Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "Trồng người" trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1991 - 2011) :
Luận văn ThS. Hồ Chí Minh học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng người”, giá trị của những quan điểm đó. Nghiên cứu thực trạng chiến lược “trồng người” trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 6
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 7
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. ............................................................... 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .............................................. 11
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 12
6. Đóng góp mới của đề tài. ............................................................................ 12
7. Kết cấu của đề tài ........................................................................................ 12
NỘI DUNG ..................................................................................................... 14
Chƣơng 1: CON NGƢỜI VÀ CHIẾN LƢỢC............................................ 14
"TRỒNG NGƢỜI" TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH.................... 14
1.1. Quan niệm cơ bản của Hồ Chí Minh về con ngƣời............................ 14
1.1.1 Con người là vốn quý nhất..................................................................... 19
1.1.2. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng ................ 21
1.1.3. Có mục tiêu, phương hướng đúng đắn sáng tạo để giải phóng con
người, phát triển con người............................................................................. 25
1.1.4. Kết hợp giải phóng con người về mặt chính trị với giải phóng con
người về mặt kinh tế, văn hóa. Không ngừng phát triển sản xuất để không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân......................... 29
1. 2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về chiến lƣợc "trồng ngƣời" và mục
đích của giáo dục trong chiến lƣợc. ............................................................. 35
1.2.1. Chiến lược" trồng người" của Hồ Chí Minh......................................... 35
1.2.2. Hồ Chí Minh bàn về vai trò, mục đích của giáo dục trong chiến lược "
trồng người" .................................................................................................... 37
1.2.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các lực lượng tham gia giáo dục....... 41
1.3. Giá trị của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về con ngƣời và chiến lƣợc "trồng
ngƣời trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. 42
Chƣơng 2 : VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CON NGƢỜI VÀ CHIẾN LƢỢC "TRỒNG NGƢỜI" VÀO THỜI
KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC ..................... 47
(1991 - 2011)................................................................................................... 47
2.1. Những yêu cầu cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc từ
Đại hội Đảng lần thứ VII đến Đại hội Đảng lần thứ XI (1991-2011) ....... 47
2. 2. Thực trạng về con ngƣời và chiến lƣợc "trồng ngƣời" trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc những năm 1991-2011............... 55
2.2.1. Những thành tựu.................................................................................... 60
2.2.2. Hạn chế, yếu kém.................................................................................. 64
2.2.3. Nguyên nhân của tình hình ................................................................... 67
2.3. Những giải pháp cơ bản đề nhằm nâng cao hiệu quả phát triển con
ngƣời và chiến lƣợc "trồng ngƣời" những năm tới theo tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh................................................................................................................ 70
2.3.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với
vấn đề phát triển đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa 70
2.3.2. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực " chăm lo bồi dưỡng thế
hệ cách mạng cho đời sau".............................................................................. 73
2.3.3. Phát huy hiệu quả vai trò của Đoàn thanh niên, và các đoàn thể xã hôi
trong việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. ................ 76
2.3.4. Kết hợp cơ sở đào tạo, nhà trường với doanh nghiệp, các ngành, các địa
phương trong nền giáo dục đào tạo con người mới ........................................ 79
2.3.5. Xây dựng môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, cơ sở cơ bản nhất
cho lớp trẻ học tập đấu tranh và tui luyện thành con người mới xã hội chủ
nghĩa. ............................................................................................................... 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO..................................................... 92
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự phát triển kinh tế xã hội, giáo dục có một vị trí, vai trò to lớn,
vì nó là nhân tố quan trọng tạo nên những con người mới - nguồn lực cơ bản
nhất để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra giáo dục còn là
cách chủ yếu để lưu giữ, phổ biến, giao lưu và phát triển văn hoá.
Hơn nữa cùng với văn hóa, giáo dục cũng là cách cơ bản để hình
thành nhân cách con người trong xã hội. Vì vậy, chúng ta không thể xây dựng
thành công CNXH nếu không xây dựng được một nền giáo dục hiện đại phát
triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã xác định cùng với khoa học và
công nghệ, giáo dục và đào tạo đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp xây
dựng CNXH và là động lực đưa đất nước thoát khỏi cùng kiệt nàn lạc hậu, vươn
lên trình độ tiến tiến của thế giới. Các Hội nghị tiếp theo nhất là Hội nghị
Trung ương lần thứ II khóa VIII đã đưa ra chiến lược phát triển giáo dục và
đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH. Đại hôi IX xác định: " Phát triển giáo dục
đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu
tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" [21,
tr.108 - 109]
Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những là nhà chính trị sáng suốt, Người
còn là nhà văn hóa lớn, nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc ta. Với tình thương
yêu con người bao la, rộng lớn, Bác đã để lại cho chúng ta di huấn hết sức
quý báu đó là quan tâm đến việc bồi dưỡng cho thế hệ mai sau.
Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của mỗi cán
bộ đảng viên. Việc đó không những để hiểu sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm đường lối chính sách của Đảng mà là để vận dụng vào
việc giải quyết các vấn đề chung và các vấn đề cụ thể của cách mạng Việt
Nam trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần làm
phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối mà Đảng vạch ra.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Đảng ta một lần nữa khẳng định: "Phát triển giáo dục và đào
tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư
cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển" [24, tr.77] .Vậy muốn tiến hành
CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn
lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững.
"Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta
giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta" [21, tr.21].
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nảy sinh nhiều vấn đề phức
tạp, khó khăn đòi hỏi phải làm sáng tỏ thì việc nghiên cứu, bảo vệ, vận dụng
và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tế
cuộc sống càng trở lên cấp bách, quan trọng.
Vậy, với lý do trên tác giả chọn chủ đề: "Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về con ngƣời và chiến lƣợc "trồng ngƣời" trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc (1991-2011)" làm đề tài luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người" là
một chủ đề hấp dẫn, được các nhà khoa học rất quan tâm nghiên cứu. Các tác
giả đã đạt được những thành tựu quan trọng khi nghiên cứu về chủ đề này.
Những thành tựu đó có thể khát quát với những nét cơ bản sau:
2.1. Luận án, luận văn
Tác giả Lê Quang Hoan (2001) Luận án Tiến sĩ triết học, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh với đề tài, Tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người với phát huy nhân tố con người trong CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay.
Trong Luận án này, tác giả đã làm rõ nguồn gốc, quá trình hình thành phát
2.3.3. Phát huy hiệu quả vai trò của Đoàn thanh niên, và các đoàn thể xã
hôi trong việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển với những thời cơ, vận
hội và cả những khó khăn, thách thức to lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho
thanh niên nước ta phát huy tài năng, sức lực và trí tuệ của tuổi trẻ để khẳng
định mình, để trưởng thành và cống hiến cho đất nước. Đảng ta đã khẳng định
sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI
có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam
có vững bước theo con đường XHCN hay không phần lớn tuỳ từng trường hợp vào lực
lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Công tác
thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết
định sự thành bại của cách mạng.... Vì vậy phải đặt thanh niên ở vị trí trung
tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Đại hội IX
của Đảng đã nhận định thế hệ sinh ra trong hoà bình sẽ dần dần thay thế đội
ngũ cán bộ Đảng và nhà nước, những người đã trải qua hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ... có nghĩa là về mặt nguyên tắc sứ mệnh làm chủ
đất nước đã được định đoạt, trao lại cho thế hệ trẻ. Đại hội XI của Đảng cũng
chỉ rõ " Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng,
đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực,
trí tuệ cho thế hệ trẻ. Khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ
hoài bão, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Hình
thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp
đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN" [24,
tr. 242 - 243]. Muốn làm được như vậy các đoàn thể có nhiệm vụ giáo dục
chính trị tư tưởng và đạo đức mới, động viên, phát huy tính tích cực xã hội
của các tầng lớp nhân dân, đoàn kết toàn dân, phấn đấu cho sự thành công của
công cuộc CNH, HĐH đất nước. Hình thức tổ chức và sinh hoạt của đoàn thể
phải đa dạng, đáp ứng nhu cầu chính đáng về nghề nghiệp và đời sống nhân
dân, ích nước lợi nhà, tương thân tương ái, thành lập theo nguyên tắc tự
nguyện, tự chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng và tuân theo pháp luật của Nhà
nước.
Để phát huy hơn nữa vai trò to lớn của thế hệ trẻ Việt Nam, cần quán
triệt thực hiện tốt mấy vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu
nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; có đạo
đức cách mạng, ý thức chấp hành kỷ luật, pháp luật của Nhà nước sống có
văn hoá, có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khoẻ, tri thức,
kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động, trở thành những công dân
tốt của đất nước. Hình thành một lớp thanh niên ưu tú, kế tục xuất sắc sự
nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân.
Thứ hai, coi trọng tài năng trẻ, tạo bước chuyển có tính đột phá trong
bố trí và sử dụng cán bộ trẻ trên tất cả các lĩnh vực. Tạo cơ chế, chính sách
công bằng, thuận lợi để mọi tài năng trẻ đều được tham gia phát triển; bố trí
cán bộ trẻ có tài năng đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng, nâng cao tỷ lệ cán
bộ trẻ trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, tạo bước đột
phá trong việc bố trí, sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ trong độ tuổi thanh niên ở tất
cả các cấp, coi đây là một nội dung quan trọng về công tác cán bộ của Đảng
để lựa chọn cán bộ lãnh đạo cho tương lai.
Thứ ba, giáo dục và rèn luyện cho thế hệ trẻ hiện nay phải toàn diện,
trong đó trước hết về chính trị tư tưởng, quán triệt sâu sắc chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước, những yêu cầu mới về nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tạo
mọi điều kiện để thế hệ trẻ phấn đấu hình thành một thế hệ con người mới
Việt Nam có lý tưởng cao đẹp, có tinh thần yêu nước yêu CNXH, ý thức tự
tôn dân tộc, nêu cao trách nhiệm công dân, có tri thức, có sức khoẻ và lao


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: công nghiệp hóa hiện đại hóa theo tư tưởng hồ chí minh, vận dụng tư tưởng hcm về con người, tư tưởng hồ chí minh về công nghiệp hoá hiện đjai hoá, tư tưởng hồ chí minh về công nghiệp hóa hiện đại hóa, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ CHÍNH SÁCH “ TRỒNG NGƯỜI ” CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Tư tưởng hcm về chgisnh sach trồng người, chiến lược "trồng người" trong tư tưởng hồ chí minh, vận dụng trồng người, : Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng người”. Sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay., nội dung cơ bản tư tưởng hồ chí minh về con người, Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, công tác cán bộ trong thời kỳ đẩy mạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược “trồng người”. Ý nghĩa của những quan điểm đó trong công cuộc cải cách nền giáo dục Việt Nam hiện nay?, vận dụng tư tưởng hồ chí minh về trồng người, vận dụng tư tưởng hồ chí minh về chiến lược trồng người, chiến lược trồng người trong tư tưởng hồ chí minh, tư tưởng hồ chí minh về việc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh qua tác phẩm Đường Kách Mệnh thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân Môn đại cương 0
D Tư tưởng hồ chí minh vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đảng cộng sản vào công cuộc xây dựng và chỉnh đốn đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay Môn đại cương 0
D Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay? Môn đại cương 0
D tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của đảng ta, liên hệ bản thân Y dược 0
D Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó và xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay Môn đại cương 1
D vận dụng một số phương pháp giải toán hình học không gian lớp 11 nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho Luận văn Sư phạm 0
D tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về điện toán đám mây và cách vận dụng nó hiệu quả Hỏi đáp Tin học 0
N Vận dụng một số phương pháp thống kê vào phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư Công đoàn BIDV giai đoạn 2003 -2008 Luận văn Kinh tế 3
A Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản và sự vận dụng nó vào nền kinh tế nước ta Công nghệ thông tin 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top