shop_xxx

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời mở đầu

Xã hội không thể thoả mãn nhu cầu của mình bằng những cái có sẵn trong tự nhiên, để duy trì và ngày càng nâng cao đời sống của mình con người phải tiến hành sản xuất ra của cải vật chất nếu không sản xuất xã hội sẽ diệt vong. Vì thế sản xuất ra của cải vật chất là một điều kiện cơ bản của mọi xã hội, là một hành động lịch sử mà hiện nay cũng như ngàn năm trước đây con người phải tiến hành từng ngày từng giờ cốt để duy trì cuộc sống của mình.
Sản xuất vật chất là cơ sở để hình thành nên tất cả các hình thức quan hệ xã hội khác cho sự tiến bộ của xã hội. Trong mội giai đoạn lịch sử, sản xuất vật chất được biểu hiện ở một cách sản xuất nhất định. Cái chìa khoá để nghiên cứu những quy luật lịch sử xã hội không phải tìm ở trong óc người, trong tư tưởng và ý niệm của xã hội mà là ở trong cách sản xuất do xã hội thực hành trong mỗi giai đoạn nhất định của lịch sử, trong chế độ kinh tế xã hội. Quá trình sản xuất đòi hỏi con người nhất thiết phải có quan hệ với nhau và quan hệ với tự nhiên. Đó là hai mặt không thể tách rời của bất kỳ một cách sản xuất nào: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo thành quy luật chi phối toàn bộ quá trình vận động và phát triển của xã hội loài người: quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quy luật này vạch rõ tính chất phụ thuộc khách quan của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, đến lượt mình quan hệ sản xuất tác động trở lại với lực lượng sản xuất. Chính vì vậy, nghiên cứu và ứng dụng quy luật này là hết sức quan trọng và cần thiết. Đặc biệt đối với Việt Nam đang trên con đường đổi mới xây dựng đất nước thì hơn bao giờ hết việc nghiên cứu và ứng dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là cấp bách và cần thiết.
Do vậy vấn đề về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trong những vấn đề nan giải mà chúng ta cần quan tâm và giải quyết.
Trong quá trình thu thập tài liệu và viết bài, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Thảo Nguyên. Tuy nhiên trình độ nhận thức hiểu biết về mọi mặt còn hạn chế, nên không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo của thầy và ý kiến đóng góp của các bạn đồng học. Em xin chân thành Thank !
I - Đặt vấn đề
Lịch sử thế giới đã phải trải qua những bước quanh co song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử. Vốn là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất thấp kém nhưng nước ta đã bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi thống nhất nước nhà năm 1975, kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc khi còn chiến tranh, trải qua nhiều năm tìm tòi, khảo nghiệm, Đảng đã đề ra và lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta đã xác định, duy trì và phát triển chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa có ỹ nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, có tác dụng to lớn trong việc động viên nhân dân xây dựng kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất.
Trong lý luận về hình thái kinh tế, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật chung cơ bản nhất vì nó là quy luật của nền sản xuất vật chất mà sản xuất vật chất là nền tảng của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Do đó việc nắm vững quy luật này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Thực tế cho thấy cuộc khủng hoảng trầm trọng ở các nước xã hội chủ nghĩa trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân rất cơ bản là không nắm vững và vận dụng đúng các quy luật xã hội đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Nước ta đã có lúc chỉ thừa nhận hai thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể mà đã bỏ qua các thành phần kinh tế tư nhân tư bản, làm như vậy là đã đi trái với quy luật chung của đời sống xã hội - quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Tư tưởng về nền kinh tế nhiều thành phần đã có từ trước năm 1986 nhưng mãi đến năm 1986 thì đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI mới là cái mốc cho việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Mục tiêu hàng đầu cho việc phát triển các thành phần kinh tế được tóm tắt trong ba điểm: giải phóng sức sản suất, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
Đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng và nhà nước tiếp tục đề ra những phương hướng cơ bản. Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với việc phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ ra những thành tựu, bài học kinh nghiệm quý báu và đặc biệt đã chỉ ra đường lối kinh tế của Đảng: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. [ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội. 2001, trang 89].
Không phải ngẫu nhiên việc nghiên cứu quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang tiến hành hôm nay. Việc thực hiện mô hình này trong thực tế không những là nội dung của công cuộc đổi mới, mà hơn thế nữa nó là công cụ, là phương tiện để nước ta đi tới mục tiêu xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội ở nước ta một phần phụ thuộc vào việc vận dụng quy luật này tốt hay không.
Trong giai đoạn hiện nay, nhà nước ta đang và sẽ áp dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào công cuộc cải cách đất nước, vào thực tiễn xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần như thế nào? Bài viết này chỉ là một phần cho câu hỏi trên.
II - Giải quyết vấn đề

Chương I: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

1. Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được hình thành trong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất do xã hội tạo ra và người lao động với những kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, biết sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất.
Tư liệu sản xuất bao gồm: đối tượng lao động và tư liệu lao động. Đối tượng lao động không phải là toàn bộ giới tự nhiên mà chỉ có một bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất. Bằng những tiến bộ trong sản xuất, trong khoa học kỹ thuật và quá trình công nghệ tiên tiến, con người hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm mới có ý nghĩa quyết định chất lượng cuộc sống và giá trị của nền văn minh nhân loại. Tư liệu lao động là những vật thể nối con người với đối tượng lao động và dẫn truyền tích cực sự tác động của con người vào đối tượng lao động. Trong tư liệu lao động thì công cụ lao động là hệ thống xương cốt và bắp thịt của sản xuất và là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quan hệ giữa xã hội với giới tự nhiên. Công cụ lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất. Cùng với những sáng chế phát minh khoa học trong mỗi thời đại, công cụ lao động không ngừng được cải tiến, tư liệu sản xuất mở rộng, đổi tượng lao động được đa dạng hoá, ngành nghề mới xuất hiện dẫn đến phân công lao động xã hội ngày càng cao. Trình độ phát triển của công cụ lao động vừa là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, vừa là tiêu chuẩn phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế kỹ thuật trong lịch sử.
Người lao động với tư cách là một bộ phận của lực lượng sản xuất xã hội phải là người có thể lực, có tri thức văn hoá, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm và thói quen tốt, phẩm chất tư cách lành mạnh, lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm cao đối với công việc...... Vì vậy mà Lênin viết: “ Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” [ V.I. Lênin, “Toàn tập”, t.38, NXB Tiến bộ, 1977, trang 40 ]. Với sức lao động và kinh nghiệm của mình, người lao động sử dụng tư liệu lao động trước hết là công cụ tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất. Quá trình đó cũng là quá trình cải tiến công cụ, bổ sung và hoàn thiện tư liệu lao động nhằm đạt năng suất lao động xã hội cao. Với ý nghĩa đó, con người trở thành nhân tố trung tâm hàng đầu của lực lượng sản xuất.
Ngoài những chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thì Đảng và nhà nước ta cũng đưa ra những mục tiêu cơ bản của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đó là: xây dựng nuớc ta trở thành nước công nghiệp có nền kinh tế mạnh, tăng trưởng nhanh và bền vững. Đồng thời xây dựng con người Việt Nam hiện đại mà trước hết là đội ngũ những người lao động có kỹ thuật, kỷ luật, có kỹ năng lao động thuần thục, cần nhanh chóng tạo ra một lực lượng trí thức đông về số lượng mạnh về chất lượng để xây dựng một xã hội hiện đại, để rồi vượt qua thử thách, nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Xây dựng một xã hội hiện đại với một nền văn minh cao thể hiện trên tất cả các lĩnh vực, nâng cao dân trí, trình độ khoa học công nghệ cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân làm cho họ có lối sống, mức sống và khả năng hoạt động văn hoá, văn minh của thời đại.


Danh mục tài liệu tham khảo

1) Tạp chí cộng sản. Số 1, 2 (1- 2002); số 24 (8-2002).
2) Tạp chí kinh tế và phát triển. Số 61, 63 (7-2002).
3) Tạp chí triết học. Số 1 (128), tháng 1-2002.
4) Triết học Mác-Lênin. Tập II.
5) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc l thứ IX.
Mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
I - Đặt vấn đề 2
II - Giải quyết vấn đề 4
Chương I: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 4
1. Lực lượng sản xuất 4
2. Quan hệ sản xuất 5
3. Nội dung quy luật giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất 6
a. Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, biến đổi và phát triển của quan hệ sản xuất 7
b. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất 7
c. Nội dung quy luật 7
Chương II: Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 9
1. Nhìn lại những sai lầm về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trước đại hội VI . 9
2. Sự nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất của Đảng ta từ đại hội VI vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: hình thành và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 11
a. Sự hình thành và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta 12
b. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 15
III - Kết luận 18
Danh mục tài liệu tham khảo 20


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: việc phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay, Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuấtnày để xác định đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa như thế nào, Đảng đã vận dung quy luật sản xuất như thế nào, Ý nghĩa của nguyên tắc Quy luật QHSX trong cuộc sống, căn cứ vào lý luận sự tác động trở lại của quan hệ sản xuát đối với lực lượng sản xuất chủ trương xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường, tiểu luận triết học mác - lênin về sự nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở việt nam, bài hoc phát triển của các địa phương trong thực hiện mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuât, quan điểm đại hội 12 về mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”, đảng cộng sản việt nam đã vận dụng quy luật quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất như thế nào, đảng ta đã vận dụng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất như thế nào trong phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay, vận dụng qui luật này vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay như thế nào, VẬN DỤNG QUY LUẬT VỀ SỰ PHÙ HỢP CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT VỚI LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀO VIỆC XÂY DỰNG HÌNH THÁI KHINH TẾ - XÃ HỘI Ở NƯỚC TA NHƯ THẾ NÀO?, Phân tích nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? ĐCS Việt Nam đã vận dụng quy luật đó vào đường lối đổi mới hiện nay như thế nào?, Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam., Đảng cộng sản việt nam đã vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất như thế nào, QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT, TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT. ĐẢNG TA ĐÃ VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY VÀO CÔNG CUỘC XÂY DỰNG, ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY., Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Việc vận dụng của ĐCSVN vào quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam., Trình bày quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Anh (chị) liên hệ vấn đề này với việc phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay?’’, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng quy luật quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vào việc phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay như thế nào?, mối quan hệ sản suất và lực lượng sản xuất trên con đường xây dựng XHCN
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
H Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích quy mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh Luận văn Kinh tế 0
D Vận dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại các công Luận văn Kinh tế 0
Q Vận dụng cách tiếp cận đánh giá thực tế (Authentic assessment) trong xây dựng quy trình và công cụ đ Luận văn Sư phạm 0
B Nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lư Kinh tế chính trị 0
T Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong việc Kinh tế chính trị 0
I Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ vào việc thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn tỉnh Thái Bì Văn hóa, Xã hội 0
M Kỹ thuật dự báo dựa theo hồi quy Vector hỗ trợ và thử nghiệm áp dụng dự báo thành tích vận động viên Hệ Thống thông tin quản trị 0
V Vận dụng dạy học khám phá trong dạy học chương II Tính quy luật của hiện tượng di truyền Sinh học Luận văn Sư phạm 0
S Vận dụng dạy học khám phá bằng các mô hình quy nạp đối với dạy học khái niệm, Hình học không gian lớ Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top