daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Chƣơng 1: Tƣ tƣở ng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nƣớc ... 10
1.1. Một số lý luận chung về quyền lực nhà nƣớc và kiểm soát quyền lực
nhà nƣớc ........................................................................................................10
1.1.1. Cơ sở khoa học hình thành khái niệm kiểm soát quyền lực nhà
nước.................................................................................................................10
1.1.2. Khái niệm quyền lực nhà nước...................................................14
1.1.3. Khái niệm kiểm soát quyền lực nhà nước...................................16
1.2. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nƣớc
.........................................................................................................................20
1.2.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực
nhà nước.......................................................................... ...............................20
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nước ........28
1.2.3. Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí
Minh về kiểm soát quyền lực nhà nước..........................................................42
Chƣơng 2. Kiểm soát quyền lực nhà nƣớc trong xây dựng Nhà nƣớc pháp
quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh...........................................................................................................................48
2.1. Thực trạng của vấn đề kiểm soát quyền lực trong Nhà nƣớc pháp
quyền Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay............................................48
2.1.1. Bản chất, nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước của Nhà nước
pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.........................................................48
2.1.2. Thực trạng của vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước của nước ta
hiện nay...........................................................................................................532
2.2. Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề kiểm soát quyền lực nhà
nƣớc vào việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt
nam hiện nay..................................................................................................
2.2.1. Dự báo những nhân tố sẽ tác động đến việc kiểm soát quyền lực
nhà nước từ nay đến năm 2020.......................................................................68
2.2.2. Hoàn thiện nhận thức về kiểm soát quyền lực nhà nước theo chỉ
dẫn của Hồ Chí Minh......................................................................................71
2.2.3. Định hướng về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc
kiểm soát quyền lực nhà nước đáp ứng yêu cầu thời kỳ phát triển mới..........74
Kết luận..........................................................................................................84
Danh muc̣ tài liêụ tham khảo.......................................................................87
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
QUY ƢỚC CHƢ̃ VIẾT TẮT TRONG LUÂṆ VĂN
HĐND: Hôị đồng Nhân dân
KSQLNN: Kiểm soát quyền lực nhà nước
QLNN: Quyền lực Nhà nước
UBND: Ủy Ban Nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được xác định là nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta. Trong đó tư tưởng
Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin ở
Việt Nam, là mẫu mực của tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng ta. Vì
vậy tư tưởng Hồ Chí Minh chẳng những có giá trị khoa học sâu sắc mà còn có
giá trị định hướng, giá trị phương pháp luận cho cách mạng Việt Nam trong
hiện tại và tương lai.
Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, bên
cạnh những thành tựu, những mặt tích cực đạt được thì những mặt trái, tiêu
cực vẫn còn đang tồn tại và có thể nói đang ngày càng gia tăng. Đó là tình
trạng tham nhũng, hối lộ, chạy chức chạy quyền, quan liêu, lãng phí, thất
thoát tiền của của đất nước, của nhân dân; tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước từ trung ương đến cơ sở có nhiều điểm bất cập, chồng chéo nhau,
trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ..., tất cả những điều đó phần nào đã làm
giảm hiệu qủa hoạt động và lòng tin của nhân dân đối với nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng đó có thể
nói một phần do quyền lực của nhà nước chưa được kiểm soát một cách đầy
đủ. Do đó hiện nay vấn đề kiểm soát quyền lực ở nước ta cũng đang là một
trong những vấn đề cấp bách, đòi hỏi phải được giải quyết chặt chẽ cả về mặt
lý luận lẫn thực tiễn.
Trong tư tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền trước đây, Hồ Chí
Minh cũng chú ý nhấn mạnh đến vấn đề kiểm soát trong quyền lực nhà nước,
nhằm mục đích không chỉ làm trong sạch, nâng cao hiệu quả hoạt động bộ
máy nhà nước mà còn phát huy tính dân chủ trong nhân dân. tui thiết nghĩ
những quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề kiểm soát vẫn còn giá trị thực
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
tiễn rất lớn trong quá trình xây dựng hệ thống pháp quyền chúng ta hiện nay,
nhất là chúng ta đang lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động cách mạng.
Trước yêu cầu đó của thực tiễn, đồng thời để góp phần đề ra các giải
pháp tăng cường hiệu quả quyền lực quản lý nhà nước, phát huy quyền dân
chủ của nhân dân, tui đã chọn đề tài: “Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền
lực nhà nước của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ
Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu:
Có thể nói vấn đề kiểm soát trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa là vấn đề rõ ràng về lý thuyết và thực tế, nhưng đây cũng là
một vấn đề còn nhiều mới mẻ, chưa có nhận thức thống nhất, cho đến nay các
nghiên cứu chuyên sâu về kiểm soát quyền lực nhà nước chưa nhiều. Hầu hết
chủ yếu tổng kết từ các hoạt động thanh tra, giám sát của Quốc hội, Hội đồng
nhân dân, các hoạt động thanh tra, giám sát của Đảng, Nhà nước. Đã có một
số đề tài, công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, như:
- GS.TS.Trần Ngọc Đường với Một số vấn đề về phân công, phối hợp
và kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011. Cuốn sách
trên cơ sở nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước: Phân công, phối hợp và
kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn xây
dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; đem
đến cho chúng ta cách tiếp cận khoa học về hình thành cơ sở lý luận phân
công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước phù hợp với hệ thống chính
trị của nước ta. Từ đó, đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện, đưa ra các
kiến nghị liên quan trực tiếp đến phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực6
nhà nước trong mối quan hệ với các chủ thể cấu thành hệ thống chính trị nước
ta trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong
đó, tác giả đề cập khá nhiều đến thực trạng và giải pháp kiểm soát quyền lực
nhà nước ở nước ta hiện nay.
- TS. Trịnh Thị Xuyến với Kiểm soát quyền lực nhà nước – Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2008. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt
Nam trong điều kiện hiện nay trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, cuốn
sách tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản, như: cơ sở lý luận về kiểm soát
quyền lực nhà nước, thực tiễn kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước;
thực tiễn kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam – những mâu thuẫn, bất
cập, đang và sẽ giải quyết trong tiến trình phát triển. Từ đó, đề ra phương
hướng và những giải pháp chủ yếu cho vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước
ở Việt Nam.
- TS. Nguyễn Mạnh Bình với Hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã
hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2012. Trên cơ sở phân tích sự hình thành và phát triển
cơ chế giám sát xã hội; nghiên cứu thực trạng các bộ phận cấu thành của cơ
chế pháp lý giám sát xã hội, phân tích các yêu cầu cấp thiết của việc hoàn
thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước,
tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã
hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
- Cao Văn Thống với cuốn sách Tăng cường kiểm tra, giám sát phục
vụ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà
Nội, 2009. Cuốn sách làm rõ quan điểm của Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác kiểm tra, giám sát; thực
hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; xây dựng đội ngũ cán
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
bộ kiểm tra của Đảng. Nội dung cuốn sách giúp chúng ta hiểu được phần nào
vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, còn có một số công trình như; “Tăng cường hoạt động giám
sát của Quốc hội nước ta hiện nay” của Khoa Nhà nước và pháp luật (Học
viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa” của Bộ Tư pháp. Nhưng nghiên cứu sâu vấn đề kiểm soát trong tư
tưởng Hồ Chí Minh thì còn khá hiếm. Có một số công trình bàn về việc xây
dựng nhà nước pháp quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh, như “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam” của Nguyễn Anh
Tuấn (chủ biên), Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh – 2003.
Trong cuốn sách này tác giả đề cập đến nhiều nội dung trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về việc xây dựng nhà nước kiểu mới, vấn đề kiểm soát cũng chỉ là một
phần chứ không phải là vấn đề tập trung. Bên cạnh đó, những công trình
tương tự khác chỉ mới đề cập đến vấn đề kiểm soát quyền lực trong nhà nước
nói chung, hay là đề cập sơ lược về quan điểm kiểm soát trong tư tưởng Hồ
Chí Minh mà chưa tập trung nghiên cứu sâu, hay vận dụng quan điểm về vấn
đề này vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay. Đề tài mà tác giả chọn đi sâu vào việc tìm hiểu và vận dụng vấn đề
kiểm soát trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng nhà nước pháp
quyền Việt Nam hiện nay, nhưng chủ yếu nhấn mạnh đến vai trò của nhân
dân trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề kiểm soát quyền lực nhà
nước và việc vận dụng nó vào xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở
nước ta hiện nay, để thông qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà
nước và vai trò làm chủ của nhân dân.8
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề kiểm soát trong việc xây dựng
nhà nước pháp quyền.
- Thực trạng của vấn đề kiểm soát trong quyền lực nhà nước Việt Nam
hiện nay.
- Đề xuất những cách vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề kiểm
soát nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu giá trị thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm
soát quyền lực nhà nước; cơ chế kiểm soát trong nhà nước pháp quyền của ta
hiện nay và việc vận dụng quan điểm đó của Hồ Chí Minh vào xây dựng nhà
nước xã hội chủ nghĩa.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước nói chung và vấn đề
kiểm soát nói riêng.
+ Qúa trình tổ chức và thực thi kiểm soát của tổ chức Đảng, các cơ quan
nhà nước ta và các đòan thể nhân dân trong quá trình thực hiện dân chủ và
tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận: Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về công tác kiểm soát.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng những phương pháp
nghiên cứu chính: Lôgic, phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn và một số
phương pháp chuyên nghành, liên ngành.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
6. Đóng góp của luận văn:
Luận văn góp phần đưa tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực
nhà nước vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay
sao cho phù hợp với thực tiễn đất nước. Từ đó góp phần hòan thiện những cơ
chế, cách hoạt động trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước. Trên cơ
sở đó nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân và nâng cao sự
hiểu biết của nhân dân về những quyền mình được làm trong hệ thống pháp
luật nhà nước.
7. Kết cấu của luận văn:
Kết cấu luận văn gồm: Phần mở đầu; nội dung; kết luận; danh mục tài
liệu tham khảo. Phần nội dung của luận văn gồm hai chương:
Chƣơng 1: Tư tưở ng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nước.
Chƣơng 2: Kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh10
Chƣơng 1
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT
QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC
1.1. Một số lý luận chung về quyền lực nhà nƣớc và kiểm soát quyền lực
nhà nƣớc.
1.1.1. Cơ sở khoa học hình thành khái niệm kiểm soát quyền lực
nhà nƣớc:
Lý thuyết kiểm soát quyền lực nhà nước được thiết lập bởi các nhà tư
tưởng chính trị - pháp lý đầu tiên như J.Locke (1632-1704, nhà triết học duy
vật người Anh), S.L.Montesquieu (1689-1755, nhà triết học khai sáng Pháp)
và J.J.Rousseau (1712-1778, nhà triết học khai sáng Pháp) nhằm chống lại
chế độ chuyên chế phong kiến, với mong muốn xây dựng nên một nhà nước,
trong đó, các quyền và tự do của con người được bảo đảm thực sự để xã hội
không có những bất công, phi lý, cũng như sự lộng quyền và bạo hành do
những người nắm quyền lực gây ra. Các nhà tư tưởng lúc bấy giờ lập luận
rằng, một Chính phủ được thành lập không hợp pháp thì chính quyền đó
không có mục đích bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Vấn đề nhân quyền hầu
như không được chính quyền đó bảo vệ. Quyền lực nhà nước nằm trong tay
một số người theo thể thức thế tập truyền ngôi, có toàn quyền ban hành các
quyết định theo ý chí của mình và buộc mọi người dân phải thực hiện.
J.Locke trong tác phẩm “Hai chuyên chế về chính quyền” được coi là lý
thuyết đầu tiên chống lại tư tưởng chuyên chế, khi ông đưa ra lý thuyết về sự
kiểm soát quyền lực chuyên chế của nhà vua. Lý thuyết căn bản của J.Locke
dựa trên hai nền tảng quyền tự nhiên của con người và khế ước xã hội, nền
tảng của chế độ nhà nước. Locke cho rằng, con người “vốn dĩ tự do, bình
đẳng và độc lập”, đã chọn lựa một cuộc sống chung cùng với những người
khác, và phải chịu từ bỏ trạng thái tự nhiên, để tuân thủ một khế ước xã hội,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
nhằm có được một sự an ninh tốt hơn không thể có được khi ở “trạng thái tự
nhiên”. Họ nhất trí sống theo ý chí của số đông, và chính vì mục đích này mà
các Chính phủ được thành lập, và chính phủ đó có thể bị giải thể nếu họ bị
mất niềm tin vào chính phủ.
Bản tính con người có mong muốn rất tự nhiên là hơn người khác,
muốn chỉ đạo người khác, quyền lực nhà nước là lĩnh vực có khả năng nhất
trong việc giúp con người đáp ứng được mong mỏi trên, vì vậy lòng đam mê
quyền lực là bản tính vốn có của con người. Sự lạm quyền là một thuộc tính
của những người gắn với quyền lực nhà nước, ở đâu có quyền lực thì ở đó
luôn tiềm ẩn nguy cơ của sự lạm quyền. Vì vậy nếu quyền lực nhà nước
không phải chịu trách nhiệm, tức là sẽ không bị kiểm soát thì hậu quả rõ ràng
nhất là sự vi phạm các quyền của con người. S.L.Montesquieu cho rằng muốn
quyền lực nhà nước chịu trách nhiệm thì buộc phải phân quyền, do đó tư
tưởng của ông dựa trên sự phân quyền và ông coi đó là một trong những điều
kiện tiên quyết của những bảo đảm tự do chính trị cho mọi người dân.
Quyền lực nhà nước thực chất là quyền lực của nhân dân nhưng nhân
dân lại không trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước của mình mà lại giao
cho người khác là Nhà nước nên tất yếu nảy sinh đòi hỏi chính đáng và tự
nhiên là phải kiểm soát quyền lực nhà nước. Mặt khác khi ủy quyền cho Nhà
nước, quyền lực nhà nước lại thường vận động theo xu hướng tự phủ định
mình, trở thành đối lập với chính mình lúc ban đầu (từ của nhân dân là số
đông chuyển thành số ít của một nhóm người hay của một người). C.Mác gọi
hiện tượng này là sự tha hóa quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước là của
nhân dân giao cho các cơ quan nhà nước suy cho cùng là giao cho những con
người cụ thể thực thi. Mà con người thì luôn luôn chịu sự ảnh hưởng của các
loại tình cảm và dục vọng đối với các hành động của mình, điều đó cũng
khiến cho “lý tính đôi khi bị chìm khuất” [26, tr.131]. Đặc biệt là khi lý tính12
bị chi phối bởi các dục vọng, thói quen hay tình cảm thì khả năng sai lầm
trong việc thực thi quyền lực nhà nước càng lớn. Với đặc điểm đó của con
người, không thể khẳng định người được ủy quyền luôn luôn làm đúng, làm
đủ những gì mà nhân dân đã ủy quyền. Vì vậy kiểm soát quyền lực nhà nước
là một nhu cầu khách quan từ phía người ủy quyền đối với người được ủy
quyền. Hơn thế nữa, quyền lực nhà nước có tính trừu tượng, không phải là
một đại lượng có thể cân, đong, đo, đếm, xác định được chiều kích một cách
rạch ròi để có thể nhân dân giao quyền một cách cụ thể. Điều đó lại càng đòi
hỏi phải kiểm soát quyền lực nhà nước để hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền,
mâu thuẫn chồng chéo hay trùng lặp trong quá trình thực thi quyền lực nhà
nước giữa các cơ quan nhà nước.
Quyền lực trong xã hội chủ yếu tập trung ở quyền lực nhà nước, vì vậy
kinh nghiệm của nhân loại chỉ ra rằng, kiểm soát quyền lực nhà nước là yếu tố
trung tâm trong tổ chức quyền lực nhà nước. Sở dĩ như vậy vì ngoài các đặc
tính nói trên, quyền lực nhà nước còn có các đặc trưng cần kiểm soát:
Thứ nhất, giữa Nhà nước và công dân không bình đẳng trong việc tiếp
nhận và xử lý thông tin, nên thường xảy ra tình trạng: thiếu hay bị mất thông
tin cần thiết giữa nhân dân và nhà nước; khả năng nhà nước không nắm bắt
đúng mục đích, lợi ích của nhân dân; khả năng những người thực thi quyền
lực cụ thể không hiểu rõ mục đích; khả năng hiểu đúng mục đích nhưng
không sử dụng quyền lực đúng cách, hợp lý; khả năng các thay mặt nhà nước
vì lợi ích riêng có thể vượt quyền, lạm quyền làm tổn hại đến mục đích chung.
Thứ hai, Nhà nước là tổ chức duy nhất có thuộc tính cưỡng chế. Thuộc
tính cưỡng chế mang lại cho Nhà nước quyền lực can thiệp một cách có hiệu
lực vào các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, nhưng với độc quyền này có
thể dẫn đến việc Nhà nước có quyền can thiệp một cách độc đoán, chuyên
quyền, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Quyền này
Đối với cơ quan tư pháp, kiểm soát của ngành Tư pháp đối với hoạt
động hành pháp về lý thuyết có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế sự lạm
quyền, lộng quyền của nền hành chính, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người
dân. Sự ra đời của Tòa Hành chính là cơ sở quan trọng cho việc thiết lập chế
độ kiểm soát tư pháp đối với hoạt động hành chính ở nước ta. Tuy nhiên, hiện
nay Tòa Hành chính trong hệ thống Tòa án nhân dân hiện nay ở nước ta chưa
được giao nhiệm vụ tài phán đối với các văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan hành chính nhà nước. Vì vậy cần mở rộng thẩm quyền của Tòa Hành
chính: không chỉ có quyền xét xử các quyết định hành chính cá biệt và các
hành vi hành chính. Tòa Hành chính còn có quyền xét xử các quyết định quy
phạm của các chủ thể hành chính khi có dấu hiệu bất hợp Hiến, bất hợp pháp.78
Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về tố tụng hình sự, tố
tụng dân sự, tố tụng hành chính bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm
minh, tranh tụng và trách nhiệm trong hoạt động tư pháp. Nâng cao tính độc
lập và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tố tụng của các chức danh Điều tra
viên, kiểm sát viên, Thẩm phán và xây dựng cơ chế đủ mạnh để kiểm soát
hoạt động của các chức danh này. Tăng cường tính công khai, minh bạch
trong hoạt động tư pháp bằng các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm bồi
dưỡng lòng tin của dân chúng vào công bằng, công lý của các bản án của Tòa
án. Ngoài ra cũng cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ
quan tư pháp, nên quan tâm bố trí các Chánh án của các cấp Tòa án tương
đương với những người đứng đầu hành pháp và cơ quan dân cử. Có như vậy
mới đảm bảo đặc thù của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
do một Đảng lãnh đạo, việc bố trí nhân sự chủ chốt của Đảng nắm giữ các
cương vị đứng đầu lập pháp, hành pháp và tư pháp một cách cân xứng có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong kiểm soát quyền lực bên trong của Nhà nước
ta, đồng thời như vậy Tòa án mới có điều kiện để độc lập và tuân theo pháp
luật trong hoạt động xét xử.
Trên đây là những giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực
ngay từ bên trong nhà nước, nhưng để vấn đề này thật sự minh bạch cũng
phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao việc kiểm soát quyền lực từ bên
ngoài nhà nước:
Trước hết, cần ban hành về mặt pháp lý những điều kiện để đảm
bảo quyền kiểm soát quyền lực nhà nước của nhân dân và các tổ chức chính
trị xã hội. Quốc hội nước ta cần sớm ban hành thật cụ thể Luật về tự do thông
tin; Luật kiểm tra, giám sát của nhân dân và các tổ chức xã hội; Luật bảo vệ
người chống tiêu cực đối với hoạt động của cơ quan Nhà nước. Có như vậy,
nhân dân mới có quyền yêu cầu các cơ quan công quyền cung cấp những
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi79
thông tin cần thiết về kết quả hoạt động của Nhà nước trong khuôn khổ cho
phép, đồng thời được Nhà nước bảo vệ khi đấu tranh chống tiêu cực, như thế
nhân dân mới tích cực tham gia và kiểm soát quyền lực Nhà nước có hiệu quả
hơn. Bên cạnh đó, từ thực tiễn khiếu nại, tố cáo của công dân, trong pháp luật
về khiếu nại, tố cáo cần có những quy định mới để người dân dám tố cáo,
khiếu nại những việc làm sai trái của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà
nước. Chẳng hạn quy định về bảo vệ nhân chứng, bảo vệ người khiếu nại, tố
cáo; quy định về mở đường dây nóng, hộp thư nóng, chấp nhận đơn thư, tin
báo nặc danh. Vấn đề quan trọng là cách thức xử lý những đơn thư, tin báo đó
như thế nào cho đúng. Chắc chắn sẽ xuất hiện những kẻ vu khống, xuyên tạc,
gây nhiễu, nhưng chắc chắn cũng sẽ có nhiều tin báo, đơn thư có giá trị, giúp
tìm ra sự thật. Do vậy, việc nâng cao trình độ, nghiệp vụ của các cơ quan có
thẩm quyền để sàng lọc thông tin, từ đó có quyết định đúng đắn là hết sức cần
thiết.
Đồng thời, cần hoàn thiện cơ chế pháp lý của các tổ chức chính trị - xã
hội nghề nghiệp với tư cách là các thành tố của hệ thống các tổ chức xã hội,
đoàn thể quần chúng. Gỉai pháp này để có thể hiện thực hóa quy định được
nêu trong Hiến pháp hiện hành là: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính
trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận và các tổ chức thành viên là những tổ
chức để nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng
Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân
dân thực hiện quyền làm chủ, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại
biểu dân cử và cán bộ viên chức. Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp và
các luật tổ chức, Mặt trận và các tổ chức thành viên được mời tham gia phiên
họp của Chính phủ, các kỳ họp của Hội đồng nhân dân và phiên họp của Uỷ
ban nhân dân. Trong thời gian tới, sự tham gia này không nên chỉ giới hạn ở
mức độ được mời tham gia các phiên họp nói trên khi bàn các vấn đề có liên80
quan đến hoạt động của Mặt trận và các tổ chức thành viên mà có thể mở rộng
khi có yêu cầu của Mặt trận và các tổ chức thành viên xuất phát từ lợi ích của
nhân dân, của Nhà nước, nhu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện pháp luật về bầu cử, ứng cử, bãi miễn đại
biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Như đã nêu ra trong phần thực
trạng kiểm soát quyền lực nhà nước của nhân dân ở nước ta hiện nay, với
quyền bầu cử, ứng cử, bãi miễn chính là cách thông qua đó, nhân dân
lựa chọn những người mà mình sẽ giao quyền, ủy quyền hay thu hồi lại
quyền được giao. Đặc biệt để nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà
nước của nhân dân cần tiếp tục cụ thể hóa các quy định về quyền bãi miễn của
cử tri đối với các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Vì hiện nay,
vấn đề bãi miễn đại biểu dân cử chỉ được quy định một cách chung chung ở
Hiến pháp, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
nhân dân. Quy định như vậy là chưa rõ ràng và tương xứng với tầm quan
trọng của chế độ bãi miễn đại biểu dân cử. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn,
chế độ bãi miễn đại biểu cũng có ý nghĩa chính trị và pháp lý quan trọng như
chế độ cử tri bầu ra người đại biểu của mình. Vì vậy thủ tục bãi miễn cũng
phải tuân theo những trình tự luật định rõ ràng thì mới có khả năng thực thi
trên thực tế. Do đó, nên sớm ban hành văn bản pháp luật riêng về chế độ bãi
miễn.
Cần tiếp tục chuẩn bị xây dựng và ban hành Luật trưng cầu dân ý khi
điều kiện chín muồi. Để xây dựng Luật trưng cầu dân ý cần chú ý đến một số
vấn đề như: Nội dung trưng cầu dân ý phải được quy định rõ ràng trong văn
bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp. Quyền quyết định trưng cầu
dân ý và trách nhiệm tổ chức trưng cầu dân ý nên quy định thêm các trường
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi81
hợp trưng cầu ý dân trong phạm vi cấp tỉnh và vùng lãnh thổ bên cạnh quy
định hiện nay là thuộc quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, như vậy
quyền dân chủ của nhân dân mới được mở rộng. Vấn đề đánh giá và sử dụng
kết quả trưng cầu dân ý cần quy định rõ phải dựa trên tiêu chí nào, dựa trên tỷ
lệ phần trăm cử tri nói chung hay chỉ cần dựa trên tỷ lệ phần trăm số người
tham gia trưng cầu; và mục đích của việc tổ chức trưng cầu dân ý là nhằm thu
nạp ý chí của nhân dân về những vấn đề quan trọng của đất nước và địa
phương, nên kết quả của trưng cầu dân ý cần được tôn trọng.
Cần nghiên cứu và xây dựng pháp luật về phản biện xã hội. Phản biện
xã hội về thực chất là phản biện của nhân dân. Để phản biện xã hội sớm được
tiến hành như một hình thức dân chủ trực tiếp được hiệu quả, đòi hỏi phải
nhanh chóng nghiên cứu và ban hành pháp luật về vấn đề này. Trong đó, các
vấn đề như cơ chế, trình tự phản biện xã hội, vai trò, trách nhiệm của các cơ
quan, tổ chức trong phản biện xã hội phải được quy định cụ thể, rõ ràng. Chỉ
trên cơ sở pháp lý đầy đủ, hoạt động phản biện xã hội mới có thể phát huy
hiệu quả, nâng cao vai trò kiểm soát quyền lực nhà nước.
Ngoài ra, cần nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
Trước hết cần tăng cường sự phối hợp hoạt động kiểm tra của Đảng
với hoạt động thanh tra Nhà nước. Trong điều kiện thực tế của nước ta hiện
nay, rất nhiều đảng viên vừa là thành viên tổ chức Đảng, vừa là thành viên của
bộ máy nhà nước. Đảng viên vi phạm nguyên tắc Đảng thường gắn với vi
phạm về kinh tế, pháp luật trong nhà nước. Chính vì vậy công tác kiểm tra
Đảng cần chú trọng vào việc kiểm tra sự chấp hành pháp luật của đảng viên
cũng như các tổ chức đảng. Đồng thời, đòi hỏi kiểm tra của đảng và thanh tra
của chính phủ cần phối hợp chặt chẽ nhau trong kiểm tra và xử lý kỷ luật đối
với cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó, cần mở rộng và phát huy dân chủ hơn nữa82
việc xây dựng, thông qua và tổ chức thực hiện các quyết định của Nhà nước,
đặc biệt là các quyết định lớn, mang tầm cỡ quốc gia và trên lãnh thổ từng địa
phương. Vì ở nước ta, thường thì Ban Chấp hành Trung ương Đảng hay Bộ
Chính trị quyết định trước các vấn đề của Nhà nước, nhất là các quyết định
mang tầm cỡ quốc gia. Nên khi cơ quan có thẩm quyền trình lên Quốc hội thì
vấn đề thường được quyết định thông qua nhanh chóng, làm cho tính dân chủ
của việc xây dựng cũng như thông qua và thực hiện quyết định bị hạn chế. Vì
thế cần phát huy dân chủ hơn nữa trong các quyết định của nhà nước, góp
phần nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực nhà nước.
Để Đảng kiểm soát quyền lực Nhà nước được thực sự hiệu quả trong
tình hình hiện nay, đòi hỏi phải nâng cao, đổi mới cách lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước. Vì hiện nay, Đảng ta đang lãnh đạo đất nước trong
điều kiện khác hẳn trước đây, với nhiều thời cơ và thử thách. Ở trong nước,
với đương lối đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập
trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mô hình quan niệm về chủ nghĩa xã hội đã có những nhận thức mới. Bộ máy
nhà nước được cải cách, đổi mới theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Ở ngoài nước, tình hình thế
giới đang diễn biến nhanh chóng và phức tạp. Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế
khách quan, đang là thời cơ và thách thức lớn đối với chúng ta. Trước tình
hình đó, đòi hỏi Đảng vừa phải kiên định lập trường tư tưởng, năng động,
nhạy bén, có sức đề kháng cao trước những tiêu cực của nền kinh tế thị
trường; vừa phải đổi mới nhận thức, thay đổi cách lãnh đạo của Đảng
đối với nhà nước. Đổi mới cách lãnh đạo của Đảng, một mặt đòi hỏi
sự tìm kiếm các cách thức, phương pháp lãnh đạo giàu tính sáng tạo và đem
lại hiệu quả cao được thể hiện dưới dạng các quy tắc, quy trình, thủ tục lãnh
đạo; măt khác phải tổ chức thực hiện các quy tắc, quy trình đó một cách
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi83
nghiêm chỉnh, công khai, minh bạch, phù hợp với đặc thù tổ chức và hoạt
động của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Có như vậy mới phát huy
được vị trí, vai trò của mỗi quyền, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân.
Những định hướng gỉai pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của
việc kiểm soát quyền lực nhà nước như đã nêu trên, vẫn trên cơ sở vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nước, về xây dựng Nhà
nước của dân, do dân, vì dân.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Qua phân tích, đánh giá thực trạng của vấn đề kiểm soát quyền lực nhà
nước trong Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, về cơ
bản chúng ta vẫn thực hiện đúng mục tiêu xây dựng nhà nước của dân, do
dân, vì dân; tất cả quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân; bộ máy
quyền lực nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc
tập trung thống nhất quyền lực nhưng có sự phân công lao động một cách
khoa học, cụ thể. Bên cạnh những ưu điểm, những mặt đạt được, việc kiểm
soát quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại những mặt hạn chế
nhất định. Những tồn tại đó cũng ảnh hưởng nhiều trong việc xây dựng bộ
máy nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân.
Để phần nào khắc phục những hạn chế đó, nâng cao hiệu quả, chất
lượng của việc kiểm soát quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, luận văn tiếp tục đưa ra một số giải pháp cụ thể trên
cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân của những ưu
điểm và hạn chế của việc kiểm soát quyền lực ở nước ta hiện nay. Các giải
pháp này hoàn toàn dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn.84
KẾT LUẬN
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân, trong đó xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh là mục tiêu chủ yếu của Đảng, Nhà nước ta đang thực hiện. Một trong
những tiền đề có ý nghĩa quan trọng để thực hiện mục tiêu đó là nâng cao hiệu
quả, chất lượng của việc kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng Nhà
nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Mục đích của kiểm
soát quyền lực nhà nước là đảm bảo cho quyền lực đó không bị lạm dụng,
không bị sử dụng sai mục đích, được thực thi trong đời sống một cách khoa
học, hiệu lực và hiệu quả. Vấn đề này có phạm vi nghiên cứu rộng, phức tạp,
liên quan trực tiếp đến quyền lực chính trị của Đảng lãnh đạo; quyền làm chủ
của nhân dân; tổ chức bộ máy nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Với lý thuyết, quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, nhưng như
thế không có nghĩa trong mọi xã hội có giai cấp nhân dân đều có khả năng
thực tế tham gia vào tổ chức quyền lực nhà nước để từ đó kiểm soát được
quyền lực. Dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, nhà nước thực sự là của dân, về
nguyên tắc nhân dân có toàn quyền quyết định và kiểm soát đối với quyền lực
nhà nước. Thế nhưng vấn đề các nguyên tắc đó chỉ có thể trở thành hiệu lực
khi có một cơ chế và thực hiện khả thi. Kế thừa và vận dụng sáng tạo tưởng
Hồ Chí Minh về kiểm soát quyền lực nhà nước, Đảng và Nhà nước ta đã sử
dụng những công cụ khác nhau để kiểm soát quyền lực nhà nước đáp ứng với
yêu cầu thời kỳ phát triển mới. Qua thực trạng hiện nay, chúng ta nhận thấy
với tổ chức hệ thống kiểm soát quyền lực theo nguyên tắc tập trung dân chủ
đã tạo nên cơ chế kiểm soát quyền lực, đem lại những kết quả thiết thực cho
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm pháp chế Xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Bên cạnh những
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi85
kết quả đó, kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta vẫn còn rất nhiều hạn
chế, để lại nhiều sai phạm gây hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế, xã hội của
đất nước, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế đó là những quy định của pháp luật
còn chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu sự thống nhất, đồng bộ, chồng chéo, thậm chí
còn mâu thuẫn trong các văn bản quy định của pháp luật.
Để nâng cao hiệu quả của việc kiểm soát quyền lực nhà nước phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là sự hoàn thiện thể chế nhà nước, quy định cụ
thể của pháp luật; cơ chế vận hành của cả hệ thống chính trị; phân công, phân
nhiệm về trách nhiệm của các chủ thể quyền lực. Với tất cả các cứ liệu có tính
chất lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra những phương hướng và giải pháp
tiếp tục hoàn thiện việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta trên ba mối
quan hệ:
Một là, tiếp tục hoàn thiện việc kiểm soát quyền lực nhà nước bên
trong tổ chức và hoạt động của quyền lực nhà nước. Vấn đề này xuất phát từ
mô hình lý thuyết về Nhà nước pháp quyền XHCN cần xây dựng ở
nước ta.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện việc kiểm soát quyền lực nhà nước trong
mối quan hệ giữa nhân dân – chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước và Nhà
nước – chủ thể được nhân dân giao quyền, ủy quyền. Mối quan hệ này xuất
phát từ yêu cầu bảo đảm giữ vững bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân
và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
Ba là,tiếp tục hoàn thiện việc kiểm soát quyền lực nhà nước giữa
Đảng cầm quyền và Nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam. Vấn đề này xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta, đòi hỏi phải thực thi quyền lực của86
nhân dân, phải xây dựng thể chế chính trị nhất nguyên và từ đòi hỏi của bản
thân sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Theo đó, cần tiếp tục xem xét,
đổi mới quan điểm nhận thức và xây dựng mối quan hệ pháp lý giữa Đảng
lãnh đạo với Nhà nước, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước của
Đảng đối với các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nướ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng quan điểm dạy học giải quyết vấn đề khi dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tập về quan hệ vuông góc trong hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể phân tích quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Luận văn Kinh tế 0
C Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, vận dụng vào Việt Nam ta Luận văn Kinh tế 0
L Thuyết quản lý của trường phái quan hệ con người và sự vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn Kinh tế 2
C Quan hệ điều khiển - Phục tùng, các hình thức điều khiển & sự vận dụng trong quản lý doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
O Thuyết quản lý của trường phái quan hệ con ngươì và sự vận dụng vào các quan hệ doanh ngiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê-nin về chủ nghĩa tư bản độc quyền. Vận dụng vấn đề nghiên cứu trên phân Luận văn Kinh tế 4

Các chủ đề có liên quan khác

Top