leekireong

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu
Thực tế đã chứng minh một điều là: “ Các quốc gia càng phát triển thì tỷ lệ người thất nghiệp càng tăng”. Đó là một sự thật mà không ai trong chúng ta phủ nhận được và chính điều đó cúng luôn là mối quan tâm của xã hội, giới cầm quyền, mỗi công ty, tổ chức và mỗi chúng ta. Do đó việc làm cho người lao động và thất nghiệp là một trong những vấn đề quan tâm lớn của mỗi quốc gia, nó có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của nền kinh tế - văn hoá - xã hội của quốc gia đó. Trong những năm 30 thế giới đã phải gánh chịu nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng trên toàn thế giới làm thiệt hại của cải vật chất của toàn xã hội. Vào những năm cuối thế kỷ thứ XX đã xảy ra thêm một cuộc khủng hoảng trầm trọng ở Châu á (Thái Lan) khiến một lần nữa thế giới lại đứng trước thử thách về nạn thất nghiệp cao xảy ra khắp nơi. Hiện nay các quốc gia đều đặt vấn đề phát triển bền vững lên hàng đầu, làm phương hướng phát triển của nước mình. Để làm được điều đó thì có rất nhiều vấn đề cần quan tâm, tháo gỡ trong đó vấn đề thất nghiệp, việc là một vấn đề có ảnh hưởng lớn cần lưu tâm.
Việt nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên việc quan tâm, giải quyết tình trạng thất nghiệp tạo việc làm là cần thiết. Sau ĐH Đảng VII Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ mục tiêu đẩy nhanh phát triển kinh tế, Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước để đưa đất nước ta qua thời kỳ quá độ lên chế độ XHCN. Muốn như vậy thì trước mắt phải giải quyết nạn thất nghiệp, tạo việc làm cho từng người lao động để giảm thất nghiệp, tăng sản lượng của cả nước lên cao hơn. Gần đây hơn nữa là ĐH Đảng IX, một lần nữa Nhà nước ta lại xem xét lại vấn đề này.
Là một sinh viên Kinh tế, là một công dân nên tui muốn đóng góp tiếng nói một phần nhỏ bé của mình cho việc phát triển đất nước do đó tui đã chọn đề tài “Việc làm, thất nghiệp – thực trạng và giải pháp tạo việc làm” để ngiên cứu.
Nội dung đề án gồm 3 chương:
Chương1: Cơ sở lý luận về việc làm và thất nghiệp
Chương2: Phân tích thực trạng việc làm
Chương3: Những giải pháp tạo việc làm
Để có thể hoàn thành đề tài ngoài sự nỗ lực học, hỏi tìm tòi của bản thân thì phải kể đến phần kiến thức mà các thầy đã trang bị cho trong đó em đặc biệt Thank cô Đỗ Thị Hải Hà - người đã nhiệt tình hướng dẫn em trong việc hoàn tất đề án này. một lần nữ em xin chân thành cảm ơn!

Chương I:
Cơ sở lý luận về việc làm thất nghiệp
I-Việc làm:
1. Khái niệm việc làm:
- Theo bộ luật lao động nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam: Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. (Điều 13- bộ luật lao động nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam).
- Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của nhà nước, của doanh nghiệp và toàn xã hội.
- Theo khái niệm của giáo trình kinh tế lao động: Người có việc làm là người làm việc trong lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội.
Trước hết ta phải phân loại việc làm ra thành những việc làm cơ bản để có thể hiểu được việc làm, và tìm cách giải quyết việc làm.
- Phân loại việc làm:
- Việc làm chính: Là công việc mà người thực hiện dàng nhiều thời gian nhất so với công việc khác.
- Việc làm phụ: Là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau công việc chính.
Nếu công việc chính và công việc phụ có thời gian làm việc bằng nhau thì công việc nào có thu nhập cao hơn sẽ là công việc chính.
-Sơ đồ lực lượng lao động:
+ Người có việc làm ổn định: Những người trong 12 tháng làm việc từ 6 tháng trở lên. hay những người làm dưới 6 tháng trong 12 tháng sẽ tiếp tục làm việc ổn định.
+Người có việc làm tạm thời: Những người làm việc dưới 6 tháng trong 12 tháng trước thời điểm điều tra và tại thời điểm điều tra đang làm một công việc tạm thời hay không có việc làm dưới 1 tháng.
+Người không có việc làm: Những người từ 15 tuổi trở lên trong 7 ngày không làm bất cứ việc gì trong ba loại việc đã được nêu ở trên. hay trong 7 ngày có đi tìm việc làm. hay trong 7 ngày không tìm việc làm do ốn đau tạm thời, chờ nhận việc làm mới, nghỉ phép hay tạm nghỉ.
+Lực lượng lao động: là một bộ phận dân số có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên có việc làm và không có việc làm trong 7 ngày.

2. Những lý luận về việc làm
Để hiểu và giải quyết tình hình thất nghiệp và việc làm thì chúng ta phải biết cách tiếp cận, phải có phương pháp luận về những lý luận chung về việc làm. Phải có hệ thống lý luận và phương pháp luận phù hợp trong điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay.
- Tính kế thừa và sáng tạo: Kế thừa tức là chọn lọc và giữ lại những yếu tố còn phù hợp với điều kiện mới. Trên cơ sở kế thừa, cộng với những yếu tố mới phát sinh mà chúng ta nhận thức được, sẽ giúp chúng ta sáng tạo ra cái mới. Để hình thành hệ thống lý luận và phương pháp luận thuộc lĩnh vực việc làm, đòi hỏi chúng ta phải kế thừa những tri thức hợp lý trước đây, đồng thời phải sáng tạo ra tri thức mới.
Việc làm liên quan đến nhu cầu sống của con người. Nó là một yếu tố đảm bảo cuộc sống và phát triển của con người, do đó chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội nhằm giải quyết vấn đề xã hội vừa cơ bản, lâu dài, vừa cấp bách trước tình hình hiện nay.
- Mối quan hệ giữa chính sách việc làm và chính sách xã hội: chính sách việc làm là chính sách xã hội được thể chế hoá bằng luật pháp của Nhà nước, một hệ thống các quan điểm, chủ trương phương hướng và biện pháp để giải quyết việc làm cho người lao động nhằm góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội.
- Mục đích của chính sách việc làm:
+ Những chính sách chung có tính vĩ mô, quan hệ và tác động đến việc mở rộng và phát triển việc làm cho lao động toàn xã hội. (chính sách tín dụng, chính sách đất đai, chính sách thuế..).
+ Các chính sách khuyến khích phát triển những lĩnh vực, hình thức và cùng có khả năng thu hút được nhiều lao động trong cơ chế thị trường. (chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực phi kết cấu, di dân đến vùng kinh tế mới..)

1. Đưa ra các chính sách cho những người thất nghiệp có cơ hội được đi làm:
Trong diện chính sách thất nghiệp có thể phân tích ra thành nhiều loại, tầng lớp thất nghiệp khác nhau. Chúng ta cần có biện pháp giải quyết việc làm cho những đối tượng đặc biệt như chính sách cho những người tàn tật, chính sách cho đối tượng tệ nạn xã hội, chính sách cho người hồi hương do xuất nhập cảnh trái phép nay muốn trở về quê hương sinh sống nhưng không có việc làm... Đối với đối tượng tàn tật thì Nhà nước phải xây dựng chương trình tổng thể về việc làm, giúp người tàn tật còn khả năng lao động có thể lao động để tự kiếm sống. Nhà nước cần nghiên cứu các mặt hàng, sản phẩm phù hợp với người tàn tật, phân loại những người tàn tật để có thể đưa họ thành từng nhóm một cho phù hợp với điều kiện sản xuất của từng sản phẩm. Phục hồi chức năng cho những người tàn tật để họ có điều kiện sống tốt hơn, dễ dàng trong làm việc hơn. Nhà nước phải bảo trợ về mặt kinh phí ban đầu cho chính sách này thì mới có thể phát triển được. Còn đối với đối tượng tệ nạn xã hội thì cần giáo dục lại họ, tìm hiểu sâu rộng vào các tệ nạn đó, đưa họ thoát khỏi tệ nạn xã hội và giúp họ có điều kiện tìm được việc làm hay dạy nghề cho họ, nếu không sẽ xảy ra hiện tượng tái vấp phải những tệ nạn đó. Như đó sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì cho dù chúng ta có giáo dục họ đến đâu, nếu không có việc làm thì họ lại quay lại cuộc sống như xưa, đặc biệt là tệ nạn mại dâm đang là vấn đề rất nhức nhối của toàn xã hội. Đối với phụ nữ, thì chúng ta nên khuyến khích họ theo những ngành phù hợp như dệt may, đóng gói sản phẩm... còn đối với thanh niên thì cho họ học những nghề cơ bản như mộc, thợ xây... những ngành nghề đang rất cần thiết cho điều kiện phát triển của nước ta hiện nay. Về mặt Nhà nước thì cần trực tiếp quan tâm đến và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức này hoạt động, đầu tư kinh phí vào các dự án có khả thi để giúp cho những người đã từng mắc vào tệ nạn xã hội có thể trở về cuộc sống bình thường, Nhà nước cần nhận những Chương trình kinh tế-xã hội để giảm phần nào gánh nặng về mặt vật chất cho chính sách này.
2. Xây dựng các quỹ, hội tạo điều kiện giúp đỡ về mặt kinh phí, vốn làm ăn hay khoa học công nghệ:
Trong những năm gần đây, ở nước ta dần dần đã hình thành và phát triển các tổ chức Hiệp, Hội ngành nghề làm kinh tế (Hội làm vườn, Hội nưôi ong, Hội xây dựng, Hội tin học...) phù hợp với cơ chế thị trường. Đây là hình thức rất thích hợp góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, nhất là các hộ gia đình và sử dụng lao động nhàn rỗi ở nông thôn, lao động trẻ em, người già và người tàn tật... với kỹ thuật và công nghệ thích hợp được chuyển đến tận tay người lao động, đầu tư vốn không lớn, giá trị lao động lại cao. Chức năng của các hội này là chủ yếu là dịch vụ phổ biến khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, hướng dẫn cách thức làm ăn; trợ giúp vốn cung cấp vật tư kĩ thuật (giống, bảo vệ thực vật và động vật, tạo mẫu, vật tư nhập ngoại...) tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
Hội thành lập theo nguyên tắc tự nguyện của những người có chung nghề nghiệp và là tổ chức phi chính phủ (NGO), hoạt động theo cơ chế của tổ chức kinh tế tự chịu trách nhiệm về tài chính , tự trang trẻi. Trong cơ chế thị trường, sự ra đời của các Hội nghề nghiệp là sự cần thiết khách quan, đồng thời giải quyết vấn đề lao động, tạo việc làm cho nhiều người, tận dụng và phát huy sức sáng tạo của người lao động, nhất là lao động cahát xám (kể cả số người đã nghỉ hưu nhưng họ có rất nhiều kinh nghiệm). Dưới góc độ nghề nghiệp, các Hội nghề nghiệp đã tham gia tích cực vào tạo việc làm và trở thành hình thức thích hợp trong cơ chế thị trường, có khả năng thu hút đước nhiều lao động, giải quyết việc làm cho nhiều ngườ. Bởi vậy, Nhà nước cần có chính sách khuyến khichcs và trợ giúp các Hội nghề nghiệp phát triển, cụ thể là:
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy chế, điều lệ tổ chức hoạt động của Hội cho phù hợp với điều kiện mới. Nhà nước cần xem xét chính sách thuế hợp lý, có thể Nhà nước đầu tư lại cho các Hội đó phát triển trong những năm gần đây: trích khoản nộp ngân sách, miễn giảm thuế trong khâu dạy nghề và chuyển giao công nghệ cho thành viên hội, tạo điều kiện cho những thành viên nào có năng lực thì được đi học nâng cao hay mở rộng hơn, tạo điều kiện về mở rộng mặt bằng, hướng dẫn thị trường tiêu thụ, giới thiệu những doanh nghiệp nước ngoài cần sản phẩm, mở rộng quan hệ với nước ngoài, nhất là với các tổ chức phi chính phủ (NGO)...Đưa các tổ chức này tiếp cận với mọi người bằng những thông tin đại chúng phổ cập nhất, tạo không khí chung cho mọi người, giới thiệu cho mọi người dân thấy lợi ích khi tham gia vào Hội...
3. Mở rộng quan hệ hợp tác, đầu tư quốc tế:
Để cho các doanh nghiệp nước ngoài có điều kiện thâm nhập thị trường Việt nam dễ hơn, làm giảm được phần nào tình hình thất nghiệp hiện nay
4. Đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nâng cao chất lượng cán bộ
Trong quá trình đổi mới thì công tác đào tạo cán bộ luôn là vấn đề được đem ra thảo luận, bàn tán nào là tư cách lành đạo, lương tâm nhà lãnh đạo, tư chất nhà lãnh đạo …tất cả chỉ muốn nói đến hiệu quả công việc mà nhà lãnh đạo đó tạo ra mà thôi. Ngoài các yếu tố khách quan tác động tới vấn đề giải quyết việc làm thì yếu tố chủ quan chính là sự lỗ lực, tài lãnh đạo, khả năng nắm bắt thời cơ của nhà lãnh đạo…Tóm lại đội ngũ cán bộ có tác động lớn đến vấn đề việc làm của xã hội do đó đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nâng cao chất lượng cán bộ là cần thiết
5. Phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh tế trang trại
Quá trình đổi mới đã chứng minh một điều là kinh tế tư nhân có vai trò vô cung quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, chính thành phàn kinh tế này đã giải quyết một số lớn lao động thất nghiệp, nhàn rỗi của xã hội, tạo ra một phân GDP rất lớn đóng góp cho xã hội. Điều đó là chứng minh thực tế hết sức thuyết phục cho sự phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh tế trang trại trong giai đoạn hiện nay để giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp.


Kết luận

- Nước ta là 1 nước có cơ cấu dân số trẻ, có tiềm lực về nguồn nhân lực để phát triển kinh tế, hội nhập với khu vực. Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được củng cố nhưng vẫn chưa được đồng bộ và hiệu quả, cần xem xét và chỉnh đốn lại đội ngũ cán bộ để có thể đào tạo ra đội ngũ cán bộ chất lượng cao.
- Mặc dù Đảng và nhà nước có nhiều biện pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp nhưng cho đến nay thất nghiệp vẫn là nỗi lo của toàn xã hội, chúng ta cần cố gắng xem xét, giải quyết tinh trạng này vị nó có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế của cả nước.
- Đối với 1 sinh viên nhận thức về vấn đề này không thể sâu rộng, vì đây là 1 đề tài mang tầm cỡ quốc gia lên trong pham vi 1 sinh viên thì bài viết này không thể hoàn chỉnh được, do đó sẽ có nhiều sai sót mong các giảng viên thông cảm.



Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Chính sách kinh tế, xã hội – Khoa: Khoa học quản lý
2. PGS.PTS.NGƯT Phạm Đức Thành và PTS Mai Quốc Chánh chủ biên giáo trình Kinh tế Lao động-NXB giáo dục-1998.
3. Văn kiện Đại hội Đảng VII, IX
4. TS. Bùi Anh Tuấn-Tạo việc làm cho người lao động qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN- Nhà xuất bản thống kê-2000.
5. Nguyễn Vi Khải-Dân số lao động việc làm vấn đề-giải pháp-nhà xuất bản thông tin lý luận-1992.
6. PTS.Nguyễn Hữu Dũng, PTS Trần Hữu Trung-về chính sách giải quyết việc làm ở VN-NXB chính trị quốc gia-1997.
7. TS.Trương Văn Phúc-Thông tin thị trường lao động-thực trạng lực lượng lao động ở VN giai đoạn 1996-2000 và khả năng giải quyết việc làm 2001-2005.
8. TS.Võ Văn Đức-Tạp chí kinh tế và phát triển-Nguồn lao động cho công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.
9. Thạc Sỹ. Trần Thị Thu-Tạp chí kinh tế và phát triển. Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nữ HN.
10. TS.Lê Duy Đồng-Lao động và Xã hội-Một số nét chính về chiến lược việc làm thời kỳ 2001-2010- tháng 10/2000.
11. PGS.TS.Phạm Đức Thành-Tạp chí kinh tế và phát triển-Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đẩy nhanh Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá ở VN.
12. Lê Trung-Thông tin trường lao động-Một số biện pháp giải quyết vấn đề lao động và việc làm ở các thành phố lớn.
13. Bộ luật Lao động nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
14. Thông tin chuyên đề: Thị trường Lao động và việc làm II-Uỷ ban kế hoạch nhà nước trung tâm thông tin-NXB Hà Nội 1990.

Mục lục

Lời mở đầu 1

Chương I: Cơ sở lý luận về việc làm thất nghiệp 2
I-Việc làm: 2
1. Khái niệm việc làm: 2
2. Những lý luận về việc làm 4
3. Nguyên nhân hạn chế việc giải quyết việc làm: 4
II-Thất nghiệp. 5
1. Khái niệm: 6
2. Phân loại thất nghiệp: 6
3. Phân loại thất nghiệp: 8
Chương II: Phân tích thực trạng việc làm 9

I. Thực trạng việc làm ở việt nam 9
1. Thực trạng nguồn lao động: 9
2. Hiện trạng việc làm ở nước ta: 9
II-Nguyên nhân chủ yếu 11
III-Thực trang việc làm ở Hà nội: 11
IV. Những giải pháp tạo việc làm trong những năm gần Đây. 22
1. Chuyển dịch cơ cấu lao động: 22
2. Cải thiện cơ hội việc làm cho người tàn tật: 22
3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 22
4. Mở hội chợ việc làm ở Hà nội: 23
5. Chính sách đối với lao động dôi dư: 23
6. Dân số - kế hoạch hoá gia đình năm 2002: 23

Chương III. Mục tiêu giải pháp tạo việc làm 24

I-Dự báo tổng quát tình hình những năm tới: 24
1. Trong thời kỳ 2001-2005: 24
2. Trong thời kỳ 2001-2010 26
II-Đổi mới quan điểm giải quyết việc làm 28
1. Nhận thức cơ bản về việc làm: 28
2. Thống nhất khái niệm việc làm: 28
3. Giải quyết vấn đề việc làm: 29
4. Coi trọng yếu tố tự tạo việc làm của người lao động: 29
5. Sự thay đổi ngành nghề theo sự phù hợp của nền kinh tế: 29
6. Tìm hiểu kỹ về thất nghiệp: 29
7. Giải quyết việc làm gắn với phát triển kinh tế: 29
8. Hệ thống quan điểm: 29
III-Những chính sách tạo việc làm: 30
1. Đào tạo cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực, xuất khẩu lao động: 31
2. Xây dựng văn phòng thị trường lao động một cách đồng bộ, hiệu quả: 32
3. Đưa ra các chính sách cho những người thất nghiệp 32
4. Xây dựng các quỹ, hội tạo điều kiện giúp đỡ về 33
5. Mở rộng quan hệ hợp tác, đầu tư quốc tế: 34
6. Đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nâng cao chất lượng cán bộ 34
7. Phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh tế trang trại 34
Kết luận 35
Tài liệu tham khảo..................................................................................................36

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top