daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời nói đầu

Sinh viên ra trường thất nghiệp hiện nay đang là vấn đề báo động trong xã hội. Câu hỏi đặt ra ở đây là:Nguyên nhân của tình hình sinh viên thất nghiệp hiện nay là đâu? Hậu quả để lại là gì? Vấn đề đó đã gây thiệt hại gì cho nền kinh tế của nước nhà? Và chúng ta phảI làm gì để khắc phục tình trạng trên?
Vấn đề này được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau vì mỗi người dều có một quan điểm khác nhau .Tuy nhiên giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này cần đặt ra gấp nhằm đảm bảo lực lượng lao động cho xã hội cũng như đảm bảo công ăn việc làm cho hàng nghìn sinh viên sau mỗi năm ra trường. Vấn đề này cần sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, và nó không nằm ngoài sự quan tâm của em, do vậy em xin chọn đề tài: “Vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường nhìn từ góc độ triết học” để nghiên cứu. Bài tiểu luận của em gồm có các phần chính như sau:
Phần I: Cơ sở triết học
Phần II: Thực trạng về sự thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay
Phần III: Nguyên nhân – Hậu quả - Giải pháp của vấn đề này
Do trình độ hiểu biết của em trong quá trình học chưa được sâu nên không thể tránh khỏi được những thiếu xót.Vì vậy em kính mong các thầy cô góp ý, bổ sung để bài viết của em được tốt hơn trong các lần sau. Em cũng xin chân thành Thank sự hướng dẫn của thầy Nông Đức Kế đã giúp em hoàn thành tốt bài tiểu luận này.








Nội Dung

I.Cơ sở triết học
1. Nguyên nhân –Kết quả
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hay giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định ở sự vật đó
Kết quả là những biến đổi xuất hiện ở sự vật do nguyên nhân tạo ra
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Mối quan hệ nhân quả có tính khách quan ,tính phổ biến. Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân tạo ra.Trong mối quan hệ xác định, nguyên nhân có trước kết quả, kết quả có sau nguyên nhân, nhưng nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa cho nhau, trong mối quan hệ này thì nó là nguyên nhân,trong mối quan hệ khác nó là kết quả và ngược lại .Có nhiều loại nguyên nhân: bên trong, bên ngoài, cùng chiều, ngược chiều, chủ quan, khách quan, chủ yếu, thứ yếu…
Từ mối quan hệ nhân quả:hoạt động thực tiễn chúng ta càn phải tôn trọng tính khách quan của mối quan hệ này, phải biết phát huy những tác động cùng chiều,tránh và hạn chế những tác động trái chiều bất lợi cho sản xuất, kinh doanh.
II.Thực trạng về sự thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay
Từ khi đất nước ta có chính sách mở cửa giao lưu hợp tác với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới, kinh tế chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần tự do cạnh tranh phát triển đã phát huy rất nhiêù mặt tích cực. Mặt tích cực đáng chú ý là sự cố gắng vươn lên của lớp thanh niên mới để có thể đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của công việc. Sự mở rộng và phát triển kinh tế thị trường thục sự đã mang lai những cơ hội việc làm cho sinh viên có khả năng,co năng lực, linh hoạt. Nhưng không phải mọi sinh viên ra trưòng đều có việc làm và đây là một vấn đề đang được quan tâm của xã hội. Căn cứ vào điều tra mới nhất của bộ GD-DT thì “năm 2000 cả nước có 126 trường đại học, cao đẳng với hơnn 73000 sinh viên chính quy tốt nghiệp thì đến năm học 2001-2003 đã có 157 trường đại học, cao đẳng với gần 12200 sinh viên ra trường”(nguồn tin trên mạng Internet). Kết quả cho thấy tỷ lệ chung của sinh viên có việc làm sau khi ra trường hiện nay là 72,47%,trong đó khối kỹ thuật công nghiệp chiếm 74,8%, sư phạm chiếm 81,5%(báo Tiền Phong số 115 ra ngày 24-3-2002).Và theo số liệu mới của viện kinh tế phát triển thì sinh viên khối kinh tế ra trường năm 2002 thất nghiệp 87% hay làm việc trái nghề.
Bên cạnh những sinh viên có đủ những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đòi hỏi hay những người có ngưoừi thân, xin việc hộ thì số còn lại phải chật vật chạy đi chạy lại với các trung tâm việc làm. Cũng phải nói thêm rằng chính dựa vào sự khan hiếm việc làm này mà nhiều trung tâm giới thiệu việc làm “ma” mọc lên vài ba bữa để thu tiền lệ phí, tiền môi giới việc làm rồi biến mất. hay một số sinh viên ra trường chấp nhận làm trái nghề hay bất cứ nghề gì miễn là có thu nhập.
Đó là về phía sinh viên,còn về phía nhà tuyển dụng thì họ vẫn ”than” là thiếu lao động mà theo họ là thiếu những người có kinh nghiệm và khẩ năng làm việc độc lập cungx như một số yêu cầu khác.
Sinh viên ra trường tìm việc phải cần đến 4 chữ “T”. Các nhà doanh nghiệp luôn tìm việc theo tiêu chuẩn này:Tâm,Trí ,Tin, Tình.Có được những yếu tố này mới trở thành những người lao động tốt. Một số công ty rất coi trọng việc rèn luyện đạo đức.Trong khi đó sinh viên không chịu rèn luyện đạo đức của mình. Bên cạnh đó, hiện nay khi đi xin việc bất cứ sinh viên nào cũng phải có kèm thêm 2 bằng đó là bằng ngoại ngữ và bằng Tin, như vậy thì mới có cơ may tìm được việc làm.
III. Nguyên nhân - Hậu quả - Giải pháp của vấn đề
1.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên
a.Từ phía nền kinh tế-xã hội
Trong những năm trước ta còn thực hiện chính sách bao cấp thì không có hiện tượng sinh viên ra trường thất nghiệp.Phần lớpn là vì ngày đó sinh viên còn ít, số lượng trường đại học không nhiều nhưng chủ yếu là sinh viên ra trường và được phân công tác luôn.Thậm chí, làm ở đâu chỉ là hình thức ,nhiều lúc “chơi dài ngày” hết tháng thì nhận lương nhà nước.
Nhưng từ khi nhà nước có chính sách mở cửa kinh tế,nhà nước chuyển sang nền kinh tế thị trường,các doanh nghiệp phải tự lo tìm người lao động cho mình,không có sự bao cấp của nhà nước thì vấn đề xin việc trở nên cấp bách hơn khi sinh viên ra trường tự kiếm việc làm phù h ợp với năng lực của mình. Hiện nay một số sinh viên ở các tỉnh khác chỉ muốn trụ lại ở những thành phố lớn sầm uất và sôi động. Họ làm mọi việc dù không phù hợp với mình thậm chí cả những việc có thu nhập thấp. Chính vì vậy mà dẫn đến tình trạng ở những vùng sâu xa thì càng thiếu nguồn lao động trong khi ở thành phố nạn thất nghiệp đày dãy.Đến đây chúng ta thấy được tính hai mặt của nền kinh tế thị trường.Một mặt nó tạo điều kiện cho thành phần kinh tế có khả năng phát triển mạnh hơn, cạnh tranh cao hơn. Mặt khác, nó có tác động không lớn đến vấn đề xã hội. Gây ra sự thiếu thừa “giả” về lực lượng lao động, mất cân đối về nguồn lao động và gây ra tiêu cực trong việc làm .
b.Từ chất lượng đào tạo
Cơ cấu đào tạo của nước ta quá lạc hậu và cũ kĩ, không bám sát thực tế. Học không đi sâu vào thực tế mà chỉ lướt qua và đi sâu vào lý thuyết. Trang thiết bị giảng dạy thiếu thốn, nên không phát huy được hết khả năng sáng tạo của sinh viên. Đất nước Việt Nam rất cần đến đội ngũ kỹ sư về kĩ thuật,công nghệ, xác định cơ bản thì nguồn cung cấp nhân lực từ phía đào tạo không đáp ứng được. Bên cạnh đó do xã hội ngày càng phát triển với tốc độ cao và vì vậy việc sản xuất cũng thay đổi .cách sản xuất thay đổi trong khi đó đào tạo không bắt kịp và nó bị tụt hậu khi không có sụ cân bằng, đồng bộ giữa đào tạo và thực tế làm cho sinh viên ra trường không đủ khả năng phục vụ cho công việc. Họ rất lúng túng trước yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động
Do sự phát triển của KH-KT ngày càng cao, công việc yêu cầu cũng ngày càng cao hơn nên đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ, năng lực thực sự của mình.
c.Về chính sách của nhà nước.
Trong những năm gần đây, nhà nước cũng có rất nhiều quan tâm đến sự nghiệp đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng cùng với những khuyến khích đẻ sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp; ví dụ như sinh viên thuộc khối sư phạm được miễn học phí .nhưng về cơ bản thì nhà nước vẫn chưa có chính sách hợp lí đẻ khuyến khích cũng như tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường yên tâm công tác và phát huy hết khả năng; chẳng hạn như chính sách đối với những người về công tác tại những vùng sâu, vùng xa, hải đảo chưa hợp lí cho lắm nên không thu hút được sinh viên sau khi ra trường tự nguyện về đây công tác.
Vậy nên chăng nhà nước cần có chính sách hợp cũng như thoả đáng hơn nữa cả về mặt vật chất cũng như tinh

Mục lục

Lời nói đầu 1
Nội Dung 2
I. Cơ sở triết học 2
1.Cặp phạm trù nguyên nhân – kết qủa 2
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân – kết quả 2
II. Thực trạng về sự thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay 2
III. Nguyên nhân – Hậu quả - GiảI pháp của vấn đề này 3
1.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên 3
a.Từ phía nền kinh tế – xã hội 3
b.Từ chất lượng đào tạo 4
c.Về chính sách của nhà nước 4
d.Về bản thân và gia đình của mỗi sinh viên 5
2.Hậu quả của vấn đề này 5
3.GiảI pháp khắc phục tình trạng trên 5
Kết Luận 7

Tài liệu tham khảo

Giáo trình triết học của trường Quản Lý Kinh Doanh
Tài liệu trên lớp của thầy Nông Đức Kế
Báo Sinh Viên Việt Nam
Báo Lao động
Trang


Đề cương tiểu luận triết học

Đề tài: Vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường nhìn từ góc độ triết học
Lời nói đầu
Nội Dung
I. Cơ sở triết học
1.Cặp phạm trù nguyên nhân – kết qủa
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân – kết quả
II. Thực trạng về sự thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường hiện nay
III. Nguyên nhân – Hậu quả - GiảI pháp của vấn đề này
1.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên
a. Từ phía nền kinh tế – xã hội
b. Từ chất lượng đào tạo
c. Về chính sách của nhà nước
d. Về bản thân và gia đình của mỗi sinh viên
2.Hậu quả của vấn đề này
3.GiảI pháp khắc phục tình trạng trên
Kết Luận

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top