây dựng biểu đồ tuần tự ................................................................................ 51
3.2.6.1. Gói đặt vé ................................................................................................... 51
3.2.6.2. Gói quản lý lịch trình .................................................................................. 54
3.2.6.3. Gói quản lý đặt vé...................................................................................... 56
3.2.6.4. Gói quản lý xe khách .................................................................................. 58
3.2.6.5. Gói quản lý điểm đến.................................................................................. 58
3.2.6.6. Gói quản lý loại xe...................................................................................... 58
3.2.6.7. Gói quản lý phân quyền .............................................................................. 59
3.3. Thiết kế hệ thống.................................................................................................... 62
3.3.1. Thiết kế lớp....................................................................................................... 62
3.3.1.1. Xác định các lớp thực thể............................................................................ 62
3.3.1.2. Các cách......................................................................................... 62
3.3.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu........................................................................................ 64
3.3.2.1. Các quy ước................................................................................................ 64
3.3.2.2. Danh sách các bảng..................................................................................... 65
3.3.2.3. Mô tả chi tiết các bảng ................................................................................ 66
CHƯƠNG 4........................................................................................................................ 70
LẬP TRÌNH THỰC NGHIỆM ......................................................................................... 70
4.1. Môi trường phát triển ............................................................................................ 70
4.1.1. Cơ sở dữ liệu..................................................................................................... 70
4.1.2. Ngôn ngữ lập trình ........................................................................................... 70
4.1.3. Công cụ hỗ trợ.................................................................................................. 70
4.2. Giao diện chương trình .......................................................................................... 70
4.2.1. Giao diện tìm kiếm chuyến xe........................................................................... 70
4.2.2. Giao diện đăng nhập của nhân viên quản lý .................................................... 72
4.2.3. Giao diện quản lý.............................................................................................. 73
4.2.4. Giao diện quản lý chuyến xe............................................................................. 74
4.2.5. Giao diện quản lý diểm đến .............................................................................. 75
4.2.6. Giao diên quản lý loại xe .................................................................................. 76
4.2.7. Giao diện quản xe khách.................................................................................. 77
4.2.8. đặt vé................................................................................................................. 78
4.2.9. Giao diện khi đặt vé thành công ....................................................................... 79
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Cơ sở lựa chọn đề tài
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh,
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng miền ngày càng cao. Cơ cấu lao động
cũng có sự dịch chuyển mạnh mẽ. Từ đó kéo theo sự di chuyển chỗ ở, chỗ làm việc
của rất nhiều người. Mọi người có nhu cầu đi lại ngày càng nhiều. Mặt khác, do kinh
tế phát triển nên nhu cầu đi thăm quan, thăm viếng người nhà ở xa tăng.
Trên thực tế nhu cầu đi lại của người dân tăng đột biến. Và với cách mua và
bán vé xe truyền thống đã không đáp ứng được nhu cầu bức xúc đó. Thường diễn ra
cảnh chen lấn xô đẩy để mua vé. Từ thực tế đó đã gây cho người dân rất nhiều bức xúc
như chờ vài tiếng mà không mua được vé, đến lượt mua vé thì được thông báo hết vé.
Còn đối với các công ty vận tải thì cũng gặp khó khăn trong việc tổ chức bán vé xe.
Cảnh chen lấn xô đẩy đó đã tạo điều kiện cho bọn móc túi, cướp giật, bán vé chợ đen
hoạt động. Càng làm cho tình hình thêm tồi tệ, người dân và doanh nghiệp càng thêm
bức xúc.
Từ những bức xúc đó, nên tui đã quyết định chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là
xây dựng hệ thống website đặt vé xe khách chất lượng cao. Hệ thống sẽ giải quyết
được những khó khăn trên. Khi mà công nghệ thông tin phát triển mạnh, mạng internet
về tận từng hộ gia đình, người dân thường xuyên tiếp xúc với máy tính, mạng internet
thì hệ thống ra đời là rất phù hợp với tình hình thực tiễn. Đặc biệt với những người bận
rộn không có thời gian ra bến xe mua vé thì với những cái click chuột mà mua được vé
xe thì điều này thật có ý nghĩa.
Khi hệ thống đưa vào hoạt động không chỉ mạng lại sự tiện lợi cho người dân
trong việc mua vé xe mà còn giúp các công ty vận tải phục vụ hành khách tốt hơn. Các
công ty sẽ quản lý tốt hơn lượng vé bán ra, có thể bán vé xe tới tận tay người có nhu
cầu thực sự. Từ đó nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao sức cạnh tranh của công ty
và góp phần giữ gìn trật tự xã hội, xây dựng xã hội văn minh hơn.
Hệ thống được xây dựng dựa trên sự khảo sát thực tế ở các bến xe. Đa số các công ty
vận tải vẫn chưa có hệ thống bán vé xe qua website mà vẫn bán vé theo cách truyền
thống. Vì vậy hệ thống đặt vé xe khách chất lượng cao là một đòi hỏi cần thiết để các
công ty vận tải phục vụ tốt hơn cho những thượng đế của mình.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Từ thực tế đặt ra, tui nhận thấy xây dựng một hệ thống đặt vé xe khách chất
lượng cao là vô cùng cần thiết. Mục tiêu của khóa luận là xây dựng và triển khai hệ
thống đặt vé xe khách chất lượng cao.
Mục tiêu của khóa luận:
 Xây dựng một hệ thống giúp khách hàng có thể đặt vé khách trực tuyến
 Hỗ trợ nhân viên có thể dễ dàng thực hiện các nghiệp vụ quản lý các
chuyến xe của công ty.
 Nhân viên bán vé có thể dễ dàng cập nhật khách hàng gọi điện thoại đến
đặt vé.
 Hệ thống hỗ trợ phân quyền người dùng, đảm bảo tính bảo mật, an toàn
của hệ thống.
 Giúp nhân viên quản lý lập các báo cáo phục vụ lãnh đạo trong việc quản
lý, điều hành công ty.
1.3. Phạm vi của đề tài
Tạo ra một hệ thống website cho một công ty xe khách chất lượng cao nhằm
cho phép khách hàng đặt mua vé trực tuyến. Khách hàng có thể chọn đặt thông tin về
chuyến xe mình cần đi; nhân viên bán vé có thể xem thông tin về những khách hàng
trên chuyến xe đó.
Hệ thống website sẽ bao gồm những trang web chính như sau:
Phần trang dành cho khách hàng
 Form đăng ký tài khoản đăng nhập gồm các thông tin: Họ tên, tên tài
khoản, mật khẩu, số điện thoại, địa chỉ, email.
 Form đăng nhập hệ thống gồm: Tài khoản và mật khẩu.
 Xem, tìm kiếm thông tin khuyến mại, thông tin về các chuyến xe như:
Loại xe, số ghế còn trống, ngày đi, giờ đi, điểm đến, giá vé.
 Form đặt vé, hủy vé đã đặt, hay sửa đổi thông tin đặt vé.
 Form thanh toán trực tuyến.
Phần trang dành cho nhân viên quản lý
 Form đăng nhập vào hệ thống.
 Nhân viên bán vé:
o Đặt vé cho khách hàng gọi điện thoại đến.
o Cập nhật sửa thông tin đặt vé của khách hàng.
o Hủy vé của khách hàng nếu quá hạn không thanh toán.
o Lập báo cáo theo yêu cầu của cấp trên.
 Nhân viên điều xe:
o Tạo mới lịch trình xe chạy.
o Cập nhật thông tin lịch trình.
o Lập báo cáo theo yêu cầu của cấp trên.
 Nhân viên quản lý bến xe
o Cập nhật các loại xe, số xe đưa vào sử dụng.
o Cập nhật các địa điểm đến.
 Nhân viên quản trị
o Tạo mới, xóa tài khoản đăng nhập hệ thống.
o Cấp quyền cho tài khoản.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ UML VÀ UML 2.0
2.1. Tổng quan về UML
2.1.1. Lịch sử ra đời của UML
Những năm đầu của thập kỷ 90 đã có rất nhiều phương pháp phân tích, thiết kế
hệ thống hướng đối tượng với các hệ thống ký hiệu khác nhau. Trong đó có 3 phương
pháp phổ biến nhất là OMT (Object Modeling Technique) của James Rumbaugh,
Booch của Grady Booch và OOSE (Object – Oriented Software Engienering) của Ivar
Jacobson. Mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh điểm yếu. Như OMT mạnh
trong khâu phân tích và yếu ở khâu thiết kế, Booch mạnh trong khâu thiết kế và yếu ở
khâu phân tích, còn OOSE mạnh ở phân tích các ứng xử, đáp ứng của hệ thống mà yếu
trong các khâu khác.
Mỗi phương pháp luận và ngôn ngữ đều có những hệ thống ký hiệu riêng,
phương pháp xử lý riêng và công cụ hỗ trợ riêng. Điều này đã thúc đẩy những người đi
tiên phong trong lĩnh vực mô hình hóa hướng đối tượng ngồi lại với nhau để tích hợp
các điểm mạnh của mỗi phương pháp với nhau và đưa ra mô hình thống nhất chung.
James Rumbaugh, Grady Booch và Ivar Jacobson đã cùng xây dựng một ngôn
ngữ mô hình hóa thống nhất và đặt tên là UML (Unifiled Modeling Language). UML
đầu tiên được đưa ra vào năm 1997 và sau đó được chuẩn hóa thành phiên bản 1.0.
Hiện nay đã có bản 2.0.
2.1.2. UML là ngôn ngữ để trực quan hóa
Sử dụng UML trong việc lập mô hình, mỗi ký hiệu mang một ý nghĩa rõ ràng
và duy nhất nên một nhà phát triển phần mềm có thể đọc được mô hình xây dựng bằng
UML do một người khác viết.
Việc nắm bắt cấu trúc chương trình thông qua đọc mã lệnh là rất khó khăn thì
nay được thể hiện trực quan.
Sử dụng UML làm cho mô hình rõ ràng, sáng sủa làm tăng khả năng giao tiếp,
trao đổi giữa các nhà phát triển.
2.1.3. UML là ngôn ngữ dùng để chi tiết hóa
Chi tiết hóa có nghĩa là xây dựng các mô hình một cách tỉ mỉ, rõ ràng, đầy đủ ở
các mức độ chi tiết khác nhau. UML thực hiện việc chi tiết hóa tất cả các quyết định
quan trọng trong phân tích, thiết kế và thực thi một hệ thống phần mềm.
2.1.4. UML là ngôn ngữ dùng để sinh ra mã ở dạng nguyên mẫu
Các mô hình xây dựng bằng UML có thể ánh xạ tới một ngôn ngữ lập trình cụ
thể như Java, C++ hay cả các bảng trong một CSDL quan hệ hay CSDL hướng đối
tượng.
Một mô hình tốt trở nên vô nghĩa nếu nó không phản ánh đúng hệ thống nên đòi
hỏi phải có một cơ chế đồng bộ hóa giữa mô hình và mã lệnh. UML cho phép xây
dựng một mô hình từ các mã lệnh thực thi (ánh xạ ngược). Điều này tạo ra sự nhất
quán giữa mô hình của hệ thống và các đoạn mã thực thi mà ta xây dựng cho hệ thống
đó.
2.1.5. UML là ngôn ngữ dùng để lập và cung cấp tài liệu
Dưới đây là các loại tài liệu mà UML cung cấp:
 Các yêu cầu của khách hàng.
 Kiến trúc hệ thống.
 Thiết kế.
 Mã nguồn
 Kế hoạch dự án.
 …….
2.1.6. Các thành phần của UML
2.1.6.1. Các phần tử mang tính cấu trúc
Các phần tử mang tính cấu trúc gồm:
 Lớp (Class)
Là một tập hợp các đối tượng có cùng một tập thuộc tính, các hành vi và các
mối quan hệ với các đối tượng khác.
 Sự cộng tác (Collaboration)
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D xây dựng hệ chuyên gia tư vấn chọn trang phục mặc Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng hệ thống mạng an toàn Công nghệ thông tin 0
D Xây dựng hệ thống phân loại sản phẩm theo chất liệu Công nghệ thông tin 0
D Xây dựng phân hệ dịch vụ gọi xe và điều xe taxi tự động có hỗ trợ bản đồ số trên smartphone Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng hệ thống quản trị mạng dựa trên phần mềm mã nguồn mở Cacti và ứng dụng tại trường Đại học Hải Phòng Công nghệ thông tin 0
D Xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 cho dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng của nhà máy sữa Nông Lâm Thủy sản 0
D Xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích thiết kế hệ thống quản lý vật liệu xây dựng Công nghệ thông tin 0
D Về phát huy dân chủ và đổi mới hệ thống chính trị cơ sở xây dựng nông thôn mới Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top