daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Aflatoxin là một trong những nhóm chất độc phát triển nhất hình thành trong tự nhiên. Chúng bao gồm một họ độc tố sinh ra từ nấm aspergillus flavus và aspergillus paraticus do khí hậu nóng ẩm rất phù hợp cho điều kiện phát triển mà aspergillus flavus được tìm thấy rất nhiều ở khắp nơi trên Việt Nam. Những thực phẩm thường nhiễm aspergillus flavus như đậu Phộng, lúa mì và do đó đây là nhóm bị nhiễm aflatoxin.Aflatoxin gây tổn thương gan, gây ung thư, gây giảm sức đề kháng cho cơ thể. Trong rất nhiều loại aflatoxin trong tự nhiên thì aflatoxin B1 được coi là chất độc nguy hiểm nhất. Mặt dù sự hiện diện của aspergillus flavus không phải lúc nào cũng gắn liền với việc tồn tại aflatoxin với hàm lượng gây độc, nhưng nó cũng thể hiện nguy cơ lớn về việc có thể nhiễm aflatoxin. Do đó việc kiểm soát dư lượng aflatoxin là cần thiết và quan trọng.
Sắc kí là một trong những lĩnh vực quan trọng và hiện đại nhất của hóa học. Sắc kí được ứng dụng rộng rãi trong nghành công nghiệp liên quan tới hóa học, phân tích định tính và định lượng, tinh chế các chất,
Thông thường nồng độ nhiễm độc tố aflatoxin trong thực phẩm rất thấp. Do đó để xác định chính xác độc tố aflatoxin có trong thực phẩm cần chọn phương pháp phù hợp. Các phương pháp thông thường dùng nhiều dung môi độc hại cho con người và rất tốn kém. Trong những năm gần đây, người ta sử dụng phương pháp mới như sắc kí, ái lực miễn dịch, sắc kí lỏng hiệu quả nâng cao, và ngày càng được áp dụng rộng rãi để thay thế các phương pháp cũ .
Xác định aflatoxin trong thực phẩm bằng các phương pháp sắc kí nhằm định lượng được hàm lượng aflatoxin có trong thực phẩm và chiết tách aflatoxin ra khỏi thực phẩm. Việc xác định aflatoxin có trong thực phẩm nhằm đảm bảo giá trị kinh tế trong sản xuất và bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhất là ở nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới thích hợp cho sự phát triển của các loài vi nấm.
Việc xác định hàm lượng aflatoxin có trong thực phẩm có ý nghĩa:
+ Xác định hàm lượng aflatoxin để hạn chế gây độc cho con người.
+ Loại bỏ bớt chất độc aflatoxin.
+ Đề ra phương pháp chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn.





Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I.Độc tố nấm mốc trong thực phẩm.
Aflatoxin thường có trong các loại hạt có dầu như lạc đậu nành, hạt điều, hạt hướng dương, vừng, kẹo lạc, kẹo hạt điều, lạc muối, lạc ranghay trên các loại hạt ngũ cốc, bột dinh dưỡng, thức ăn gia súc có nguồn gốc từ hạt ngũ cốc
1.1.Nguồn gốc aflatoxin.
Aspergillus flavus và aspergillus parasiticus thuộc họ nấm cúc, là loại nấm sản sinh ra aflatoxin trong tự nhiên và trong môi trường nuôi cấy nhân tạo. Đây là loài nấm khá phổ biến, có thể tìm thấy trên khắp địa cầu, đặc biệt là các nước nhiệt đới.
Hai loài nấm mốc này có thể phát triển trên nhiều loại cơ chất, các lọai hạt có dầu, thậm chí có trên cả bột cá và thịt giàu protein. Thức ăn chăn nuôi, Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi là những đối tượng thích hợp nhất cho sự phát triển và sản sinh độc tố.
1.2 Các loài nấm có khả năng sản sinh aflatoxin.
- Có hai loài Aspergillus flavus và aspergillus parasiticus sản sinh
aflatoxin với các lượng khác nhau tùy thuộc vào chủng nấm, cơ chất, điều kiện khí hậu và môi trường.
- Một số loài nấm mốc khác cũng có khả năng sinh aflatoxin với lượng rất ít như loài: Penicillium puberulum Bai, các chủng thuộc aspergillus như aspergillus tamariikita, aspergillus niger tiegh, aspergillus ostiamis wehmen, aspergillus ruper
- Tuy nhiên cũng còn nhiều tranh cải vì trong quá trình phát triển, aspergillus flavus thường lẫn với nhiều loài nấm khác, đặc biệt là với penicillium rubrum stoll và khi đó có thể nhầm aflatoxin là do penicillium sản sinh ra .
- Trong một số trường hợp khác cũng có nhầm lẫn độc tố sterigmatoxistin và avecsin có cấu tạo hóa học gần giống với aflatoxin
1.3. Điều kiện sản sinh aflatoxin.
Khả năng sinh độc tố của các chủng aspergillus flavus và aspergillus parasiticus rất khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào các yếu tố như chủng nấm mốc, các cơ chất, các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm của cơ chất và môi trường.
1.3.1. Chủng sinh độc tố .
- Aflatoxin được sản sinh từ hai chủng nấm aspergillus flavus và aspergillus parasiticus aspergillus. Ngoài ra còn có chủng penicillium và parasium tiết ra độc tố vi nấm ochratoxin , patulin và fumonisin.
- Không phải tất cả các chủng aspergillus flavus được khảo sát đều sản sinh ra aflatoxin, chỉ có 73% có khả năng sản sinh aflatoxin, trong 23% sản sinh aflatoxxin ở mức cao nhất.
- Nấm mốc sản sinh ra một loại độc tố vi nấm có tên là aflatoxin B1. Loại độc tố này tích lũy trong cơ thể người và gia súc, là nguồn nguy cơ gây ra ung thư gan. Aflatoxin B1 được tìm thấy hầu hết các chủng thử nghiệm.
- Ngoài ra, aflatoxin G1, B2, G2 cũng được tìm thấy ở nhiều chủng, trong đó aflatoxin G2 rất ít gặp và ít nguy hiểm hơn.
1.3.2.Cơ chất và môi trường.
- Cơ chất là các hạt có dầu, đặc biệt là hạt lạc và các sản phẩm từ lạc. Lượng độc tố chứa trong lạc cao nhất. Các chủng phân lập từ các hạt khác nhau thường không thấy hay rất ít khả năng sinh độc tố. Ngay cả trên cùng một cơ chất, khả năng sản sinh aflatoxin của các chủng aspergillius flavus cũng khác nhau. Nguyên nhân của hiện tường này cũng có thể do một số giống lạc có tính kháng với aspergillius flavus sinh độc tố aflatoxin. Các nhà tạo giống đã dựa vào cơ sở phát hiện trên nhằm tạo ra những giống lạc không bị nhiễm aflatoxin. Đây là hướng nghiên cứu nhiều nhà khoa học sử dụng nhằm loại bỏ aflatoxin theo cách có lợi nhất.
- Sự hình thành aflatoxin phụ thuộc vào sinh khối sợi nấm và thời gian phát triển khối lượng sợi nấm càng nhiều thì sản sinh độc tố càng nhiều và ngược lại. Thời gian sản sinh cực đại để sản sinh aflatoxin thường từ ngày thứ sáu đến ngày thứ bảy sau đó giảm đi. Lí do của sự giảm lượng aflatoxin trong những ngày tiếo theo là do quá trình tự phân giải của chính bản thân nấm mốc.
- Nhiệt độ thích hợp nhất để sản sinh aflatoxin của các chủng nấm mốc là từ 25-28oc. Nếu nuôi cấy aspergillius flavus ở 45oc thì khả năng sản sinh aflatoxin sẽ bị ức chế.
- Hàm lượng trong cơ thể đóng vài trò quan trọng trong quá trình hình thành aflatoxin. Ở lạc nhân có lượng nước từ 15-30%. Sự hình thành aflatoxin xuất hiện sau 2 ngày, trên gạo cần lượng nước là 24-26% và ở ngô là 19-24%. Như vậy có thể nói sự sản sinh aflatoxin diễn ra rất nhanh.
Đặc biệt là sau thu hoạch. Cơ chất có hàm lượng nước khá cao, thời gian làm khô kéo dài là nguyên nhân dẫn đến nhiễm aflatoxin.
1.4.Cấu tạo và tính chất vật lí, hóa học của aflatoxin.
Các aflatoxin B1, B2, G1, G2 đã được nhiều phòng nghiên cứu xác định cấu tạo hóa học. Thoạt đầu các nhà hóa học đã xác định được hai aflatoxin có công thức là C17H12O¬6 và C17H12O¬7¬ với trọng lượng phân tử tương ứng 321 và 328. Hiện nay được biết là aflatoxin B1, G1. Trong cấu trúc phân tử có nhóm lacton và metoxyl, không có nhóm hidroxyl tự do .

5.4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.4.1 Kết luận: Qua nghiên cứu cho thấy:
Có 80% số mẫu nhiễm Aflatoxin B1 mặc dầu hàm lượng nằm trong giới hạn cho phép (10 ppb).
Phương pháp chiết tách mẫu bằng cột sắc ký ái lực miễn dịch (IAC) cho kết quả tốt hơn hẳn cột SPE về :
- Độ nhạy , hiệu suất thu hồi, giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng.
- Giá thành rẻ hơn vì sử dụng dung môi ít hơn.
- ít độc hơn và không gây ô nhiễm môi trường.
- Thời gian ngắn.
- Phù hợp với các TTYTDP tuyến tỉnh, các cơ quan xuất khẩu nông sản thực phẩm……Vì công cụ đơn giản, rẻ tiền. dễ mua.
- Đây là phương pháp chính thức hiện nay được chấp nhận trên thế giới . ........Cục QLCLVSATTP nghiên cứu để được áp dụng rộng rãi.





















Chương V: KẾT LUẬN
Aflatoxin là độc tố do nấm mốc sinh ra. Trong đó có họ Aflatoxin thì có độc tố Aflatoxin B1,B2,G1,G2 là phổ biến. Aflatoxin B1 xuất hiện chủ yếu và là chất có độc tính cao nhất. Aflatoxin là những chất có khả năng gây ung thư. Aflatoxin khi vào trong cơ thể người có thể làm giảm sức đề kháng, gây tổn thương gan hay ung thư gan.
Qua các phương pháp nghiên cứu trên cho thấy việc kiểm tra Aflatoxin trong thực phẩm là việc cần thiết nhằm đảm bảo giá trị kinh tế trong sản xuất và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Phương pháp phân tích Aflatoxin được chấp nhận trên toàn thế giới là phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao. Phương pháp sắc kí bản mỏng được dùng nhiều trong phòng thí nghiệm.
Hiện nay các quá trình phân tích Aflatoxin trong mẫu thực phẩm đang được sử dụng tại các trung tâm y tế dự phòng ở nước ta phải qua nhiều giai đoạn từ khâu chiết tách và làm sạch mẫu .Do phải qua nhiều giai đoạn nên việc định tính và định lượng Aflatoxin dễ bị sai số lớn và tốn nhiều thời gian .
Qua phương pháp nghiên cứu cho thấy có 80% số mẫu nhiễm Aflatoxin B1 mặc dầu hàm lượng nằm trong giới hạn cho phép (10ppb).Phương pháp chiết tách mẫu bằng cột sắc kí ái lực miễn dịch cho kết quả tốt hơn phương pháp chiết tách trên cột chiết pha rắn về :
+ Độ nhạy, hiệu suất thu hồi , giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng
+ Giá thành rẽ hơn vì sử dụng dung môi ít
+ Ít độc hơn và không gây ô nhiễm môi trường
+ Thời gian ngắn
+Phù hợp với các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, các cơ quan xuất khẩu nông sản thực phẩm
Ở nước ta quy định về hàm lượng Aflatoxin tối đa cho phép ở thực phẩm cho người là 5ng/g(ppb) đối với Aflatoxin B1 và 10ng/g đối với Aflatoxin tổng số . Đối với trẻ em không được phép có Aflatoxin.
Ở Việt Nam các phương pháp phân tích độc tố Aflatoxin đã được sử dụng rộng rãi như phương pháp bản mỏng , phương pháp sắc kí lỏng cao áp 







Chương VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiêu chuẩn Việt Nam: Ngũ cốc – phương pháp xác định Aflatoxin – TCVN 5617 – 1991.
2. Tài liệu tập huấn phân tích nhanh dư lượng thuốc trừ sâu và độc tố nấm mốc trong nông sản thực phẩm - Trường CĐ LT – TP Đà Nẵng 23 –24/10/2003.
3. Giáo trình phân tích thực phẩm - Trường CĐ LT – TP Đà Nẵng.
4. Nấm mốc và độc tố Aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi.
5. Áp dụng cột sắc kí ái lực miễn dịch trong mẫu thực phẩm - Viện sinh học y tế cộng đồng, viện Passteur TPHCM.
6. vietnamfood


























MỤC LỤC
Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
I. Độc tố nấm mốc trong thực phẩm 2
1.1 Nguồn gốc aflatoxin 2
1.2 Các loài nấm có khả năng sản sinh aflatoxin 2
1.3 Điều kiện sản sinh aflatoxin 2
1.4 Cấu tạo và tính chất vật lí hoá học của aflatoxin 4
II. Phân tích aflatoxin bằng phương pháp sắc kí 5
2.1 Phương pháp sắc kí lỏng 5
2.2 Sắc kí lớp mỏng hiệu suất cao 6
2.3 Phương pháp sắc kí lỏng cao áp 6
2.4 Phương pháp sắc kí cột 7
Chương III: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 8
3.1 Đối tượng nghiên cứu 8
3.2 Phương pháp nghiên cứu 8
Chương IV:Kết quả nghiên cứu 8
I.Phân tích aflatoxin bằng phương pháp sắc kí 8
1.1Nguyên tắc 8
1.2công cụ 8
1.3Hoá chất 9
1.4Tiến hành 9
1.5Đọc kết quả 10
II.Quy trình phân tích aflatoxin B1 dùng sắc kí ái lực miễn dịch kết hợp sắc kí bản mỏng 11
2.1.Nguyên lí 11
2.2.công cụ và hoá chất 11
2.3.Chiết mẫu 12
2.4.Quy trình phân tích 12
III.Kỹ thuật định tính và bán định lượng độc tố vi nấm mốc 13
3.1.Nguyên lý của phương pháp 13
3.2.Đối tượng áp dụng của phương pháp 14
3.3 .công cụ ,hoá chất ,thuốc thử 14
3.4.Phương pháp tiến hành 17
IV.Hàm lượng aflatoxin trong thuỷ sản-phương pháp định lượng bằng sắc kí lỏng hiệu năng cao 23
4.1.Phạm vi ứng dụng 23
4.2.Phương pháp tham chiếu 23
4.3.Nguyên tắc 23
4.4.Thiết bị ,công cụ 24
4.5.Phương pháp tiến hành 26
4.6. Đọc kết quả 28
V.Phương pháp chiết tách aflatoxin trên cột sắc kí ái lực miễn dịch và so sánh với phương pháp chiết tách trên cột chiết pha rắn 29
5.1Đặt vấn đề 29
5.2.Phương pháp nghiên cứu 30
5.3.Kết quả nghiên cứu 31
5.4.Kết luận và kiến nghị 33
Chương V:Kết luận 34
Cương VI:Tài liệu tham khảo 35

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Phương pháp xác định dư lượng aflatoxin trong thủy sản bằng sắc ký lỏng cao áp HPLC Tài liệu chưa phân loại 0
D Thí nghiệm xác định hàm lượng ion đồng theo phương pháp chuẩn độ tạo phức và xây dựng một số bài thí nghiệm Luận văn Sư phạm 0
D Xác định một số chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng giống Swiss nhân nuôi trong một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Xác định tỷ lệ nhiễm một số loại vi khuẩn ở thịt lợn tại thành phố yên bái tỉnh yên bái Nông Lâm Thủy sản 0
D Xác định hàm lượng mangan trong nước sinh hoạt bằng phương pháp trắc quang với thuốc thử Formaloxim Khoa học Tự nhiên 0
D Xác định đồng trong hợp kim nhôm Khoa học Tự nhiên 0
D XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITRIT TRONG THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG Khoa học Tự nhiên 0
D Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng cao áp để xác định một số kim loại nặng trong các đối tượng môi trường Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
D BẢNG PHÂN TÍCH mối NGUY và xác ĐỊNH CCP OPRPs Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top