timthuytinh_89

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIA TÀI SẢN
CHUNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, ÝNGHĨA
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.2. Đặc điểm của việc chia tài sản chung trong thời kì
hôn nhân
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc chia tài sản chung trong
thời kì hôn nhân
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KÌ
HÔN NHÂN THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI KÌ
1.2.1. Chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân trong
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986
1.2.2. Chia tài sản chung trong Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2000
1.3. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH TƯƠNG TỰ TRONG PHÁP LUẬT
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.3.1. Chế định chia tài sản vợ chồng trong thời kì hôn nhân
Theo Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan
1.3.2. Một loại hậu hôn ước (postnuptial agreement) ở Hoa Kì
1.3.3. Qui ước về tài sản trong Luật Hôn nhân của Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa năm 2001
Chương 2 QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHIA TÀI SẢN
CHUNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN
2.1. TÀI SẢN CHIA
2.1.1. Tài sản chung theo qui định của pháp luật
2.1.2. Nguyên tắc của việc qui định tài sản chung
2.2. NGƯỜI YÊU CẦU CHIA
2.3. ĐIỀU KIỆN CHIA
2.3.1. Đầu tư kinh doanh riêng
2.3.2. Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng
2.3.3 Lí do chính đáng khác
2.4. CÁCH THỨC CHIA
2.5. HÌNH THỨC CHIA VÀ HIỆU LỰC
2.5.1. Thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng
2.5.2. Quyết định của tòa án
2.6. HẬU QUẢ PHÁP LÍ VỀ TÀI SẢN CỦA VIỆC CHIA
2.7. VIỆC KHÔI PHỤC CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
Chương 3 VẤN ĐỀ THỎA THUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
3.1. THỎA THUẬN NHẬP TÀI SẢN RIÊNG CỦA MỘT BÊN
VỢ HOẶC CHỒNG VÀO TÀI SẢN CHUNG
3.2. THỎA THUẬN CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN
3.2.1. Những ý kiến về sự hợp lí và hợp pháp của các
qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân
3.2.2. Hạn chế về mặt xã hội của việc chia tài sản chung
3.3. THỎA THUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG
THỜI KÌ HÔN NHÂN
3.3.1. Nội dung và hình thức
3.3.2. Tính hợp pháp
3.3.3. Tính hợp lí
3.3.4. Kiến nghị của người viết
LỜI KẾT
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục
LỜI MỞ ĐẦU
Hai người nam nữ khi chưa bước vào hôn nhân, họ là những người có tài
sản riêng, hoàn toàn tự do trong việc định đoạt tài sản của mình. Khi bước vào
hôn nhân, điều đó đã khác.
Trong thời kì hôn nhân, hai người phải ràng buộc với nhau bởi rất nhiều
bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi. Lợi ích của họ vì thế đã hòa làm một để trở
thành một thứ có tên là lợi ích gia đình. Thời trước, khi xác lập, thay đổi,
chấm dứt một giao dịch, họ chỉ nhân danh lợi ích gia đình. Tài sản chung là
thứ cần có để tạo điều kiện cho việc nhân danh lợi ích gia đình khi tham gia
các giao dịch. Suy cho cùng, tài sản chung hay là tài sản riêng của vợ, chồng
cũng phải được khai thác để nhằm bảo đảm cho sự tồn tại, duy trì và phát
triển của gia đình. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, diện mạo của gia đình đã thay đổi đáng kể, chức năng kinh tế của
gia đình đã chuyển từ sản xuất sang tiêu dùng. Cùng với điều đó việc mỗi
người có đủ tài sản riêng để đặt cơ sở vật chất cho các hoạt động nghề nghiệp
và các giao dịch do mình thực hiện không phụ thuộc nhiều vào người còn lại
là rất cần thiết. Qui định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn
nhân là một giải pháp cho vấn đề đó trong bối cảnh chế độ tài sản của vợ
chồng trong Luật Hôn nhân và Gia đình hiện nay là chế độ cộng đồng tạo sản.
Theo thời gian gần đây, số lượng án phải giải quyết về chia tài sản chung
của vợ chồng trong thời kì hôn nhân trong cả nước đang có chiều hướng gia
tăng: năm 2004 là 159 vụ, năm 2005 là 398 vụ, năm 2006 là 404 vụ, năm
2007 là 452 vụ*. Qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân tại
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã cụ thể hơn so với Luật Hôn nhân và
Gia đình năm 1986 song vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần có quan điểm thống
nhất về lí luận cũng như thực tiễn xét xử. Hơn nữa còn có một vấn đề là việc
chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân thường được coi là đi kèm với
những mâu thuẫn về tình cảm của vợ chồng, vì thế mọi người nghĩ chia tài
sản chung trong thời kì hôn nhân là một việc không tốt. Điều đó cho thấy cần
thiết phải có sự nghiên cứu sâu về vấn đề chia tài sản chung trong thời kì hôn
nhân của vợ chồng cũng như có giải pháp cho việc chia tài sản chung mà vẫn
có thể giữ được hạnh phúc gia đình. Chính vì lí do đó mà người viết chọn đề
tài “Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong
thời kì hôn nhân” để nghiên cứu.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết muốn đề cập, phân tích
toàn bộ các qui định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và chứng
minh được tính hợp pháp cũng như sự hợp lí của việc tồn tại một thỏa thuận
về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân với nội dung, hình thức và
phạm vi phù hợp, kiến nghị về việc cụ thể hóa thỏa thuận này để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc áp dụng nó.
Hiện tại, việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân được nhiều tác
giả đề cập đến trong nhiều công trình, bài viết, tuy nhiên chỉ là đề cập tới nó
như một phần của một vấn đề khác hay là chỉ đề cập tới một phần của nó.
Việc thỏa thuận về tài sản của vợ chồng cũng được nhiều tác giả đề cập tới
nhưng là đề cập dưới góc độ gắn nó với chế độ tài sản ước định và cho rằng
nó không phù hợp với qui định pháp luật hiện hành. Việc phân tích toàn bộ
các qui định pháp luật về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, tóm tắt về
một số chế định tương tự trong pháp luật của các nước và chứng minh tính
hợp pháp của một loại thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn
nhân sẽ là điểm mới của đề tài.
Nội dung chính của đề tài được kết cấu thành 3 chương với 13 mục lớn.
Cụ thể:
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về chia tài sản chung trong thời kì
hôn nhân;
- Chương 2: Qui định của pháp luật hiện hành về chia tài sản chung
trong thời kì hôn nhân;
- Chương 3: Vấn đề thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong pháp luật
Việt Nam.
không cùng làm kinh tế như trước nữa, họ theo đuổi những con đường riêng
và có những hoạt động kinh tế khác nhau. Nên họ có thu nhập riêng, có tài
khoản riêng, sự tiêu dùng đôi khi cũng là riêng, họ không cùng sản xuất và
chung một “nguồn ngân sách” như gia đình truyền thống. Phù hợp với thời
cuộc thì thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ tạo điều
kiện cho vợ chồng được chủ động hơn trong xã hội hiện đại là cần thiết.
Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân cũng sẽ có tác
dụng tích cực đến hạnh phúc gia đình. Tiền bạc được coi là một mối đe dọa
đến hạnh phúc gia đình58, tốt nhất để tránh được những mâu thuẫn và rủi ro
sau này, vợ chồng nên cùng ngồi bàn bạc và thống nhất về vấn đề tài sản.
Việc đó có thể sẽ làm giảm đi sự lãng mạn của tình cảm vợ chồng song lại có
thể khiến cho hôn nhân trở nên bền vững hơn đảm bảo cho hạnh phúc gia
đình.
Bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ giúp
tránh được những tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi li hôn. Theo nguyên
tắc chia tài sản khi li hôn thì tài sản riêng của bên nào thuộc sở hữu của bên
đó, tuy bản thỏa thuận về tài sản trong thời kì hôn nhân không hề đề cập (nói
chính xác hơn là vợ chồng không được thỏa thuận trước về việc chia tài sản
khi li hôn trong bản thỏa thuận) nhưng việc phân định rõ tài sản nào là tài sản
riêng sẽ tránh được việc các bên cố tình khai không chính xác về khối tài sản
chung tạo ra những tranh chấp làm cho việc li hôn trở nên căng thẳng.
Bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân sẽ là một
giải pháp để người đã có con riêng bảo vệ quyền lợi cho con riêng của mình.
Tất nhiên chỉ những cặp vợ chồng nào thấy thực sự cần thiết thì mới lập
bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, việc thỏa thuận
về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân được phổ biến cũng sẽ không
phá vỡ sự ổn định của xã hội. Nếu bản thỏa thuận đó làm ảnh hưởng tới
quyền lợi của người thứ ba thì người đó cũng có quyền yêu cầu tòa án tuyên
vô hiệu.
Trên thế giới thỏa thuận về tài sản của vợ chồng là rất bình thường và
phổ biến, thậm chí người ta còn làm bản thỏa thuận trước khi kết hôn, thỏa
thuận dự liệu về tài sản trong các trường hợp một người chết trước, trong
trường hợp li hôn, thỏa thuận cả về vấn đề cấp dưỡng... Ngay cả Trung Quốc,
một nước xã hội chủ nghĩa cũng đã cho phép vợ chồng được qui ước về tài
sản. Việc phổ biến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng cũng là điều cần thiết
trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay.
Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân khi áp dụng
rộng rãi sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam bớt những trở ngại về tâm lí khi quyết
định tham gia các công ước quốc tế có liên quan đến chế độ tài sản vợ
chồng59. Theo người viết, việc tham gia các công ước quốc tế cũng là một tiêu
chuẩn để đánh giá trình độ hội nhập của một quốc gia.
Theo người viết, thỏa thuận về tài sản của vợ chồng bước đầu sẽ được
phổ biến trong những gia đình hiện đại, giàu có ở thành thị, rồi mới có khả
năng phổ biến tiếp.
3.3.4. Kiến nghị của người viết
Mặc dù thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là
không hề trái với các qui định của pháp luật, song để tạo điều kiện cho việc áp
dụng nó, theo người viết tòa án nhân dân tối cao nên ra Nghị quyết hướng dẫn
cụ thể về vấn đề này, và cũng nên bổ sung vào Luật Hôn nhân và Gia đình
một điều luật với nội dung:
Vợ chồng có thể thỏa thuận một phần hay tất cả những tài sản sau là
tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng:
 tài sản có trước hôn nhân;
 tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân;
 thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Vấn đề quản lý khóa mật mã và ứng dụng trong thỏa thuận, ký kết hợp đồng Công nghệ thông tin 0
G Vấn đề thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo pháp luật nước ngoài : Luận văn ThS. Luật: 60 38 60 Luận văn Luật 0
K Bài tập cá nhân: những quy định về thời hạn và vấn đề sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể Tài liệu chưa phân loại 0
M Đề tài Vấn đề nâng giá tiền tệ sau thỏa ước Plaza và tác động đến nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn 198 Tài liệu chưa phân loại 2
A Tiểu luận Các quy định hiện hành về thời hạn và vấn đề sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể Tài liệu chưa phân loại 0
H Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài Các vấn đề pháp lý về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài Tài liệu chưa phân loại 0
H Vấn đề Thỏa thuận cổ đông - Một nội dung mới cho pháp luật doanh nghiệp Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
D Vận dụng quan điểm dạy học giải quyết vấn đề khi dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 Luận văn Sư phạm 0
D Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa an tử ở Việt Nam Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top