daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ận dụng lý thuyết thông tin không đối xứng phân tích về những tác động của thông tin không đối xứng trong lĩnh vực tín dụng đối với phúc lợi xã hội và cho biết các biện pháp chính phủ có thể sử dụng để khắc phục tình trạng

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT THÔNG TIN
BẤT CÂN XỨNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC TÍN DỤNG............................3
1.1 Lý luận về lý thuyết thông tin bất cân xứng.....................3
1.1.1. Khái niệm...............................................................................3
1.1.2. Nguyên nhân.........................................................................3
1.1.3. Các dạng thông tin bất cân xứng..........................................3
1.2. Thông tin không đối xứng trong lĩnh vực tín dụng của
ngân hàng thương mại...................................................................5
1.2.1. Khái quát về hoạt động tín dụng trong NHTM.......................5
1.2.2. Thông tin không cân xứng trong lĩnh vực tín dụng của NHTM
5
1.2.3. Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng trong lĩnh vực tín
dụng đối với phúc lợi xã hội.............................................................6
1.3. Những biện pháp Chính phủ có thể sử dụng để khắc
phục tình trạng này........................................................................8
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ......................................................10
2.1 Thực trạng cung cấp thông tin trong thị trường tín dụng
tại Việt Nam...................................................................................10
2.2 Nợ xấu và tình hình nợ xấu của ngân hàng Vietcombank
trong những năm gần đây...........................................................11
III. KẾT LUẬN..................................................................................12
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................13

1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện
nay, khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế
giới WTO, vai trò của thị trường tài chính ngày càng trở nên quan
trọng hơn. Những áp lực hội nhập, cam kết mở cửa mạnh mẽ trong
khu vực tài chính đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu
những bất cập đang trở thành trở lực đối với sự phát triển của thị
trường tài chính Việt Nam hiện nay.
Thị trường tín dụng là một phần của thị trường tài chính, giữ một vai
trò quan trọng trong việc phân bổ hữu hiệu các nguồn vốn trong nền
kinh tế và mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Tuy nhiên đôi khi thị
trường tín dụng gặp phải những thất bại gây tổn thất cho phúc lợi xã
hội. Thông tin không đối xứng là một trong ba nguyên nhân gây nên
thất bại thị trường, trạng thái mà ở đó thị trường không đạt được sự
phân phối các nguồn lực tối ưu. Vấn đề thông tin không đối xứng gần
như xuất hiện ở hầu khắp các thị trường và đòi hỏi mỗi thị trường
cần có các cơ chế đặc thù riêng trong việc xử lý thông tin không đối
xứng nhằm hạn chế tác động của nó đến hoạt động của các bên
tham gia cũng như hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.
Có rất nhiều vấn đề đang tồn tại cản trở sự phát triển lành mạnh của
thị trường tín dụng Việt Nam như sự can thiệp không hợp lý của Nhà
nước, thông tin thiếu minh bạch và không hiệu quả, thiếu sự tham
gia của nhiều định chế tài chính trung gian, văn hóa kinh doanh của
các doanh nghiệp chưa có, cơ sở hạ tầng chưa tương xứng,... Trên cơ
sở lý thuyết Thông tin bất cân xứng - một lý thuyết đang chiếm giữ

2

vị trí quan trọng trong nền kinh tế học hiện đại do nhóm ba nhà
khoa học George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz đưa ra,
nhóm 3 xin trình bày đề tài: “Vận dụng lý thuyết thông tin không đối
xứng phân tích về những tác động của thông tin không đối xứng
trong lĩnh vực tín dụng đối với phúc lợi xã hội và cho biết các biện
pháp chính phủ có thể sử dụng để khắc phục tình trạng thông tin
không đối xứng’’.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT THÔNG TIN
BẤT CÂN XỨNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC TÍN DỤNG
1.1
1.1.1.

Lý luận về lý thuyết thông tin bất cân xứng
Khái niệm
- Thông tin bất cân xứng là trạng thái không có sự cân bằng

trong việc nắm giữ thông tin giữa các bên tham gia giao dịch. Khi đó
giá cả không phải là giá cân bằng của thị trường mà nó có thể thấp
hơn hay cao hơn dẫn tới thị trường không đạt hiệu quả.
- Tình trạng thông tin bất cân xứng xuất hiện ở nhiều lĩnh
vực khác nhau của nền kinh tế như ngân hàng, trong thị trường nhà
đất,thị trường lao động , thị trường hàng hóa,thị trường chứng
khoán, thị trường đồ cũ…
1.1.2.

Nguyên nhân
Thứ nhất là do những chủ thể kinh tế khác nhau quan tâm

tới những đối tượng khác nhau và lượng thông tin của họ về cùng
một đối tượng sẽ khác nhau. Thường thì các chủ thể kinh tế hiểu
mình rõ hơn là hiểu người khác. Mức độ chênh lệch về thông tin tùy
thuộc vào cơ cấu, đặc trưng của thị trường.
Thứ hai là do chủ thể kinh tế tham gia giao dịch có thể cố
tính che giấu thông tin để đạt được lợi thế trong đàm phán giao dịch.
3

1.1.3.

Các dạng thông tin bất cân xứng

• Sự lựa chọn bất lợi (lựa chọn ngược)
Lựa chọn bất lợi là hậu quả của thông tin bất cân xứng trước
khi giao dịch xảy ra. Lựa chọn bất lợi là một tình trạng kinh tế có thể
nảy sinh do tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng, người lựa chọn
thứ tốt nhất lại chọn phải thứ không tốt.
Trong điều kiện thông tin đối xứng, các bên trong giao dịch
nắm thông tin ngang nhau và đầy đủ về thứ được giao dịch. Khi đó
người ta có thể tìm được thứ tốt nhất hay tương xứng với giá tiền họ
phải bỏ ra, nhưng trong điều kiện thông tin không đối xứng nghĩa là
một bên trong giao dịch có nhiều thông tin về đối tượng giao dịch
hơn bên kia người có ưu thế về thông tin có thể cung cấp những
thông tin không trung thực về đối tượng được giao dịch cho bên kém
ưu thế thông tin.
Kết quả là bên kém ưu thế thông tin đồng ý hoàn thành giao
dịch và nhận được thứ không như mình mong muốn.
• Rủi ro đạo đức (Tâm lý ỷ lại)
Nếu khi giao dịch bắt đầu xảy ra rồi mới xảy ra thông tin bất
cân xứng, hành động của 1 phía giao dịch trong quá trình thực hiện
bị che đậy dẫn tới cái gọi là rủi ro đạo đức ở phía giao dịch nhiều
thông tin hơn và che giấu hành vi của mình.
Rủi ro đạo đức xảy ra khi một cá nhân hay tập thể không chịu
toàn bộ trách nhiệm hay hậu quả cho việc mình đã làm, vì vậy có
biểu hiện ít cẩn thận hơn, làm cho người khác phải chịu một phần
trách nhiệm hay hậu quả cho việc làm của mình.
• Vấn đề uỷ quyền (người thừa hành)
Là một dạng đặc biệt hội tụ cả lựa chọn ngược và rủi ro đạo
đức. Nó xảy ra khi một bên (người uỷ quyền) tuyển dụng một bên
4

khác (người thừa hành) để thực hiện một hay nhiều mục tiêu nhất
định.
Người uỷ quyền không dám sát được toàn bộ hành vi của người
thừa hành, dẫn đến người thừa hành theo đuổi một mục tiêu khác
không vì lợi ích của người uỷ quyền. Vì có ít thông tin hơn nên người
uỷ quyền khó cưỡng chế thi hành, đánh giá hay khuyến khích công
việc của người thừa hành. Điều này dẫn đến sự bất lợi cho người uỷ
quyền.
Mặt khác, để đạt được mục tiêu của người uỷ quyền, lươnh của
người thừa hành thường ít phụ thuộc vào nỗ lực của họ.
Do đó người thừa hành thường ít có động lực để cố gắng đạt
mục tiêu, xuất hiện rủi ro cho người uỷ quyền.
1.2. Thông tin không đối xứng trong lĩnh vực tín dụng của
ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái quát về hoạt động tín dụng trong NHTM
Nước ta hiện nay hệ thống tín dụng bắt đầu phát triển mạnh.
Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xa hội đòi hỏi phải có nền kinh tế
phát triển vững mạnh. Vì vậy nhu cầu về vốn ngày càng nhiều, vốn
được coi là yếu tố hàng đầu, là tiền đề phát triển kinh tế.
Đảng và nhà nước đã sử dụng phương pháp tín dụng là
phương pháp chủ yếu để giúp đỡ về tài chính cho các tổ chức kinh tế
tập thể. Bằng phương pháp tín dụng, ngân hàng cho các tổ chức
kinh tế tập thể vay vốn cố định và vốn lưu động để tăng thêm năng
lực sản xuất, áp dụng các thành tựu sản xuất vào đơn vị mình. Thực
tế đã chứng minh rằng đầu tư tín dụng có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với các tổ chức kinh tế tập thể. Trong nhiều cơ sở, đặc biệt
là một trong các hợp tác xã nông lâm ngư. Vốn tín dụng chiếm một
tỷ trọng khóa lớn trong toàn bộ vốn hoạt động của đơn vị.

5

Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, tín
dụng cũng được mở rộng và phát triển đa dạng, hình thức phong
phú, tất cả các thành phần kinh tế đều có thể là chủ thể tham gia
ứng dụng. Các quan hệ tín dụng được mở rộng. Các hệ thống ngân
hàng và các tổ chức tín dụng có mặt ở hầu hết mọi nơi. Hệ thống
ngân hàng Việt Nam đã có vai trò quan trọng trong việc huy động và
cho vay vốn tới các thành phần kinh tế.
1.2.2. Thông tin không cân xứng trong lĩnh vực tín dụng của NHTM

• Tác động đến hiệu quả và an toàn hoạt động của NHTM
- Tác động của lựa chọn nghịch: Lựa chọn nghịch tác động tới
hành vi của người gửi tiền. Biểu hiện của hành vi này là người gửi
tiền đã gửi vào ngân hàng không nên giao dịch. Lựa chọn nghịch tác
động tới quyết định tín dụng của NHTM. Biểu hiện của hành vi này là
Ngân hàng đã chọn nhầm đối tượng cho vay, nghĩa là cho những đối
tượng có hoạt động đầu tư rủi ro hơn vay tiền.
- Tác động của rủi ro đạo đức: Nếu ngân hàng không thận
trọng trong việc thẩm định cho vay và không giám sát chặt chẽ việc
sử dụng vốn vay, rủi ro đạo đức trên thị trường sẽ đặt ngân hàng
trước nguy cơ rủi ro tín dụng rất lớn. Rủi ro đạo đức còn đến từ chính
hoạt động của ngân hàng khi ngân hàng đã huy động được nguồn
vốn dồi dào và thực hiện những hoạt động đầu tư mạo hiểm. Tác
động của thông tin bất đối xứng làm giảm lợi nhuận, tăng tỷ lệ nợ
xấu và có thể dẫn tới mất khả năng thanh khoản của NHTM.

• Khắc phục vấn đề thông tin bất đối xứng trong hoạt động của
các NHTM.
- Trước khi cho vay: Giải pháp cho vấn đề lựa chọn nghịch và
rủi ro đạo đức trong hệ thống ngân hàng là việc tự sản xuất và bán
6

thông tin. Vấn đề người đi xe không tốn tiền ngăn trở thị trường tư
nhân sản xuất đủ thông tin để loại bỏ thông tin không cân xứng. Quy
chế của chính phủ để tăng lượng thông tin cho các nhà đầu tư là cần
thiết đề giảm vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức. Ngoài ra, để
xử lý những thông tin thu lượm được thì các cán bộ tín dụng NHTM
cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để sàng lọc khách
hàng.
- Sau khi cho vay: Ngân hàng có thể đảm bảo rằng người vay
tiền sử dụng khoản vay đó vào đúng mục đích bằng cách viết ra
những điều khoản quy định hạn chế ở trong hợp đồng nợ để hạn chế
các khoản đầu tư mang lại rủi ro cho người đi vay. Và bằng cách
giám sát các hoạt động của người đi vay để xem liệu họ có tuân thủ
theo những quy định hạn chế hay không và buộc họ phải tuân thủ
theo các quy định hạn chế khi NH có thể chắc chắn rằng người đi
vay sẽ gây rủi ro cho ngân hàng.
1.2.3. Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng trong lĩnh vực tín dụng
đối với phúc lợi xã hội
• Trường hợp 1: Ngân hàng là bên thiếu thông tin về khách hàng

7

• Trường hợp 2: Người đi vau không biết thông tin tốt

8

1.3. Những biện pháp Chính phủ có thể sử dụng để khắc
phục tình trạng này
Xây dựng cơ sở pháp lý hoàn thiện:Ở Việt Nam hoạt động
ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng được quy định ở
văn bản cao nhất là ”luật các tổ chức tín dụng” ngoài ra còn có các
văn bản hướng dẫn của Chính Phủ, của ngân hàng Nhà Nước Việt
Nam và các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng. Các quy định
về hoạt động tín dụng ở Việt Nam được đánh giá là tương đối đầy đủ
và theo thông lệ chung với các hướng dẫn rõ rang, quyền tự chủ


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D Công tác xã hội với người khuyết tật vận dụng quản lý ca Văn hóa, Xã hội 0
D Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của triết học duy vật biện chứng vào dạy học ôn tập hình học 10 Luận văn Sư phạm 0
D Lý thuyết của Keynes vai trò kinh tế của Nhà nước và sự vận dụng ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0
D Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9 Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam Môn đại cương 0
D Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương m Nông Lâm Thủy sản 0
D Chuyên đề Lượng giác (Lý thuyết + Bài tập vận dụng có giải) - Thầy Bảo Vương Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top