mr_huy_2004

New Member

Download miễn phí Đồ án Xây dựng chính sách quản lý vận tải taxi ở thủ đô Hà Nội





MỤC LỤC
 
Mục lục i
Danh mục chữ viết tắt iii
Danh mục bảng biểu iv
Danh mục hình v
Mở đầu 1
Chương 1: Tổng quan về vận tải bán công cộng và công tác quản lý nhà nước về vận tải 3
1.1 Các khái niệm cơ bản 3
1.2 Quản lý vận tải bán công cộng 4
1.2.1 Quản lý giao thông 4
1.2.2 Quản lý vận tải bán công cộng 4
1.3 Phân loại phương tiện vận tải bán công cộng 12
Chương 2: Hiện trạng công tác quản lý vận tải taxi ở thủ đô Hà Nội 17
2.1 Hiện trạng giao thông vận tải Hà Nội 17
2.1.1 Hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông Hà Nội 17
2.1.2 Hiện trạng VTHKCC thủ đô Hà Nội 21
2.2 Thực trạng hoạt động taxi ở Hà Nội 25
2.2.1 Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi ở Hà Nội 25
2.2.2 Hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi 26
2.2.3 Thực trạng hoạt động taxi hiện nay ở Hà Nội 27
2.3 Công tác quản lý taxi ở Hà Nội hiện nay 33
2.3.1 Các văn bản quy phạm pháp luật 33
2.3.2 Quy trình thành lập doanh nghiệp taxi 34
2.3.3 Cơ cấu tổ chức quản lý 36
2.4 Đánh giá thực trạng 38
2.4.1 Đánh giá hiện trạng giao thông 38
2.4.2 Đánh giá hiện trạng VTHKCC 38
2.4.3 Đánh giá hiện trạng vận tải taxi 39
2.4.4 Đánh giá chính sách quản lý taxi hiện nay 39
Chương 3: Xây dựng chính sách quản lý vận tải taxi ở thủ đô Hà Nội 42
3.1 Mục tiêu xây dựng chính sách 42
3.2 Đề xuất các giải pháp quản lý phương án vận tải taxi 42
3.2.1 Các giải pháp cơ bản 42
3.2.2 Các giải pháp hỗ trợ 44
3.2.3 Giải pháp xử lý xung đột 49
3.3 Đánh giá hiệu quả các giải pháp 50
3.3.1 Đối với các giải pháp cơ bản 50
3.3.2 Đối với các giải pháp hỗ trợ 51
3.3.3 Đối với giải pháp xử lý xung đột 53
3.4 So sánh hiệu quả các phương án 53
Kết luận và kiến nghị 55
Danh mục tài liệu tham khảo 56
Lời Thank 57
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI BÁN CÔNG CỘNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI
Các khái niệm chung
Vận tải hành khách công cộng
Xét về bản chất vận tải hành khách công cộng là hoạt động vận tải mà chủ thể của mục đích chuyến đi khác với người điều khiển phương tiện và thông thường thì chủ thể của mục đích chuyến đi phải trả một khoản tiền cước nhất định cho người vận tải để thực hiện chuyến đi của mình.
Như vậy theo tính chất xã hội của đối tượng phục vụ thì VTHKCC là loại hình vận tải phục vụ chung cho xã hội mang tính công cộng trong đô thị, bất luận nhu cầu đi lại thuộc nhu cầu gì (nhu cầu thường xuyên, nhu cầu ổn định, nhu cầu phục vụ cao). Với quan niệm này thì VTHKCC bao gồm các hệ thống vận tải công cộng chính quy (thường gọi là vận tải công cộng hay là vận tải công cộng khối lượng lớn) và các hệ thống vận tải công cộng không chính quy hay gọi là vận tải bán công cộng (VD: taxi, xe ôm, xe lam..)
Vận tải công cộng chính quy là hệ thống vận tải với các tuyến đường và lịch trình cố định, có sẵn phục vụ nhu cầu của mọi đối tượng chấp nhận cho trả mức giá đã định. Đại diện của loại phổ biến này là xe buýt, vận chuyển đường ray nhẹ, và VTHKCC cao tốc...
Vận tải bán công cộng
Vận tải bán công cộng là các phương tiện vận hành theo nhu cầu của người sử dụng, người sử dụng là tất cả những bên có nhu cầu đi lại và chấp nhận chi trả một mức giá nhất định được thỏa thuận với nhà vận chuyển (người sở hữu / sử dụng phương tiện). Hành trình và biểu đồ chạy xe của cách này không cố định, thay đổi theo nhu cầu của người thuê.
Vận tải taxi
Ô tô taxi là loại xe ô tô không quá 8 ghế ( kể cả ghế người lái) được thiết kế để vận chuyển khách.
Kinh doanh vận tải khách bằng taxi là kinh doanh vận tải khách bằng ô tô có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của khách, cước tính theo đồng hồ tính tiền.
Phân biệt giữa vận tải bán công cộng với vận tải công cộng và vận tải cá nhân
Bảng1.1: Phân biệt giữa vận tải bán công cộng với vận tải công cộng và vận tải cá nhân
Quản lý vận tải bán công cộng
1.2.1 Quản lý giao thông vận tải
Quản lý giao thông có thể hiểu là những tác động đến hệ thống giao thông vận tải bằng một tập hợp các giải pháp nhằm tạo ra trạng thái cân bằng tối ưu giữa nhu cầu vận tải và năng lực cung ứng của cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận tải (theo Boltze ,2003)
Mục tiêu của quản lý giao thông vận tải
Mục tiêu là sử dụng hiệu quả nhất không gian đường cho giao thông vận tải của các đối tượng tham gia giao thông thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng, cung cấp các công trình giao thông và thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhỏ, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông và quản lý hiệu quả nhu cầu giao thông.
Quy trình quản lý giao thông vận tải
Quy trình quản lý giao thông là một loạt những biện pháp và hoạt động được thực hiện thường xuyên và liên tục để cải thiện tình hình giao thông. Do điều kiện giao thông cũng không ở trạng thái bất biến mà thay đổi theo thời gian, cùng với sự giá tăng của số lượng xe máy và ô tô tham gia giao thông hay cùng với sự phát triển và mở rộng mạng lưới đường. Do vậy, cần thiết lập một cơ chế trong đó quy trình quản lý giao thông được xem xét và cân nhắc lại thường xuyên để có thể đáp ứng được những thay đổi trong những điều kiện giao thông khác nhau.
Hình 1.1: Quy trình quản lý giao thông vận tải
Quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đô thị là sự tác động của bộ máy quản lý Nhà nước vào các quá trình, các quan hệ kinh tế - xã hội trong hoạt động giao thông vận tải đô thị từ quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện, từ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến khai thác phương tiện, từ tổ chức giao thông trên mạng lưới đến tổ chức, quản lý, khai thác bến bãi và các hoạt động khác nhằm hướng ý chí và hành động của các chủ thể kinh tế vào thực hiện tốt nhiệm vụ của giao thông vận tải đô thị, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và lợi ích Nhà nước.
Quản lý doanh nghiệp GTVT đô thị
Quản lý doanh nghiệp GTVT đô thị là hoạt động của chủ thể quản lý tác động vào các yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp như nhân lực, kỹ thuật công nghệ, vật tư nguyên vật liệu, tài chính và kế toán, marketing, thông tin, hành chính, quan hệ… nhằm đảm bảo sự ổn định, hiệu quả trong hoạt động GTVT đô thị để đạt được mục tiêu kinh doanh.
Nhưng do hạn chế về thời gian và năng lực nên đồ án không thể đi sâu vào quản lý doanh nghiệp được mà đề tài giới hạn trong phần quản lý Nhà nước về GTVT đô thị chung và vận tải bán công cộng nói riêng.
Nội dung quản lý nhà nước về giao thông vận tải đô thị
Bảng 1.2 : Nội dung quản lý GTVT đô thị
Lĩnh vực
Nội dung quản lý
Kết cấu hạ tầng GTVT
- Quy hoạch đất dành cho GT
- Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và AT cho công trình
- Bến xe, bãi đỗ xe, nơi đỗ xe…
Phương tiện tham gia giao thông
- Điều kiện tham gia giao thông
- Đăng ký và biển số xe cơ giới
- Tiêu chuẩn chất lượng phương tiện…
Người điều khiển phương tiện
-Tiêu chuẩn sức khỏe
- Bằng lái xe
- Bảo hiểm…
Quy tắc giao thông
- Hệ thống báo hiệu và chấp hành báo hiệu
- Sử dụng làn đường
- Chuyển luồng, lùi,vượt, tránh xe
- Đi trên giao lộ, đường cao tốc, hầm
- Tải trọng,vận tốc giới hạn…
Hoạt động vận tải
- Vận chuyển hành khách
- Vận chuyển hàng hóa
- Điều kiện kinh doanh
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Thanh tra chuyên ngành GTVT
- Chức năng
- Nội dung hoạt động
- Tổ chức, biên chế
Nguồn: Nghiêm Văn Dĩnh (2003)
1.2. 2 Quản lý nhà nước về vận tải bán công cộng
a, Khái niệm
Quản lý Nhà nước về vận tải bán công cộng là toàn bộ hoạt động quản lý của các cơ quan chấp hành và điều hành của bộ máy Nhà nước để tác động vào các quá trình, các quan hệ thuộc hoạt động vận tải bán công cộng.
b, Nội dung và hình thức quản lý Nhà nước đối với vận tải bán công cộng
- Nhà nước xác định mục tiêu, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các chính sách, vạch quy hoạch và kế hoạch phát triển vận tải bán công cộng. Kết quả của nó được thể hiện trong quyết định quản lý Nhà nước trong những hình thức pháp lý nhất định.
- Nhà nước quản lý kinh tế nói chung và quản lý vận tải bán công cộng nói riêng bằng công cụ riêng của mình đó là pháp luật.
Hoạt động quản lý của Nhà nước là hoạt động mạng tính chất Nhà nước, pháp luật là công cụ sắc bén và không thể thiếu để xác lập và đảm bảo được tính điều chỉnh và trật tự của những quan hệ kinh tế nảy sinh trong nền kinh tế thị trường. Pháp luật phân biệt với những công cụ khác mà Nhà nước sử dụng trong quản lý kinh tế bởi những đặc trưng riêng và thuộc tính đặc biệt vốn có của pháp luật.Những thuộc tính quan trọng của pháp luật là : tính quy phạm, tính xác định về mặt hình thức, tính cưỡng chế và chức năng động.
- Nhà nước quản lý hoạt động v...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D Xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính bằng công nghệ phần mềm ViLIS tại thị trấn Thắng Khoa học Tự nhiên 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Về phát huy dân chủ và đổi mới hệ thống chính trị cơ sở xây dựng nông thôn mới Văn hóa, Xã hội 0
D Xây dựng đội ngũ công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh hưng yên hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Thạch Hà đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hiệp hội kinh tế với việc xây dựng chính sách và pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Luật 1
S Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư tại tổng công ty cổ phần tài chính dầu khí Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top