adminxen

Administrator
Staff member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...... .......................................................................................................2
MỤC LỤC……….......................................................................................................3
DANH SÁCH HÌNH VẼ ............................................................................................6
MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................8
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................9
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................9
2. Mục tiêu và nội dung thực hiện của đề tài ............................................................10
3. Kết quả đạt đƣợc ...................................................................................................11
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM.................................12
THI TRẮC NGHIỆM ...............................................................................................12
1.1. Giới thiệu hệ thống.............................................................................................12
1.2. Những hệ thống chấm thi hiện tại......................................................................12
1.2.1. Máy OMR .....................................................................................................12
1.2.2. Phần mềm OMR ...........................................................................................13
1.3. Mô tả hệ thống ...................................................................................................13
1.3.1. Yêu cầu đặt ra ...............................................................................................13
1.3.2. Sơ đồ khối hệ thống tự động chấm thi trắc nghiệm......................................14
1.3.3. Cơ chế làm việc.............................................................................................15
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................16
2.1. Những khái niệm cơ bản về ảnh số....................................................................16
2.1.1. Pixel..............................................................................................................16
2.1.2. Độ xám.........................................................................................................16
2.1.3. Cấu trúc ảnh .................................................................................................17
2.1.4. Nhiễu ảnh .....................................................................................................18
2.2. Những kỹ thuật xử lý ảnh cơ bản.......................................................................19
2.2.1. Thiết bị thu nhận ảnh ....................................................................................19
2.2.2. Lấy mẫu và lƣợng tử hóa (Image Sampling and quantization) ....................20
2.2.3. Xứ lý và nâng cao chất lƣợng ảnh ...............................................................25
2.2.4. Khôi phục ảnh ..............................................................................................30
2.2.5. Lấy ngƣỡng ..................................................................................................30
2.3. Các kỹ thuật xử lý ảnh .......................................................................................31
2.3.1. Khái niệm về góc nghiêng ............................................................................31
2.3.2. Thuật toán Otsu.............................................................................................31
2.3.3. Phƣơng pháp phát hiện biên cục bộ Gradient...............................................33
2.3.4. Thuật toán Harris ..........................................................................................38
2.3.5. Thuật toán xoay ảnh......................................................................................41
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM................45
THI TRẮC NGHIỆM SỬ DỤNG CAMERA ..........................................................45
3.1. Phân tích hệ thống..............................................................................................45
3.1.1. Thuật toán nhận dạng phiếu thi.....................................................................45
3.1.2. Tìm vùng chứa thông tin trên phiếu thi ........................................................47
3.1.3. Nhận dạng thông tin......................................................................................50
3.2. Phần mềm chấm thi trắc nghiệm........................................................................52
3.3. Giới thiệu về thƣ viện mã nguồn mở OpenCV ..................................................53
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ ĐÁNH GIÁ..........................................55
4.1. Mục đích và yêu cầu đề ra..................................................................................55
4.2. Kỹ thuật hiệu chỉnh góc nghiêng và chuẩn hóa kích thƣớc ảnh ........................55
4.2.1. Hàm lấy ngƣỡng OTSU ...............................................................................55
4.2.2. Hàm xác định 4 góc: ....................................................................................56
4.2.3. Hàm xác định góc nghiêng ..........................................................................57
4.2.4. Hàm xoay ảnh ..............................................................................................58
4.2.5. Hàm chuẩn hóa kích thƣớc ảnh....................................................................60
4.3. Kỹ thuật định vị và nhận dạng thông tin trên phiếu trả lời trắc nghiệm ............60
4.3.1. Hàm chuyển dữ liệu ảnh sang mảng hai chiều .............................................60
4.3.2. Hàm đánh nhãn cho các đối tƣợng thông tin ................................................61
4.3.3. Hàm xác định trọng tâm đối tƣợng ...............................................................61
4.3.4. Hàm xác định số báo danh............................................................................62
4.3.5. Hàm xác định mã đề .....................................................................................62
4.3.6. Hàm xác định phần trả lời của thí sinh .........................................................62
4.4. Xây dựng phần mềm chấm thi trắc nghiệm .......................................................63
4.4.1. Quản lý kỳ thi................................................................................................64
4.4.2. Chấm điểm từ file .........................................................................................66
4.4.3. Chấm điểm từ camera ...................................................................................68
4.5. Kết quả của thuật toán........................................................................................69
4.5.1. Dữ liệu ảnh đầu vào ......................................................................................69
4.5.2. Kết quả xây dựng thuật toán .........................................................................72
4.5.3. Kết quả của thuật toán chấm thi trắc nghiệm đã đề xuất ..............................80
4.6. Đánh giá kết quả.................................................................................................81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................85
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phƣơng pháp thi trắc nghiệm từ lâu đã đƣợc các nƣớc có nền giáo dục phát
triển sử dụng nhằm đánh giá năng lực của học sinh. Với những ƣu điểm nổi bật của
việc thi trắc nghiệm là đánh giá kiến thức một cách toàn diện nhất, tránh việc học tủ
học lệch cũng nhƣ các vấn đề gian lận trong kỳ thi. Do bài thi trắc nghiệm có các
đáp án cố định nên giúp việc chấm thi trở nên khách quan, trung thực hơn, kết quả
bài thi sẽ không phụ thuộc vào yếu tố mang tính chất chủ quan của ngƣời chấm. Các
máy chấm thi trắc nghiệm cũng đƣợc thiết kế để phục vụ công tác chấm thi. Việc
chấm thi bằng máy sẽ cho kết quả nhanh, chính xác đồng thời cũng giảm áp lực cho
con ngƣời vì khi chấm bài thi trắc nghiệm bằng tay sẽ rất nhàm chán.
Máy chấm thi trắc nghiệm chuyên dụng, hay còn gọi là Optical Mark
Recognition (OMR) Machine là một loại máy đƣợc thiết kế ra để chấm điểm thi trắc
nghiệm một cách nhanh và chính xác. Máy OMR thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá
kết quả thi thông qua hình thức trắc nghiệm với số lƣợng lớn.
Phƣơng thức mà máy OMR dùng để nhận dạng và quyết định vị trí lựa chọn
của sinh viên trong phiếu thi: Máy OMR sử dụng hàng loạt sensor để nhận dạng dấu
tích của sinh viên – ô tròn đƣợc quy định tô bằng bút chì 2B (trở lên). Loại giấy mà
máy này sử dụng cũng hoàn toàn là một loại giấy „transoptic‟ đặc biệt tƣơng thích
với việc sử dụng sensor để nhận dạng.
Tính ổn định và độ chính xác cao của hệ thống làm cho máy OMR có đƣợc độ
tin cậy cao và thƣờng đƣợc sử dụng ở những tổ chức giáo dục và đánh giá lớn.
Nhƣng những chức năng này cũng tạo nên giá thành cao của hệ thống và cản trở việc
phổ biến máy OMR trên thị trƣờng. Không những giá thành của chúng rất đắt mà
chi phí vận hành phải đi đôi với việc tiêu thụ rất nhiều giấy chuyên dụng. Do đó,
những tổ chức giáo dục vừa và nhỏ, những trƣờng học muốn tổ chức những kỳ thi
trắc nghiệm riêng của họ để tiến hành đánh giá học sinh, sinh viên định kỳ lại không
đủ chi phí mua cũng nhƣ duy trì những chiếc máy nhƣ thế này. Chính vì những lý
do nhƣ thế này mà em đã chọn đề tài “Xây dựng hệ thống chấm điểm thi trắc
nghiệm sử dụng camera” với yêu cầu đặt ra là cấu trúc phần cứng nhỏ gọn, xử lý
nhanh, chi phí thấp mà vẫn có khả năng đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Hệ
thống này phải có khả năng ứng dụng cao trong các kỳ thi ở mọi cấp bậc, kỳ thi
tuyển sinh đại học, các kỳ thi tiếng Anh quốc tế, giảm thiểu đáng kể những chi phí
không cần thiết cho việc chấm thi thủ công hay sử dụng những thiết bị đƣợc nhập
về nhƣ hiện nay.
2. Mục tiêu và nội dung thực hiện của đề tài
Với những hạn chế của các loại máy chấm trắc nghiệm trên, mục tiêu của đề
tài “Xây dựng hệ thống chấm điểm thi trắc nghiệm sử dụng camera” là đề xuất
xây dựng hệ thống chấm điểm trắc nghiệm khắc phục đƣợc những hạn mà một số
phần mềm đã có trên thị trƣờng chƣa giải quyết đƣợc nhƣ:
- Tốc độ lấy mẫu thông qua máy tời giấy nhanh, tính tự động cao, giá thành rẻ.
- Thuật toán xử lý, nhận dạng nội dung phiếu thi phải nhanh, đảm bảo đƣợc độ
chính xác, tin cậy cao. Thuật toán này phải nhận dạng đƣợc cả các phiếu thi in trên
các loại giấy thông dụng, yêu cầu về độ chính xác khi in ấn không cần quá cao.
Do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Thực hiện giao tiếp giữa máy tính và camera, hiển thị hình ảnh ghi đƣợc từ
camera lên máy tính.
- Nghiên cứu, đề xuất hệ thống, thuật toán nhận dạng vùng ảnh và xử lý thông
tin của phiếu thi.
- Thiết kế, xây dựng dữ liệu quản lý tham số bài thi phục vụ công tác chuẩn bị
trƣớc khi chấm thi và lƣu trữ thông tin sau khi chấm thi.
Dựa trên các nội dung đó, luận văn này đƣợc chia thành 4 chƣơng với các nội
dụng chính nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Tổng quan về hệ thống chấm điểm thi trắc nghiệm
- Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
- Chƣơng 3: Phân tích và thiết kế hệ thống chấm điểm thi trắc nghiệm sử dụng
camera
- Chƣơng 4: Kết quả đạt đƣợc và đánh giá
3. Kết quả đạt đƣợc
Bằng phƣơng pháp thực nghiệm, phần mềm chấm điểm thi trắc nghiệm sử
dụng camera đã hoàn thành và đáp ứng các các yêu cầu đặt ra:
 Module quản lý kỳ thi nhỏ, gọn, trực quan.
 Hiển thị hình ảnh từ camera và chấm điểm.
 Chấm điểm với nhiều file ảnh phiếu thi chụp từ trƣớc.
 Thực nghiệm cho thấy thuật toán đã đề ra đạt độ chính xác 100% với các
mẫu phiếu thi đã chuẩn bị, thời gian chấm thi nhanh.
Để có thể thực hiện và hoàn thành đề tài này, tui xin đƣợc chân thành cảm ơn
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM
THI TRẮC NGHIỆM
1.1. Giới thiệu hệ thống
Từ năm 2007, Bộ giáo dục và Đào tạo đã chuyển một số môn thi của các kỳ
thi cấp Quốc gia nhƣ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, thi tuyển sinh vào các
trƣờng Cao đẳng, Đại học từ hình thức tự luận sang trắc nghiệm. Không chỉ ở
những kỳ thi cấp Quốc gia mà hiện nay nhiều trƣờng trung học, cao đẳng, đại học
cũng đã áp dụng hình thức thi trắc nghiệm ở rất nhiều môn học và đã nhận đƣợc
những phản hồi tích cực từ phía học sinh, sinh viên.
1.2. Những hệ thống chấm thi hiện tại
1.2.1. Máy OMR
Máy chấm thi trắc nghiệm chuyên dụng, hay còn gọi là Optical Mark
Recognition (OMR) Machine [1] là một loại máy đƣợc thiết kế ra để chấm điểm thi
trắc nghiệm một cách nhanh và chính xác. Máy OMR thƣờng đƣợc sử dụng để đánh
giá kết quả thi thông qua hình thức trắc nghiệm với số lƣợng lớn.
Phƣơng thức mà máy OMR dùng để nhận dạng và quyết định vị trí lựa chọn
của sinh viên trong phiếu thi: Máy OMR sử dụng hàng loạt sensor để nhận dạng dấu
tích của sinh viên – ô tròn đƣợc quy định tô bằng bút chì 2B (trở lên). Loại giấy mà
máy này sử dụng cũng hoàn toàn là một loại giấy „transoptic‟ đặc biệt tƣơng thích
với việc sử dụng sensor để nhận dạng.
Tính ổn định và độ chính xác cao của hệ thống làm cho máy OMR có đƣợc độ
tin cậy cao và thƣờng đƣợc sử dụng ở những tổ chức giáo dục và đánh giá lớn.
Nhƣng những chức năng này cũng tạo nên giá thành cao của hệ thống và cản trở việc
phổ biến máy OMR trên thị trƣờng. Không những giá thành của chúng rất đắt mà
chi phí vận hành phải đi đôi với việc tiêu thụ rất nhiều giấy chuyên dụng. Do đó,
những tổ chức giáo dục vừa và nhỏ, những trƣờng học muốn tổ chức những kỳ thi
trắc nghiệm riêng của họ để tiến hành đánh giá học sinh, sinh viên định kỳ lại không
đủ chi phí mua cũng nhƣ duy trì những chiếc máy nhƣ thế này.
1.2.2. Phần mềm OMR
Trong khi những chiếc máy OMR làm chủ công nghệ và thị trƣờng phục vụ
nhu cầu đánh giá kỳ thi trắc nghiệm thì vẫn tồn tại những nhu cầu về một thiết bị
nhỏ gọn hơn mà thỏa mãn đƣợc những yêu cầu về độ ổn định và độ chính xác cao.
Phần mềm OMR đƣợc phát triển nhanh chóng nhằm lấp đầy những nhu cầu
trên. Sự ra đời của phần mềm OMR kết hợp với máy scan thực sự đã là một giải
pháp thay thế cho việc chấm thi trắc nghiệm tự động. Đây là một giải pháp phần
mềm, để thực hiện chấm thi đƣợc cần kết hợp với một hệ thống máy tính và
máy scan.
Máy scan là một loại thiết bị văn phòng phổ biến và sẵn có với đa dạng chủng
loại cùng giá thành trên thị trƣờng. Có hai loại máy scan cơ bản mà chúng ta cần
chú ý khi kết hợp với phần mềm OMR.
Máy scan ép phẳng (hay còn gọi là flatbed scanner) [2] dùng để quét những
tài liệu nhỏ lẻ hay những mẫu đơn rời. Nhƣợc điểm của loại máy scan này là ngƣời
sử dụng phải thao tác bằng tay khi họ muốn scan tài liệu. Điều này đồng nghĩa với
tính tự động và tốc độ của hệ thống chấm thi sử dụng máy scan ép phẳng sẽ rất thấp.
Máy scan tời giấy tự động (hay còn gọi là automatic document feeder –
ADF) [2] là dòng máy scan chuyên nghiệp hơn. Máy ADF có thêm khay tời giấy tự
động có thể đựng đuợc 50 tới 200 tờ giấy và scan lần lƣợt theo thời gian định sẵn.
Khi kết hợp ADF với phần mềm OMR sẽ tạo nên một hệ thống chấm thi khá khả
quan. Tuy nhiên giá thành cho cả hệ thống bao gồm phần mềm OMR, máy tính, và
máy scan ADF rất đắt. Chính vì vậy nên rất nhiều trƣờng trung học phổ thông, đại
học và các tổ chức giáo dục vừa và nhỏ đã không chọn phần mềm OMR kết hợp với
máy scan làm công cụ chấm thi trắc nghiệm tự động.
1.3. Mô tả hệ thống
1.3.1. Yêu cầu đặt ra
Yêu cầu đặt ra là thiết kế một hệ thống đơn giản, giá cả hợp lý mà vẫn đảm
bảo đƣợc độ ổn định, tính chính xác và tốc độ cao trong quá trình hoạt động.
Hệ thống đề xuất cần thỏa mãn những yêu cầu cơ bản sau:
 Yêu cầu về giá thành và độ phức tạp:
Hệ thống phải có giá thành cũng nhƣ chi phí vận hành rẻ hơn so với hệ thống
máy OMR và hệ thống sử dụng phần mềm OMR đồng thời phải đơn giản và dễ
dàng hơn trong quá trình làm việc cũng nhƣ bảo trì.
 Yêu cầu về chức năng:
- Hệ thống có thể chấm thi tự động với khay đựng đƣợc nhiều giấy.
- Hệ thống nhận dạng và chấm đƣợc điểm thi trắc nghiệm ở nhiều hình thức
khác nhau.
- Hệ thống phải hoạt động ổn định, chính xác ở tốc độ cao.
 Hệ thống tự động chấm thi trắc nghiệm đề xuất:
- Hệ thống tự động chấm thi trắc nghiệm đề xuất gồm 3 thành phần cơ bản:
khay tời giấy, camera độ phân giải cao và hệ thống máy tính.
- Ý tƣởng thực hiện khay tời giấy là một khay có thể tự động tời giấy theo
thời gian đƣợc lập trình. Tời định kỳ theo khoảng thời gian mà camera có thể chụp.
- Camera là thiết bị ghi hình nên yêu cầu có độ phân giải cao và tốc độ chụp
nhanh.
- Hệ thống máy tính có thể là máy để bàn hay máy tính xách tay có cài hệ
điều hành Windows và một số phần mềm ứng dụng khác nhƣ Matlab, Office…
1.3.2. Sơ đồ khối hệ thống tự động chấm thi trắc nghiệm
Hình 1. 1: Sơ đồ khối hệ thống tự động chấm thi trắc nghiệm
Sơ đồ khối hệ thống tự động chấm thi trắc nghiệm do nhóm đề xuất đƣợc giới
thiệu trong hình 1.1, trong đó có những khối chức năng cơ bản sau:
 Phần cứng
Hệ thống tời giấy tích hợp camera, là một hệ thống cơ khí tự động đƣa PTLTN
từ khay đựng phiếu tới vị trí xác định để camera thu nhận hình ảnh. Camera sẽ đƣợc
Phần mềm
Phiếu trả lời
trắc nghiệm
Phần cứng
Hệ thống tời giấy
tích hợp camera
Nhận dạng
phiếu thi
Tìm vùng
chứa thông tin
trên phiếu thi
Nhận dạng
thông tin
File hoặc
CSDL
Ảnh
kết nối với máy vi tính có cài đặt phần mềm OMR. Phần cứng sẽ đƣợc điều khiển
bởi driver đƣợc cài đặt trên máy tính.
 Phần mềm
Nhận dạng vùng chứa phiếu thi trong ảnh, vùng chứa thông tin trên phiếu thi
(mã đề, số báo danh, phần trả lời) và xử lý thông tin để cho ra kết quả. Kết quả sẽ
đƣợc lƣu vào file hay CSDL để in ấn, thống kê.
1.3.3. Cơ chế làm việc
Cơ chế làm việc của hệ thống đƣợc chia thành 3 quá trình:
1. Quá trình thu nhận ảnh:
Tập PTLTN đƣợc đƣa vào khay tời giấy. Thông qua hệ thống tời giấy, PTLTN
đƣợc đƣa đến vị trí xác định để camera thu nhận ảnh. Khi PTLTN tới vị trí chụp, tín
hiệu chỉ thị chụp đƣợc gửi tới camera để camera thu nhận ảnh. Kết thúc quá trình
thu nhận ảnh, tín hiệu chỉ thị tời đƣợc gửi tới hệ thống tời giấy. Hệ thống tời giấy sẽ
đƣa PTLTN từ vị trí chụp ra ngoài, đồng thời đƣa PTLTN mới vào vị trí chụp.
2. Quá trình đọc thông tin trên ảnh
Dữ liệu ảnh từ quá trình 1 đƣợc tiền xử lý nhằm mục đích lọc nhiễu và nâng
cao chất lƣợng ảnh. Sau đó, thông qua việc xác định 4 đỉnh của PTLTN trong ảnh,
góc nghiêng của PTLTN sẽ đƣợc tính toán, tự động điều chỉnh góc nghiêng và
chuẩn hóa ảnh theo một tỉ lệ xác định. Ảnh sau chuẩn hóa đƣợc trích chọn các vùng
thông tin: vùng số báo danh, vùng mã đề, vùng trả lời. Việc sử dụng thuật toán nhận
dạng dấu tích trên từng vùng sẽ cho ta thông tin bài thi.
3. Quá trình đánh giá và xuất kết quả:
Thông tin bài thi từ quá trình 2 sẽ đƣợc xem xét, đánh giá. Với mỗi mã đề của
một môn thi trong một kỳ thi xác định sẽ có một đáp án tƣơng ứng đƣợc lƣu trong
CSDL. Tiến hành so sánh thông tin bài thi với đáp án tƣơng ứng, ta sẽ đƣa ra đƣợc
kết quả bài thi. Kết quả này sẽ ngay lập tức đƣợc cập nhật vào CSDL tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tra cứu và đánh giá.
4.5.3. Kết quả của thuật toán chấm thi trắc nghiệm đã đề xuất
Đƣa tập ảnh đầu vào đã chuẩn bị ở mục 4.5.1 (gồm 30 mẫu) vào chƣơng trình
và chấm thi. Kết quả hoàn toàn trùng khớp với dữ liệu bài thi đã chuẩn bị (bảng
4.1), độ chính xác đạt 100%.
Hình 4. 29: Kết quả chấm thi trên các mẫu đã chuẩn bị
Thời gian xử lý là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến tốc độ hoạt động của
hệ thống. Thực nghiệm chấm thi trên máy tính TOSHIBA Satellite L700, bộ vi xử
lý Intel Core i3 - 2310M tốc độ 2,10Ghz, RAM 2Gb tại các thời điểm khác nhau với
30 mẫu trên, tốc độ chấm thi nằm trong khoảng 13 - 16s. Nhƣ vậy tốc độ nhận dạng
khoảng 433 - 533ms/bài thi.
4.6. Đánh giá kết quả
Sau khi hoàn thiện thuật toán nhận dạng thông tin trên phiếu thi, qua thực
nghiệm trên phần mềm chấm thi trắc nghiệm với các module: quản lý kỳ thi, chấm
điểm từ file, chấm điểm trực tiếp từ camera, tui có nhận xét:
 Với quy mô của luận văn này, module quản lý kỳ thi đạt đƣợc yêu cầu đề ra
là quản lý các tham số của một kỳ thi, giúp ngƣời dùng tạo, sửa, xóa: kỳ thi, môn
thi, đề thi, đáp áp bằng giao diện trực quan. Tuy nhiên, để phát triển thành một ứng
dụng thực sự, module này cần phát triển thêm một số chức năng khác để có thể
quản lý tham số nhƣ:
 Quản lý ngân hàng đề thi, trộn và tạo đề thi.
 Thông tin chi tiết của thí sinh, lƣu trữ bài thi của thí sinh để thực hiện việc
lƣu trữ và phúc khảo lại bài thi.
 Hội đồng thi, phòng thi.
 Quản lý điểm, điểm ƣu tiên, điểm khu vực.
 Tìm kiếm, tạo và xuất các loại báo cáo.
 Tạo CSDL để lƣu trữ, thuận tiện trong việc chia sẻ, sử dụng ứng dụng từ xa,
đảm bảo tính bảo mật dữ liệu.
 Module chấm điểm từ file đã cho thấy độ chính xác, độ tin cậy và tốc độ hoạt
động của chƣơng trình với các mẫu đầu vào đƣợc in trên giấy thông thƣờng, các
mẫu có chất lƣợng không quá cao. Đây là module cơ bản và quan trọng nhất của
phần mềm OMR.
 Module chấm điểm bằng camera: mô phỏng khả năng giao tiếp giữa máy
tính và camera, tạo tiền đề cho việc phát triển giao tiếp giữa máy tính với hệ thống
tời giấy, điều khiển tốc độ của hệ thống tời giấy, phối hợp đồng bộ với camera để
việc thu nhận ảnh, lấy mẫu đạt kết quả tốt nhất.
Nhƣ vậy khả năng ứng dụng vào thực tế của hệ thống chấm thi trắc nghiệm sử
dụng camera đề xuất là rất khả quan. Hƣớng phát triển trong tƣơng lai chủ yếu đó là
hoàn thiện và tối ƣu hóa bộ phận cơ khí, bao gồm cơ cấu tời giấy và chụp ảnh. Mục
tiêu hƣớng đến là phát triển thêm các chức năng mà luận văn này chƣa hoàn thiện
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D xây dựng hệ chuyên gia tư vấn chọn trang phục mặc Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng hệ thống mạng an toàn Công nghệ thông tin 0
D Xây dựng hệ thống phân loại sản phẩm theo chất liệu Công nghệ thông tin 0
D Xây dựng phân hệ dịch vụ gọi xe và điều xe taxi tự động có hỗ trợ bản đồ số trên smartphone Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng hệ thống quản trị mạng dựa trên phần mềm mã nguồn mở Cacti và ứng dụng tại trường Đại học Hải Phòng Công nghệ thông tin 0
D Xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 cho dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng của nhà máy sữa Nông Lâm Thủy sản 0
D Xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích thiết kế hệ thống quản lý vật liệu xây dựng Công nghệ thông tin 0
D Về phát huy dân chủ và đổi mới hệ thống chính trị cơ sở xây dựng nông thôn mới Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top