Hasani

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lý luận văn học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tìm hiểu những vấn đề chung về văn hoá, mối quan hệ giữa văn hoá - văn học, bức tranh chung về văn hoá Ấn Độ và dòng chảy Ấn Độ trong sáng tác Hồ Anh Thái. Tái dựng bức tranh lắp ghép đa chiều quá khứ – hiện tại về tính cách con người và xã hội nơi xứ sở Ganga. Tìm hiểu một nét đặc trưng trong nhân sinh quan của Hồ Anh Thái: cảm hứng Phật giáo và sự chi phối của cảm hứng này trong sáng tác của nhà văn. Khảo sát và phân tích kĩ thuật xử lý chất liệu văn hoá Ấn Độ của Hồ Anh Thái: yếu tố ảo – kỳ ảo; người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật; sự đa thanh của giọng điệu trần thuật
A. Phần Mở đầu ...........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...............................................................3
3. Lịch sử vấn đề.............................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................4
5. Mục đích, ý nghĩa .......................................................................................4
6. Cấu trúc đề tài .............................................................................................5
B. Phần nội dung ..........................................................................................6
Chương 1: văn hoá và nguồn cảm hứng về văn hoá Ấn Độ trong sáng tác
của Hồ Anh Thái............................................... .............................................6
1.1. Quan niệm chung về văn hoá ...................................................................6
1.1.1. Định nghĩa văn hoá ....................................................................6
1.1.2. Phân biệt văn hoá với một số thuật ngữ liên quan ....................9
1.2. Cảm hứng sáng tác văn học từ chất liệu văn hoá của nước ngoài ……..11
1.3. Sáng tác về văn hoá Ấn Độ của Hồ Anh Thái ........................................14
1.3.1. Khái quát chung về nền văn hoá Ấn Độ ..................................14
1.3.2. Dòng chảy Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái ................ 16
Chương 2: Bức tranh văn hoá - xã hội Ấn Độ và cảm hứng phật giáo
trong sáng tác của Hồ Anh Thái ………………………………..……….. 22
2.1. Con người Ấn Độ dưới ngòi bút Hồ Anh Thái ……………………….. 22
2.1.1 Tinh thần mộ đạo ……………………………………………...22
2.1.2 Sức sống mãnh liệt và khao khát theo đuổi giá trị cuộc sống….26
2.1.3 Hòa hợp với thiên nhiên ………………………………………29
2.2. Xã hội Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh Thái ………………………. 29
2.2.1. Sự phân chia đẳng cấp ……………………………………….. 29
2.2.2 Bi kịch của người phụ nữ và vấn đề nữ quyền ……………….. 32
2.2.3 Vấn đề tình yêu và tình dục trong xã hội Ấn Độ……………… 37
2.2.4 Văn hóa xã hội Ấn Độ - đa dạng và thống nhất…………..........40
2.2.5 Một số vấn đề văn hoá - xã hội khác ...........................................43
2.3. Cảm hứng Phật giáo trong văn chương Hồ Anh Thái ………………… 45
2.3.1 Vai trò của Phật giáo trong xã hội Ấn Độ…………………….. 46
2.3.2 Tinh thần giải thiêng Đức Phật ………………………………..46
2.3.3 Sự biểu hiện tư tưởng Phật giáo ……………………………… 50
Chương 3: cách tiếp cận và xử lý chất liệu văn hoá Ấn Độ của Hồ
Anh Thái……………………………………………………………………55
3.1 Sử dụng yếu tố ảo – kỳ ảo ……………………………………………...55
3.1.1 Quan niệm về cái ảo – kỳ ảo …………………………………55
3.1.2 Những dạng thức cái kỳ ảo trong sáng tác về văn hoá Ấn Độ của
Hồ Anh Thái………………………………………………………….57
3.2 Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật……………………………....71
3.2.1 Cơ sở lý luận………………………………………………….71
3.2.2 Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong sáng tác Hồ Anh
Thái…………………………………………………………..73
3.3 Sự đa thanh của giọng điệu trần thuật ………………………………….81
3.3.1 Giọng điệu trần thuật trong sáng tác của Hồ Anh Thái………..81
3.3.2 Sự đa thanh của giọng điệu trần thuật trong sáng tác viết về Ấn
Độ……………………………………………………………………83
C. Kết luận ……………………………………………………………….. 95
Danh mục tài liệu tham khảo ……………………………………………. 99

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Hồ Anh Thái là một trong những tên tuổi đáng chú ý của nền văn xuôi
đương đại Việt Nam với sức viết dồi dào và khá đa dạng. Bước vào làng văn khá sớm
và cũng thành danh khá sớm (17 tuổi viết truyện ngắn đầu tiên Bụi phấn), sau 30 năm
“sống” hết mình với đời, với nghề, Hồ Anh Thái hiện đang sở hữu một khối lượng tác
phẩm khá lớn (gần 30 tiểu thuyết và tập truyện ngắn), trong đó có nhiều tác phẩm
được dịch ra hơn 10 thứ tiếng với nhiều giải thưởng có giá trị. Gần như năm nào Hồ
Anh Thái cũng có sách xuất bản. Mỗi cuốn sách là một lát cắt bén ngọt lách vào giữa
những đường gân của cuộc sống và điểm trúng huyệt cuộc sống. Có lẽ vì vậy tác
phẩm của anh luôn được bạn đọc đón đợi và gây được tiếng vang trong dư luận. Theo
nhà văn Tô Hoài thì trong số ít cây bút đọc được hiện nay thì Hồ Anh Thái là một
nhân tố điển hình. Hồ Anh Thái xứng đáng là “một hình mẫu nhà văn chuyên nghiệp”
(Tô Hoài) đầy thuyết phục với những thành tựu văn chương đáng kể. Anh đã nhận
được nhiều giải thưởng như: giải thưởng truyện ngắn 1983 – 1984 của báo Văn nghệ
(truyện Chàng trai ở bến đợi xe); giải thưởng văn xuôi 1986 – 1990 của Hội Nhà văn
Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam (tiểu thuyết Người và xe chạy dưới
ánh trăng); giải thưởng văn học 1995 của Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ Thuật Việt
Nam (tập truyện ngắn Người đứng một chân)…
Những tác phẩm tiêu biểu của Hồ Anh Thái: Chàng trai ở bến đợi xe (tập
truyện ngắn, in chung, 1985), Vẫn chưa tới mùa đông (tiểu thuyết, 1986), Người và xe
chạy dưới ánh trăng (tiểu thuyết, 1987), Người đàn bà trên đảo (tiểu thuyết, 1988),
Trong sương hồng hiện ra (tiểu thuyết, 1990), Mảnh vỡ của đàn ông (tập truyện,
1993), Người đứng một chân (tập truyện, 1995), Lũ con hoang (tập truyện 1995),
Tiếng thở dài qua rừng kim tước (tập truyện, 1998), Họ trở thành nhân vật của tôi
( dáng văn học, 2000), Tự sự 265 ngày (tập truyện, 2001), Cõi người rung
chuông tận thế (truyện dài, 2002), Bốn lối vào nhà cười (truyện, 2005), Mười lẻ một
đêm (tiểu thuyết, 2006), Đức Phật, nàng Savitri và tui (tiểu thuyết, 2007), Namaska!
xin chào Ấn Độ (tiểu luận và biên khảo, 2008), Hướng nào Hà Nội cũng sông (tiểu
luận, 2009), SBC là săn bắt chuột (tiểu thuyết, 2011).
1.2 Văn xuôi Hồ Anh Thái là một dòng chảy liền mạch và không bị đứt đoạn,
trong đó chuyến đi Ấn Độ 6 năm (1988 – 1994) là một cơ duyên hiếm có với anh.
Tầm văn hoá của một tiến sĩ văn hoá phương Đông, cái nhìn sắc bén của một cử nhân
quan hệ quốc tế hoà trong cảm nhận tinh tế của một nhà văn cơ hội ngụp lặn thả sức
mình trong các đại dương văn hoá Ấn Độ cổ kính và kỳ vĩ. Không dừng lại ở cách
viết phảng phất chất huyền bí của người Ấn mà có hẳn một dòng chảy văn hoá Ấn Độ
trong sáng tác của Hồ Anh Thái. Và chính những sáng tác về đề tài Ấn Độ này đã tạo
ra những nét độc đáo trong văn phong và ghi những dấu ấn sâu đậm trong nghiệp văn
của anh. Có thể nói con người, phong tục tập quán, lịch sử… xứ sở Ganga đã trở
thành nguồn cảm hứng dồi dào trong những sáng tác của Hồ Anh Thái. Anh viết về
Ấn Độ như viết về quê hương thứ hai của mình với bao trăn trở và tìm tòi.
1.3 Ấn Độ là một trong những nền văn hoá cổ xưa và lâu đời nhất trên thế giới.
Nó đã quy tụ quanh mình cả một trường văn hóa và các tiểu vùng văn hoá rộng lớn.
Cho đến nay bên trong cái dáng vẻ hiện đại, người ta vẫn dễ dàng nhận ra được cái
cốt lõi, cái tâm hồn hàng chục ngàn năm quá khứ của đất nước rộng lớn này.
Ở Việt Nam hiện nay không thiếu những chuyên khảo nghiên cứu về nền văn
hoá Ấn Độ. Nhưng trong lĩnh vực sáng tác văn học dường như đây vẫn còn là một thứ
quả lạ, một miền đất chưa mấy ai khai phá. Bản thân việc thẩm thấu những bản sắc
văn hoá một nước đã khó, chuyển tải nó thành hình tượng văn học đặc sắc lại còn khó
hơn. Và Hồ Anh Thái là một trong những trường hợp hiếm hoi đã đủ dũng cảm thử
sức mình trong mảng đề tài hấp dẫn nhưng không dễ “xử lý” này.
Vì những lý do trên, chúng tui muốn nghiên cứu Văn hoá Ấn Độ trong sáng
tác của Hồ Anh Thái – một sắc diện khá đặc trưng của nhà văn có phong cách độc
đáo này.
2. Lịch sử vấn đề
Những bài viết về Hồ Anh Thái xuất hiện khá nhiều và cũng khá đa dạng về
hướng khai thác. Tuỳ theo quy mô bài viết mà vấn đề được triển khai sâu hay mang
tính định hướng, nhưng nhìn chung các tác giả thường hướng sự chú ý của mình vào
nghệ thuật tự sự, vào những đặc trưng tiêu biểu trong thế giới nghệ thuật của nhà văn.
Tiêu biểu có thể kể tới các luận văn của Nguyễn Thị Vân Nga (2004) Về tiểu thuyết
cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái; Nguyễn Thị Thanh Nga (2004) Cái

kỳ ảo trong văn chương Hồ Anh Thái; Nguyễn Thị Ngọc Hà (2005) Kết cấu tiểu
thuyết trong Trong sương hồng hiện ra; Võ Anh Minh (2005) Văn xuôi Hồ Anh Thái
nhìn từ quan niệm nghệ thuật về con người; Ngô Thị Thu Hương (2007) Đặc điểm
tiểu thuyết của Hồ Anh Thái…
Nhưng tìm kiếm Hồ Anh Thái theo hướng đi vào mảng đề tài văn hoá Ấn Độ
trong sáng tác của anh thì chưa có luận văn nào triển khai. Chỉ có những bài viết lẻ tẻ,
tản mạn trên các báo chí, chuyên san văn học đã bước đầu tiếp cận tới vấn đề này.
Rầm rộ nhất là trong khoảng thời gian tác phẩm Đức Phật, nàng Savitri và tui ra mắt
bạn đọc. Rất nhiều bài phê bình với nhiều ý kiến trái chiều nhau xung quanh tác phẩm
viết về đề tài Đức Phật – một dấu tích đặc trưng của nền văn hóa Ấn Độ. Có thể kể tới
các bài viết như: Diễn tả cái vô minh bằng tiểu thuyết (hoà thượng Thích Chơn
Thiện), Đọc Đức Phật, nàng Savitri và tui – Phật sử và hư cấu văn chương (Hoài
Nam, báo Văn Nghệ, 8/2007), Hồ Anh Thái có sợ giải thiêng (Phạm Xuân Thạch,
vietnamnet, 9/8/2007), Xin đừng ảo tưởng vài định kiến khi nói về Đức Phật, nàng
Savitri và tui (theo VNmedia, 28/8/2007), Một cách khám phá mới qua Đức phật,
nàng Savitri và tui (Nguyễn Quốc Trung, Sài Gòn giải phóng, 29/9/2007), Hồ Anh
Thái lấy sự ôn hoà mà đáp lại (Nguyễn Minh, theo Tạp chí văn hoá thế giới, số 51,
tháng 2/2008)…
Luận văn của chúng tui khai thác mảng đề tài về văn hoá Ấn Độ trong sáng tác
của Hồ Anh Thái là một hướng tiếp cận khá mới mẻ và không dễ chút nào. Vì bản
thân nền văn hoá Ấn Độ vốn đã huyền bí và đồ sộ; lại được khai thác dưới góc độ văn
chương (không phải dưới góc độ văn hoá học hay xã hội học). Trong luận văn này
chúng tui sẽ đi vào nghiên cứu những cách xử lý, kĩ thuật tạo tác của nhà văn;
qua đó phác hoạ lại những nét tiêu biểu trong bức tranh văn hoá - xã hội Ấn Độ để
hiểu hơn về tính cách con người và xã hội Ấn vốn vẫn luôn là một cái gì bí ẩn và hấp
dẫn với thế giới.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tui sẽ tiến hành khảo sát và nghiên cứu những nét
văn hoá - xã hội Ấn Độ và cách thức xử lý chất liệu văn hoá Ấn trong sáng tác của Hồ
Anh Thái, qua ba tác phẩm viết về Ấn Độ: Tiếng thở dài qua rừng kim tước (tập
truyện, NXBHNV, Hà Nội, 1998); Đức Phật, nàng Savitri và tui (tiểu thuyết, NXB

Đà Nẵng, 2007) và Namaska! Xin chào Ấn Độ (tiểu luận và biên khảo, NXB Văn
nghệ , Hà Nội, 2008).
4. Mục đích, ý nghĩa
Luận văn làm rõ hơn mảng đề tài văn hoá Ấn Độ trong sáng tác của Hồ Anh
Thái qua ba tác phẩm tiêu biểu và trực tiếp khai thác đề tài này. Qua đó thấy được
phần nào những nét đặc trưng tiêu biểu của nền văn hoá Ấn, sức ám ảnh của nền văn
hóa Ấn Độ trong sáng tác Hồ Anh Thái, cũng như “thái độ ứng xử” của nhà văn trước
chất liệu bộn bề của nền văn hoá lâu đời này. Từ đó tìm hiểu, cắt nghĩa giá trị, nguồn
gốc và đặc trưng phong cách Hồ Anh Thái. Cụ thể:
- Tìm hiểu những vấn đề chung về văn hoá, mối quan hệ giữa văn hoá - văn
học, bức tranh chung về văn hoá Ấn Độ và dòng chảy Ấn Độ trong sáng tác Hồ Anh
Thái.
- Tái dựng bức tranh lắp ghép đa chiều quá khứ – hiện tại về tính cách con
người và xã hội nơi xứ sở Ganga. Tìm hiểu một nét đặc trưng trong nhân sinh quan
của Hồ Anh Thái: cảm hứng Phật giáo và sự chi phối của cảm hứng này trong sáng
tác của nhà văn.
- Khảo sát và phân tích kĩ thuật xử lý chất liệu văn hoá Ấn Độ của Hồ Anh
Thái: những cách nghệ thuật nổi bật nào được nhà văn vận dụng để hợp nên
dòng chảy văn hoá Ấn Độ trong sáng tác của mình.
Luận văn hi vọng có thể là một tài liệu tham khảo giúp bạn đọc tiếp cận với thế
giới Ấn Độ nói chung và trong sáng tác Hồ Anh Thái nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiếp cận vấn đề, chúng tui tiến hành áp dụng một số phương
pháp sau:
-Phương pháp tiếp cận văn hoá học
-Phương pháp tiếp cận thi pháp học
- Các thao tác phân tích, định lượng, so sánh, chứng minh luôn được vận dụng
nhuần nhuyễn để tập trung làm sáng tỏ vấn đề.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top