fuck_me

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Triết học -- Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Phân tích làm rõ khái niệm đạo đức nghề nghiệp cũng như nội dung, cách và tầm quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường cao đẳng nghề. Phân tích, chỉ rõ thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường cao đẳng nghề tại tỉnh Yên Bái hiện nay. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường cao đẳng nghề tại tỉnh Yên Bái, đáp ứng được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Yên Bái và của đất nước

Chương 1. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HIỆN NAY.......................................... 9
1.1. Đạo đức nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề nghiệp ................. 9
1.1.1. Khái niệm đạo đức........................................................................... 9
1.1.2. Đạo đức nghề nghiệp ...................................................................... 12
1.1.3. Khái niệm giáo dục........................................................................ 16
1.1.4. Giáo dục đạo đức .......................................................................... 18
1.1.5. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp....................................................... 19
1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
sinh viên các trường cao đẳng nghề ............................................... 23
1.2.1. Góp phần hình thành nhân cách người lao động mới ..................... 23
1.2.2. Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.............. 25
1.2.3. Góp phần nâng cao chất lượng giai cấp công nhân Việt Nam......... 27
1.3. Đặc điểm của sinh viên các trường cao đẳng nghề và nội dung,
phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho họ....................... 35
1.3.1. Sinh viên trường cao đẳng nghề và đặc điểm của nó...................... 35
1.3.2. Nội dung, yêu cầu giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
các trường cao đẳng nghề .............................................................. 39
Chương 2. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI TỈNH YÊN BÁI HIỆN NAY -
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP........................................................ 48
2.1. Khái lược điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và văn hóa tỉnh
Yên Bái......................................................................................... 48
2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp của sinh viên các
trường cao đẳng nghề tỉnh Yên Bái hiện nay ................................. 50
2.2.1. Khái lược đặc điểm sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Yên Bái ...... 50
2.2.2. Đánh giá thực trạng kết quả điều tra hoạt động giáo dục đạo
đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường cao đẳng nghề Yên
Bái................................................................................................. 53
2.2.3. Đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục
trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường
cao đẳng nghề tỉnh Yên Bái ........................................................... 60
2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên ................................................... 71
2.3.1. Về phía xã hội................................................................................ 71
2.3.2. Về phía nhà trường và giáo viên giảng dạy .................................... 74
2.3.3. Về phía gia đình............................................................................. 77
2.3.4. Về phía sinh viên ........................................................................... 78
2.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo
đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường cao đẳng nghề Yên
Bái hiện nay ................................................................................... 82
2.4.1. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh trong các
trường nghề tại Yên Bái................................................................. 82
2.4.2. Kết hợp tốt giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành đạo đức
nghề nghiệp trong quá trình học tập tại trường của sinh viên ......... 89
2.4.3. Xây dựng ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức
nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng nghề Yên Bái......................... 91
2.4.4. Đổi mới, hoàn thiện nội dung chương giáo dục đạo đức nghề
nghiệp và công tác quản lý của nhà trường, đội ngũ giáo viên
trong quá trình đào tạo nghề ......................................................... 94
2.4.5. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
sinh viên cao đẳng nghề Yên Bái ................................................... 99
KẾT LUẬN............................................................................................ ......104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 106

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục dạy nghề là một hoạt động có tổ chức của xã hội, nhằm bồi
dưỡng và phát triển các phẩm chất nghề nghiệp và năng lực chuyên môn cho
người lao động. Đạo đức nghề nghiệp là tổng hợp các qui tắc, tiêu chuẩn chỉ
đạo mối quan hệ giữa con người với nhau trong quá trình lao động. Cho dù ở
giai đoạn nào của lịch sử thì nét chung của đạo đức nghề nghiệp vẫn là tinh
thần trách nhiệm trong lao động, biết coi trọng giá trị sức lao động của bản
thân và xã hội. Đồng thời xác lập một quan hệ hợp tác trong lao động. Lao
động là con đường để cá nhân đó ghi dấu ấn của mình vào xã hội và lịch sử.
Lúc sinh thời Hồ Chủ Tịch rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo
đức cho thế hệ trẻ. Bác nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó,
có tài mà không có đức là người vô dụng‟‟. Bác còn chỉ rõ “Dạy cũng như
học phải chú trọng cả đức lẫn tài‟‟. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc
rất quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức trong trường học là một bộ phận
quan trọng có tính chất nền tảng của nhà trường XHCN. Ngày nay, khi trình
độ của người lao động đòi hỏi ngày càng cao hơn và những mặt trái của nền
kinh tế thị trường tác động đến người lao động thì phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp được coi là một tiêu chí quan trọng để đánh giá người lao động trong
xã hội mới.
Đạo đức nghề nghiệp là cơ sở để điều chỉnh hành vi nghề nghiệp, nó
đòi hỏi những người lao động phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của công
việc trong quá trình lao động. Ở đây, chức năng thực tiễn của văn hóa nghề là
nó khiến người lao động trở thành những người làm việc có kỷ luật, có kỹ
thuật, sáng tạo, có hiệu quả, chất lượng và năng suất lao động cao.
Đạo đức nghề có ý nghĩa to lớn trong giáo dục. Bản thân hành vi nghề
nghiệp, tự nó đã bao hàm ý nghĩa của việc giáo dục. Trong quá trình lao động,

con người không chỉ sản xuất ra các sản phẩm mà còn sản xuất ra tri thức lao
động, tích lũy những kinh nghiệm trong lao động. Bởi vậy, trình độ văn hóa
nghề cũng có khả năng tự giáo dục cho người lao động về những đạo lý trong
lao động. Nó đòi hỏi ở người lao động những nguyên tắc đạo đức nghề
nghiệp, tuân thủ những chuẩn mực trong quan hệ lao động với cấp trên, cấp
dưới và những bạn bè, đồng nghiệp. Văn hóa nghề đòi hỏi người lao động tạo
ra và gìn giữ sự đoàn kết, gắn bó trong tập thể những người lao động biết đặt
lợi ích tập thể lên trên lợi ích của bản thân mình.
Với những ý nghĩa trên việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người
lao động phải được coi trọng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Không chỉ xây dựng phẩm chất cho người lao động trong tương lai mà còn là
hành trang không thể thiếu khi những sinh viên ra trường và bắt đầu lập
nghiệp, phải có đạo đức nghề nghiệp thì mỗi sinh viên mới tự tin, có bản lĩnh
bước vào thị trường lao động, dám thử sức mình và chấp nhận mọi thử thách
trên con đường lập thân lập nghiệp.
Khi bàn về vị trí và vai trò của nguồn nhân lực thì chúng ta luôn phải
hiểu rằng: Trong bất kỳ thời đại nào nguồn nhân lực bao giờ cũng là yếu tố
quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia, bởi mọi
của cải vật chất đều được tạo ra từ bàn tay và trí óc của con người. Đặc biệt là
trong nền kinh tế tri thức hiện nay thì trí tuệ của con người được coi là tài
nguyên vô giá. Thực tế cho thấy, hiện nay nguồn nhân lực của Việt Nam rất dồi
dào, đây là một lợi thế cạnh tranh trong quá trình hội nhập của đất nước.
Từ nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu phân tán, manh mún, đang trong
quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và phát triển nền sản xuất công
nghiệp hiện đại, người lao động nước ta đã phát huy được những truyền thống
đạo đức quý báu như: chăm chỉ, cần cù, thông minh, sáng tạo, thích nghi
nhanh với môi trường lao động công nghiệp. Nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ
những nhược điểm rất cơ bản với những biểu hiện như: tác phong công
nghiệp chưa trở thành phổ biến, khả năng làm việc theo nhóm còn rất hạn chế.
Tính tuỳ tiện, vô kỷ luật, cẩu thả trong lao động…dẫn tới một thực tế đang
diễn ra khá phổ biến trên thị trường lao động nước ta là người lao động thiếu
gắn bó, thiết tha với công việc, sẵn sàng bỏ việc, nghỉ việc tuỳ tiện, đặc biệt là
lao động phổ thông và lao động có trình độ tay nghề thấp.
Bất cập trên đã đặt ra những thách thức cho nền giáo dục và đào tạo
nước ta. cần sớm tạo ra một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát
triển ngày càng cao của đất nước. Không chỉ đào tạo được nguồn nhân lực dồi
dào, có trình độ tay nghề cao mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp. Chỉ khi
người lao động, trong họ trình độ chuyên môn với đạo đức nghề nghiệp thống
nhất với nhau thì hoạt động lao động của họ mới thực sự có niềm đam mê,
mới phát huy được tính sáng tạo, tính tự giác, tinh thần kỷ luật và trách nhiệm
trong lao động, đó là cơ sở để đạo đức nghề nghiệp trở thành nét văn hóa
nghề nghiệp kết tinh trong người lao động.
Một thực tế cho thấy, đối với các trường cao đẳng dạy nghề hiện nay ở
nước ta trong khung chương trình đào tạo chủ yếu chỉ chú trọng rèn luyện về
kỹ năng, chuyên môn nghề nghiệp mà chưa thực sự chú trọng tới các giá trị
đạo đức nghề nghiệp. Điều đó không chỉ được biểu hiện ngay trong nội dung
chương trình đào tạo, mà còn được thể hiện ngay ở thái độ của sinh viên khi
còn ngồi trên ghế nhà trường. Phần lớn các em không có niềm đam mê với
nghề nghiệp, quá trình học tập thường ngại suy nghĩ, ngại sáng tạo mà thường
thờ ơ, sao nhãng, học tập qua quýt, học chỉ nhằm mục đích là trả bài cho giáo
viên. Khi rời khỏi ghế nhà trường các em không chỉ thiếu kỹ năng nghề
nghiệp mà những phẩm chất đạo đức nghề cần có cũng rất hạn chế. Do đó
sinh viên khi ra trường không tự tin trong các kỳ phỏng vấn, tuyển dụng, khi
gặp khó khăn dễ nản chí và nhiều em phải làm những công việc không đúng
chuyên môn đào tạo.

Thực trạng này, hiện nay đang diễn ra phổ biến tại các trường cao đẳng
nghề, trung cấp nghề trên toàn quốc, trong đó các trường cao đẳng nghề Yên
Bái cũng không phải là một ngoại lệ. Tại các trường cao đẳng nghề Yên Bái
cũng đã có một số giải pháp để khắc phục tình trạng trên, song đó mới là
những giải pháp mang tính tạm thời, chưa cơ bản và triệt để vấn đề này.
Từ thực trạng trên đặt ra yêu cầu, muốn đào tạo một người lao động có
trình độ và kỹ năng nghề nghiệp thì đồng thời với quá trình đó là phải chú
trọng xây dựng và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngay khi còn
ngồi trên ghế nhà trường. Xuất phát từ yêu cầu đó tui chọn đề tài: “Vấn đề
giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường cao đẳng nghề tỉnh
Yên Bái hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề về đạo đức của thanh niên - sinh viên đã
thu hút không ít sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là các nhà giáo dục với
nhiều công trình được nghiên cứu và đã được công bố, tiêu biểu là một số
công trình sau đây:
- “Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự biến đổi các giá trị khi nước ta
chuyển sang nền kinh tế thị trường”, của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, năm
1995.
- “Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong điều
kiện mới”, Báo cáo khoa học của Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh (1996 -1997).
- “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh
viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” Trần Sĩ Phán, Luận án tiến sĩ, 1999.
- “Quan hệ kinh tế và đạo đức với việc xây dựng đạo đức mới cho thế
hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam”, Nguyễn Đình Quế, Luận văn Thạc sĩ, 2000.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

anhtendung101

New Member
link hỏng . tui mong được giúp đỡ một ngày sớm nhất. mong các bạn giúp đỡ tui :worried:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D Vấn đề nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở nước ta hiện nay Luận văn Sư phạm 0
B Vấn đề con người trong Triết học Nho Giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D Một số vấn đề phát triển Hóa học THCS lớp 8 - 9 (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên giỏi; Dành cho học sin Luận văn Sư phạm 0
D 60 đề thi phỏng vấn tuyển viên chức giáo viên Mầm non Luận văn Sư phạm 0
D Vấn đề giáo dục con người trong “Minh tâm bảo giám” Văn học 0
T Báo chí với vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho tuổi trẻ (Qua báo Tiền phong năm 1993 - 1994) Luận văn Sư phạm 0
S Nghiên cứu vấn đề giáo dục dân số - kế hoạch hoá gia đình cho sinh viên sư phạm thông qua giáo dục g Luận văn Sư phạm 0
C Những vấn đề phụ nữ, gia đình, giáo dục trong hương ước cổ tỉnh Bắc Ninh Luận văn Sư phạm 2
L Những vấn đề văn học dân gian được đặt ra trên báo Giáo dục và Thời đại trong mười năm gần đây Văn học dân gian 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top