PeLan_KuAnh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ................................................... 13
1.1. Văn hóa và văn hóa ứng xử...................................................................... 13
1.2. Không gian văn hóa Quan họ xứ Kinh Bắc ............................................. 17
1.2.1. Môi trường tự nhiên .............................................................................. 17
1.2.2. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ........................................... 19
1.2.3. Môi trường kinh tế................................................................................. 20
1.2.4. Môi trường văn hoá............................................................................... 20
1.3. Khái niệm, nguồn gốc và lịch sử phát triển dân ca Quan họ ................... 22
1.3.1. Khái niệm dân ca Quan họ ................................................................... 22
1.3.2. Khái niệm lời ca dân ca Quan họ cổ .................................................... 24
1.3.3. Nguồn gốc ............................................................................................. 27
1.3.4. Lịch sử phát triển .................................................................................. 22
CHƢƠNG 2. VĂN HOÁ ỨNG XỬ CỦA NGƢỜI QUAN HỌ TRONG
ĐỜI SỐNG..................................................................................................... 30
2.1. Ứng xử của ngƣời Quan họ với môi trƣờng tự nhiên .............................. 30
2.1.1. Các hình thái văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên nói chung 30
2.1.2. Ứng xử của người Quan họ với tự nhiên .............................................. 32
2.2. Ứng xử của ngƣời Quan họ trong môi trƣờng xã hội .............................. 37
2.2.1. Ứng xử của người Quan họ trong gia đình........................................... 38
2.2.2. Ứng xử của người Quan họ với xã hội.................................................. 42
CHƢƠNG 3. VĂN HOÁ ỨNG XỬ CỦA NGƢỜI QUAN HỌ TRONG
VĂN BẢN LỜI CA........................................ Error! Bookmark not defined.
3.1. Ứng xử của ngƣời Quan họ thể hiện qua nội dung lời ca ........................ 56
3.1.1. Ứng xử của người Quan họ với môi trường tự nhiên …….…………. 57
3.1.2. Ứng xử của người Quan họ trong gia đình ………………….……….….64
3.1.3. Ứng xử của người Quan họ ngoài xã hội ………………….…………….76
3.2. Phƣơng thức thể hiện lối ứng xử của ngƣời Quan họ qua lời ca ............. 80
3.2.1. Thể thơ, vần nhịp................................................................................... 81
3.2.2. Ngôn ngữ lời ca Quan họ...................................................................... 83
3.2.3. Hình tượng trong lời ca ........................................................................ 84
3.2.4. Một số thủ pháp nghệ thuật................................................................... 88
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 93

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nói đến dân ca Quan họ Bắc Ninh là nói đến một loại hình nghệ thuật
dân gian truyền thống thuần Việt độc đáo, có chiều dài lịch sử và không gian
văn hóa sâu rộng. Sức hút của loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này đã
vƣơn ra khỏi địa bàn nơi nó sinh ra, lan truyền trong và ngoài nƣớc. Ngày
nay, chúng ta dễ dàng chứng kiến tại các lễ hội, các hội nghị, các trung tâm
vui chơi giải trí và thậm chí trong các đám cƣới ở khắp mọi miền đất nƣớc
hình ảnh liền anh liền chị Quan họ xúng xính tà áo tứ thân, mớ ba mớ bảy e lệ
bên chiếc nón quai thao và ca lên những giai điệu, lời ca mƣợt mà lôi
cuốn…Vì sao dân ca Quan họ lại có sức sống, sự lan tỏa rộng khắp và mạnh
mẽ đến nhƣ vậy, nhất là hiện nay, trong đời sống xã hội hiện đại có rất nhiều
hình thức giải trí khác nhau?
Từ những năm đất nƣớc ta chìm dƣới bm đạn chiến tranh, mặc dầu
còn rất nhiều khó khăn gian khổ hy sinh, song Đảng và Nhà nƣớc ta đã rất
chú trọng công tác nghiên cứu và bảo tồn dân ca Quan họ. Trải qua hơn nửa
thế kỷ, có rất nhiều tác giả đã dày công sƣu tầm, nghiên cứu và để lại khối
lƣợng tác phẩm khá phong phú đa dạng, sâu sắc và nhiều chiều, đem đến cho
ngƣời đọc, ngƣời yêu mến Quan họ một trữ lƣợng kiến thức rất đầy đủ liên
quan tới vùng đất, con ngƣời Quan họ. Song chƣa đủ để chúng ta kết luận
rằng đó là sức hấp dẫn của dân ca Quan họ với công chúng.
Thiết nghĩ, bên cạnh lề lối sinh hoạt, những phép tắc, phong tục, những
giai điệu uyển chuyển hay sự trình diễn của các nghệ nhân Quan họ còn có một
sự đóng góp rất lớn cho sự tồn tại và phát triển, có sức lôi cuốn mạnh mẽ tới
công chúng bao đời của loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này, ấy chính là
lời ca, đặc biệt là lời ca cổ. Trong lời ca dân ca Quan họ cổ không chỉ chứa

đựng tình cảm, tình yêu, khát vọng của ông cha ta từ muôn đời trƣớc mà nó còn
mang trong mình một nét văn hóa đậm chất Kinh Bắc: Văn hóa ứng xử. Theo
tài liệu của các nhà nghiên cứu thì chúng ta dễ dàng nhận thấy, văn hóa ứng xử
của nhân dân Kinh Bắc nói chung và ngƣời Quan họ nói riêng đã đƣợc hình
thành và phát triển từ rất lâu đời, tạo ra không gian văn hóa đặc biệt, không thể
trộn lẫn. Nhƣng có thể nói, trong lời ca cổ của các bài dân ca Quan họ đã chứa
đựng nét văn hóa ứng xử của ngƣời Quan họ một các sâu sắc và phong phú đa
dạng, từ cá nhân, gia đình tới xã hội, từ phong tục tập quán lễ hội tới thiên
nhiên, đất nƣớc. Nói cách khác, trong lời ca dân ca Quan họ cổ, ngƣời Quan họ
đã thể hiện một nét văn hóa ứng xử đậm tính nhân văn, nhân bản - cội nguồn
của dân tộc Việt Nam nói chung và ngƣời Kinh Bắc nói riêng. Nghiên cứu dân
ca Quan họ dƣới góc độ văn học dân gian nhìn chung các tác giả trình bày
tƣơng đối phong phú, sâu sắc. Song, thực tế tìm hiểu chúng tui nhận thấy việc
nghiên cứu lời ca dân ca Quan họ cổ vẫn chƣa thành hệ thống, đại đa số tập
trung vào việc tìm hiểu văn hoá, âm nhạc, không gian sinh hoạt Quan họ...
Không nhiều ngƣời khai thác tìm hiểu Quan họ dƣới góc nhìn văn học dân
gian, đặc biệt là khai thác lời ca cổ khi lời ca tách khỏi âm nhạc.
Trên thực tế tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tui cũng nhận thấy, hiện
nay mặc dầu các bài ca dân ca Quan họ cổ đƣợc sƣu tầm, ký âm tƣơng đối
đầy đủ, song để diễn giải nội dung các bài ca thành một hệ thống thống nhất
giúp ngƣời đọc ngƣời nghe dễ dàng tiếp nhận và cảm thụ đƣợc cái hay, sự sâu
sắc, ý tứ thâm trầm mà các lời bài ca cổ đem lại, đặc biệt từ đó bạn đọc cảm
nhận đƣợc nét văn hóa ứng xử mà tiền nhân gửi gắm trong lời ca cổ thì cho
đến nay chƣa có ai, chƣa có cuốn sách nào đề cập tới. Do đó, đôi khi ngƣời ta
nghe dân ca Quan họ thấy hay mà không hiểu tƣờng tận vì sao hay, chƣa thấy
hết đƣợc thú chơi Quan họ của ngƣời Quan họ. Và thời gian cứ trôi đi, cùng
với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học kỹ thuật và hàng ngàn hình thức
giải trí công nghệ hiện đại, con ngƣời sẽ không có nhiều thời gian để tìm hiểu,
nghiên cứu vốn văn hóa sâu sắc và độc đáo này. Dân ca Quan họ chắc chắn
vẫn tồn tại mãi mãi, nhƣng lời ca cổ với văn hóa ứng xử của ngƣời xƣa sẽ ra
sao khi Quan họ cải biên, Quan họ đài, Quan họ lời mới cứ ngày một lấn át.
Rồi ngày nào đó, thế hệ sau chúng ta có còn ai hiểu rõ tƣờng tận về ông cha
khi tiếp nhận lời ca cổ?
Từ những trăn trở muốn tìm hiểu kho tàng lời ca Quan họ cổ, một tài
sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vô cùng độc đáo và sâu sắc, để thấy
đƣợc văn hóa ứng xử của tiền nhân, chúng tui mạnh dạn khai thác một khía
cạnh nhỏ trong vô vàn nội dung khác nhau chứa đựng trong lời ca: Văn hóa
ứng xử của ngƣời Quan họ qua lời ca dân ca Quan họ cổ.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Những công trình nghiên cứu, các hội thảo với số lƣợng bài viết về
Quan họ và vùng đất Kinh Bắc rất phong phú và đa dạng trải qua một thời
gian tƣơng đối dài, giúp chúng ta lý giải phần nào vấn đề ở trên. Điển hình là
những nhà nghiên cứu nhƣ: Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý
cùng viết trong cuốn “Quan họ - Nguồn gốc và quá trình phát triển” (Nhà xuất
bản Khoa học Xã hội, 1978). Trong cuốn sách này, cả ba tác giả đã căn cứ từ
những tƣ liệu, tài liệu có nguồn gốc thực tế qua quá trình tìm hiểu các hoạt
động nghệ thuật của Quan họ, kết hợp giữa lý thuyết và thực tế để đi đến việc
kết luận nguồn gốc ra đời và phát triển của nghệ thuật Quan họ. Nhạc sĩ Hồng
Thao với công trình nghiên cứu, sƣu tập bền bỉ “300 bài dân ca quan họ Bắc
Ninh” (Viện Nghiên cứu Âm nhạc, 2002) và “Dân ca Quan họ” (NXB Âm
nhạc 1997). Đây là công trình rất có ý nghĩa và chất lƣợng, là nguồn tài liệu
quý giá cho việc tìm hiểu về vùng đất, văn hoá và con ngƣời Kinh Bắc qua
các bài ca, làn điệu Quan họ cổ. Có thể nói công trình này của nhạc sĩ Hồng
Thao nhƣ là cuốn bách khoa toàn thƣ về lời Quan họ cổ, bởi ông đã dày công
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top