Link tải miễn phí Luận văn: Vai trò Phật giáo với văn hoá tinh thần Việt Nam thời Lý - Trần (1010 - 1400) : Luận văn ThS. Triết học: 60 22 80
Nhà xuất bản: ĐHKHXHNV
Ngày: 2003
Miêu tả: 65 tr.
Trình bày tổng quan quá trình du nhập và phát triển Phật giáo ở Việt Nam trong lịch sử từ đầu công nguyênđến giai đoạn Lý-Trần, từ đó khảo cứu những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo trong đời sống tín ngưỡng Việt Nam thời Lý - Trần
Luận văn ThS. CNDVBC & CNDVLS -- Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003
MỤC LỤC
Lời nói đầu …………………………………………………………… . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………… .1
2. Tình hình nghiên cứu …………………………………………………. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn …………………………………...3
4. Cơ sở lí luận , thực tiễn và phương pháp nghiên cứu …………………..4
5. Cái mới của luận văn ………………………………………………......4
6. ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn ………………………………4
7. Kết cấu của luận văn ………………………………………………… .4
Chương I : Phật giáo Thời Lý - Trần……………………………...6
1.1. Phật giáo Thời Lí (1010 – 1225) …………………………………...6
1.1.1. Khái quát quá trình du nhập phật giáo ở Việt Nam trước Thời Lý.....6
1.1.2. Thiền phái Thảo Đường Thời Lý ………………………….............13
1.2. Phật giáo thời Trần (1226 –1400) ………………………………...18
1.2.1. Bối cảnh xã hội Thời Trần và sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm
Yên Tử………………………………………………………..........18
1.2.2. Những đại biểu tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử............18
Chương II : Những ảnh hưởng tích cực của phật giáo trong
đời sống tư tưởng và tín ngưỡng Việt Nam Thời Lý –Trần.....27
2.1. Vai trò của phật giáo với tư tưỏng Việt Nam Thời Lý – Trần………27
2.1.1. Phật giáo với Tư tưởng Quốc gia độc lập, tự chủ và thống nhất........27
2.1.2. Phật giáo với tư tưởng nhân ái Việt Nam…………………..............36
2.1.3. Phật giáo với tư tưởng yêu nước Việt Nam ………………..............42
2.2. Phật giáo với đời sống văn hoá tín ngưỡng Việt Nam Thời Lý –
Trần…..............................................................................................48
2.2.1. Những đặc trưng của tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng Việt Nam
Thời Lý – Trần …………………………………..………………..48
2.2.2. Ảnh hưởng tích cực của tín ngưỡng phật giáo với sinh hoạt văn
hoá tín ngưỡng Việt Nam thời Lý - Trần……………………….....52
Kết luận chung…………………………………………………….....58
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………..621
A. MỞ ĐẦU
1 . Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, gồm hơn năm mƣơi tộc ngƣời cộng
cƣ nằm trên một khu vực điạ lí. Nơi có điều kiện giao lƣu khu vực và quốc tế,
trong suốt các thời kỳ lịch sử. Dân tộc Việt Nam đƣợc hình thành từ rất sớm,
trên nền tảng là nền văn hoá chung, thống nhất và đa dạng. Việt Nam nằm
giữa hai nền văn hoá đồ sộ là Ân độ và Trung Hoa, do vậy nền văn hoá Việt
Nam chịu ảnh hƣởng trực tiếp của cả hai nền văn hoá đó. Nhƣng trong suốt
quá trình phát triển dân tộc Việt Nam vẫn giữ đƣợc cho mình một bản sắc văn
hoá dân tộc, độc đáo trong suốt mấy ngàn năm lịch sử.
Trong lịch sử một ngàn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, dân tộc Việt
Nam đã vƣợt qua đƣợc một thử thách vô cùng gay go trƣớc âm mƣu kiên
quyết đồng hoá bằng vũ lực và bằng chính trị nền văn hoá Việt Nam của các
triều đại phong kiến phƣơng Bắc.
Đến thời Lý – Trần là thời kỳ lịch sử vẻ vang, oanh liệt của dân tộc ta.
Trong thời kỳ này Phật giáo đã trở thành quốc giáo, Phật giáo giữ vai trò là
một trụ cột lớn của hệ tƣ tƣởng và văn hoá Việt Nam, chính Phật giáo đã góp
phần tạo ra sức mạnh tổng hợp của xã hội Việt Nam trong các cuộc kháng
chiến chống quân xâm lƣợc phƣơng Bắc để xây dựng và bảo vệ một nhà nƣớc
độc lập thống nhất.
Nhƣ vậy, Phật giáo đã trở thành một trong những cuội nguồn sức mạnh,
là sức sống tinh thần và vũ khí tinh thần của con ngƣời Việt Nam trong lịch
sử. Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc ta, Phật giáo đã để lại những dấu
ấn sâu rộng trong lịch sử tƣ tƣởng và văn hoá nƣớc nhà. Vì vậy, nghiên cứu
vai trò của Phật giáo với văn hoá tinh thần Việt Nam ở triều đại Lý – Trần là
vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng, nó không những góp phần
tìm hiểu tinh hoa tƣ tƣởng và văn hoá dân tộc trong quá khứ, mà còn giúp
chúng ta tìm hiểu tính cách của con ngƣời Việt Nam trong lịch sử. Từ đó ,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
nhằm phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc .
Ngày nay, dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhân dân ta
đang tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nƣớc, nhằm mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn
minh , giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, là những nhiệm vụ to lớn
và cấp bách của toàn Đảng, toàn dân ta. Để có thể thực hiện thành công những
nhiệm vụ to lớn ấy, bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế , việc không ngừng
nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, những hiểu biết về nền văn
hoá dân tộc, về những giá trị tinh thần truyền thống của cha ông ... để rồi từ đó
có sự thẩm định chính xác, khoa học. Nêu lên những mặt tích cực cần phát
huy, những mặt hạn chế lịch sử cần có biện pháp khắc phục thích hợp trong
sự nghiệp xây dựng con ngƣời mới xã hội – xã hội chủ nghĩa. Đó là lí do mà
chúng tui chọn đề tài: Vai trò của phật giáo với văn hoá tinh thần Việt nam
thời Lí – Trần . cho công trình nghiên cứu khoa học
2 . Tình hình nghiên cứu.
Cho tới nay ở nƣớc ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Phật
giáo, mà điển hình là một số công trình sau đây :
Năm 1993 nhà xuất bản khoa học đã phát hành cuốn “ Lịch sử tƣ tƣởng
Việt Nam” ( do P. G. S Nguyễn Tài Thƣ chủ biên), khi trình bày về lịch sử tƣ
tƣởng việt nam thời Lý – Trần. cuốn sách đã giành hẳn một chƣơng để viết về
Phật giáo và triết học của các thiền sƣ. Trong phần này các tác giả đã chú
trọng trình bày những tƣ tƣởng triết học của các thiền sƣ thời Lý – Trần.
Các tác phẩm “ Việt Nam Phật giáo sử luận” ( 2 tập) của Nguyễn Lang.
“ Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của thƣợng toạ Thích Minh Tuệ. “ Phật giáo
việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII” của Trần Văn Giáp. Trong những
công trình này các tác giả đều có những nhận xét khác nhau về vai trò của
Phật giáo ở Việt Nam trên một số phƣơng diện khác nhau.
- Uỷ ban khoa học xã hội đã mở hai cuộc hội thảo khoa học tại Hà Nội (
tháng 12 – 1984) và thành phố Hồ Chí Minh ( tháng 3 - 1985 ). với chủ đề “3
Mối quan hệ giữa Phật giáo và lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam” sau đó đã cho ra
mắt bạn đọc cuốn “ Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam”, đã
đƣợc xuất bản năm 1986 do Viện Triết học thuộc Uỷ ban khoa học xã hội phát
hành. đây là cuốn tài liệu gồm nhiều bài phát biểu, nhiều bản tham luận khoa
học rất khác nhau.Tham gia hội thảo có tác giả là nhà nghiên cứu, có tác giả là
nhà tu hành, nhà tuyên huấn, nhà báo…do đó các ý kiến rất phong phú, thậm
chí đối lập nhau. Điều này cho thấy việc đánh giá về vai trò của Phật giáo
trong lịch sử tƣ tƣởng và văn hóa Việt nam là hết sức phức tạp.
Trên một số tạp chí nghiên cứu mà điển hình là tạp chí Triết học cũng có
một số bài đề cập về vai trò của Phật giáo trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam. “
Thử bàn về một vài tƣ tƣởng Phật giáo” của tác giả Nguyễn Hùng Hậu đăng
trên tạp chí Triết học 1/3 – 1989; “ Đạo đức Phật giáo với kinh tế trị trƣờng”
của tác giả Hoàng Thị Thơ đăng trên tạp chí số 7 tháng 7- 2002.v.v.
Gần đây nhà xuất bản khoa học xã hội đã xuất bản cuốn “ Đại cƣơng
Triết học Phật giáo Việt Nam” ( năm 2002) của PGS. TS Nguyễn Hùng Hậu,
trong cuốn sách này tác giả đã giành nhiều trang nói về thế giới quan và nhân
sinh quan của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần.
Điểm qua tình hình nghiên cứu, có thể nhận thấy vấn đề Phật giáo Việt
nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới, và có những nhận định khác
nhau. Nhƣng đặc biệt là cho đến nay vẫn chƣa có một công trình nào nghiên
cứu một cách có hệ thống về vai trò Phật giáo với văn hoá tinh thần Việt Nam
thời Lý – trần.
3 . Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
Mục đích của luận văn là phân tích vai trò tích cực của Phật giáo đối
với văn hoá tinh thần Việt Nam, trên hai lĩnh vực tƣ tƣởng và tín ngƣỡng thời
Lý – Trần ( 1010 – 1400),
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu quá trình du nhập của Phật giáo dẫn tới sự hình thành thiền
Phái Thảo Đƣờng và thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Để từ đó làm rõ đặc điểm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
của phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần.
- Luận văn tập trung phân tích một cách có hệ thống nhằm làm rõ vai
trò tích cực của Phật giáo với lĩnh vực tƣ tƣởng và tín ngƣỡng, trong nền văn
hoá tinh thần Việt Nam thời Lý – Trần.
4. Cơ sở lí luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu.
Cơ sở lí luận và thực tiễn của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa MácLêNin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về
tôn giáo. Những tƣ liệu lịch sử đã đƣợc các bộ môn lịch sử khảo cứu, sắp xếp
một cách có hệ thống.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu sau. Phƣơng pháp lịch sử và
lôgíc, phƣơng pháp phân tích- tổng hợp , phƣơng pháp trừu tƣợng hoá- khái
quát hoá, phƣơng pháp đối chiếu- so sánh...
5 . Cái mới của luận văn
Luận văn đã trình bày tổng quan quá trình du nhập và phát triển Phật
giáo ở Việt Nam trong lịch sử, từ đầu công nguyên đến giai đoạn Lý – Trần
Khảo cứu có hệ thống những ảnh hƣởng lớn nhất của Phật giáo với sự
phát triển văn hoá tinh thần Việt Nam giai đoạn Lý – Trần trên hai lĩnh vực là
hệ tƣ tƣởng và sinh hoạt tôn giáo tín ngƣỡng
6 . Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
Tác giả hy vọng những kết quả nghiên cứu đó có thể góp phần làm phong
phú thêm nguồn tƣ liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập
môn lịch sử triết học phƣơng đông cũng nhƣ lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam hiện
nay ở nƣớc ta.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ
lục. Luận văn đƣợc kết cấu gồm : 2 chƣơng và 4 tiết5
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
PHẬT GIÁO THỜI KỲ LÝ – TRẦN
1.1. Phật giáo thời Lý ( 1010 – 1225)
1.1.1- Khái quát quá trình du nhập Phật giáo ở Việt Nam trƣớc thời Lý
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
Phật giáo đƣợc truyền bá vào Việt Nam từ khoảng đầu Công nguyên. Xã
hội Việt Nam thời kỳ đó phân chia thành hai tầng lớp, tầng lớp trên là các
quan lại Trung Quốc và một số thuộc viên ngƣời Việt, họ mang thế giới quan
Nho giáo và phƣơng thuật phƣơng Bắc, tầng lớp dƣới là những ngƣời nông
dân bản xứ trồng lúa nƣớc, họ tin ở sức mạnh của ông Trời trên cao có thể
khuyến thiện, trừng ác, tin ở các hiện tƣợng tự nhiên nhƣ mây, mƣa, sấm,
chớp, núi, sông… coi đó là những vị thần có thể phù trợ cho con ngƣời hoặc
gây cho con ngƣời những tai hoạ.
Trong bối cảnh tín ngƣỡng và văn hoá đó, Phật giáo đã đƣợc truyền bá
vào Việt Nam. Thuyết “nhân quả nghiệp báo” của đạo Phật phù hợp với quan
niệm ông Trời trừng phạt kẻ ác, ban thƣởng cho ngƣời lành. Những quan niệm
công đức, tam bảo, cúng dƣờng, luân hồi, nghiệp báo… không có quan niệm
nào chống đối tín ngƣỡng Giao Châu hồi ấy. Đạo Phật đã thấm vào văn hoá
của ngƣời Việt một cách tự nhiên và dễ dàng.
Trung tâm Phật giáo cổ xƣa nhất ở nƣớc ta là Luy Lâu- trụ sở của Giao
Chỉ, và cũng là trung tâm thƣơng mại quốc tế. Từ đây có các tuyến đƣờng bộ
và thuỷ nối liền với Bành Thành và Lạc Dƣơng (Trung Hoa). Do đó các nhà
buôn ấn Độ và Trung á đến đây buôn bán từ rất sớm và cùng với họ là các vị
tăng đến truyền đạo và hành đạo ở đây. Tại đây đã xuất hiện một tác phẩm
Phật giáo nổi tiếng viết bằng chữ Hán đó là cuốn “Lí hay luận” của Mâu Tử
(thế kỷ thứ II). Một dấu tích khác là chuyện “Chử Đồng Tử đi tu” đƣợc chép
trong cuốn “Lĩnh Nam trích quái”. Câu truyện nói đến một nhà tu ấn Độ ngoài
đảo có phép lạ, nói tới cả Chử Đồng Tử và Tiên Dung cả hai ngƣời đều giác
ngộ, về sau bỏ chuyện buôn bán đi tìm thầy học đạo. Qua câu truyện có thể
thấy sự hấp dẫn của đạo Phật đối với ngƣời dân Việt cả bình dân lẫn quý tộc.
Qua nhiều thế kỷ với tƣ cách là trụ sở của Giao Chỉ, từ Luy Lâu đã có
điều kiện truyền bá và phát triển đạo Phật ra nhiều vùng. Tuy kẻ đô hộ ở đây
là ngƣời phƣơng Bắc vốn mang thế giới quan Nho giáo, đạo Hoàng Lão và
phƣơng thuật phƣơng Bắc; vốn có tƣ tƣởng bá quyền và thái độ kì thị dân tộc,7
nhƣng qua thực tế họ không thể không thừa nhận ƣu thế của đạo Phật so với
đạo Nho và đạo Hoàng Lão, về giải thích nỗi khổ, về con đƣờng thoát khổ, về
tạo nghiệp, về thế giới an lạc của chúng sinh…. Nó chứng minh sức mạnh mẽ
của Phật giáo ngay từ buổi đầu du nhập, sự gắn bó của đạo Phật với nền văn
hoá dân tộc.
Tuy nhiên Phật giáo Luy Lâu lúc này không hoàn toàn giống Phật giáo
nguyên thuỷ, cũng không hoàn toàn giống Phật giáo ở ấn Độ đƣơng thời.
Trong thực tế nó đã bị biến dạng do truyền thống dân tộc, tƣ tƣởng và tín
ngƣỡng của ngƣời Việt. Phật giáo Luy Lâu có nét tƣơng tự nhƣ tín ngƣỡng
dân gian của dân cƣ nông nghiệp. Chẳng hạn Phật đƣợc quan niệm nhƣ một
ông thần có ở khắp mọi nơi, có thể biết đƣợc nỗi suy tƣ và hành vi của con
ngƣời, có thể cứu vớt ngƣời tốt, trừng trị kẻ xấu. Đức Phật nhƣ một vị thần
linh có phép lạ, có thể biến hoá thành các hiện tƣợng tự nhiên, có thể biến các
hiện tƣợng tự nhiên xung quanh con ngƣời thành các vị thần thánh linh thiêng
mang phúc, trừ hoạ nhƣ: hòn đá, tƣợng Tứ Pháp trong truyện “Man nƣơng”
hay cái gậy, cái nón trong truyện “Chử Đồng Tử”. Từ Luy Lâu, Phật giáo lan
truyền ra khắp đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Hiện tƣợng “Tứ
pháp” của Luy Lâu đã phổ cập ra nhiều vùng ở đất nƣớc. Nhân dân ta tiếp thu
Phật giáo thời kỳ này chủ yếu là những tƣ tƣởng bình đẳng, bác ái, cứu khổ,
cứu nạn, gần gũi với đạo lí dân tộc, những nghi lễ của Phật giáo đều cầu mong
an ủi những ngƣời dân đang bất lực trƣớc cuộc đời và xã hội, tạo ra một tôn
giáo, hệ tƣ tƣởng làm đối trọng với Nho giáo, với hệ tƣ tƣởng của các triều đại
phong kiến phƣơng Bắc.
Ngay từ những buổi đầu, Phật giáo Việt Nam (Phật giáo Luy Lâu) đã
mang trong mình những mầm mống để hình thành các khuynh hƣớng Phật
giáo Việt Nam sau này. Đó là khuynh hƣớng Phật giáo dân gian đƣợc bắt đầu
từ Khâu Đà La, khuynh hƣớng thiền đã có từ Khƣơng Tăng Hội, khuynh
hƣớng hoà đồng tam giáo lấy Phật giáo làm cơ sở của các vua Lý-Trần đã có
mầm mống từ Mâu Tử trong “Lí hay luận”… Cái đầu tiên nguyên sơ, mộc
mạc, nhƣng chứa đựng mọi cái đa dạng, phức tạp có thể phát triển sau này.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
Trong quá trình truyền bá đạo Phật ở Việt Nam trƣớc thế kỷ X, haidòng
Thiền có ảnh hƣởng lớn nhất tới Phật giáo giai đoạn Lí – Trần là dòng thiền Tì
Ni Đa Lƣu Chi và dòng Thiền Vô Ngôn Thông.
* Dòng thiền Tì Ni Đa Lƣu Chi:.
Năm 580, thiền sƣ ấn Độ là Tì Ni Đa Lƣu Chi sang truyền giáo và lập ra
phái thiền thứ nhất ở Việt Nam. Tác phẩm “Thiền uyển tập anh” đã ghi lại lai
lịch của Tì Ni Đa Lƣu Chi nhƣ sau: “Thiền sƣ ngƣời miền Nam nƣớc Thiên
Trúc dòng dõi Bà la môn, từ nhỏ đã có trí vƣợt lên thế tục, từng đi nhiều nơi
trong nƣớc Tây Trúc mong đƣợc thiền tâm ấn của Phật nhƣng pháp duyên
chƣa gặp gỡ, rồi ông lại xách gậy đi về phía Đông Nam. Năm Nhâm Ngọ, niên
hiệu Đại Kiến thứ sáu nhà Trần (Trung Quốc) lần đầu tiên đến kinh đô Trƣờng
An gặp lúc Chu Vũ Đế tàn sát Phật giáo, ông đi về đất Nghiệp (Hồ Nam) hồi
đó tổ thứ ba của thiền tông Trung Hoa là Tăng Xán lánh nạn đến ẩn ở núi Tƣ
Không, gặp Tăng xán thấy phong độ phi phàm ông đem lòng kính mộ” [39. Tr
27]. Nhƣ vậy, ông tổ sáng lập ra phái thiền thứ nhất ở Việt Nam là một tăng sĩ
ấn Độ, nhƣng lại đƣợc Tăng Xán là vị tổ thứ ba của thiền tông Trung Hoa
truyền pháp.
Nhƣ vậy, thiền ở Việt Nam trở thành tông phái bắt đầu từ Tì Ni Đa Lƣu
Chi. Thiền phái này hình thành từ khi Tì Ni Đa Lƣu Chi sang Việt Nam năm
580, và đƣợc truyền thừa cho đến cuối thời Lý, đầu thời Trần, tức là tồn tại
trong vòng 6 thế kỷ, gồm 19 thế hệ và 28 vị thiền sƣ còn đƣợc ghi lại đƣợc
trong “Thiền uyển tập anh”.
Những kinh điển Phật giáo mà các thiền sƣ của thiền phái này quan tâm,
theo cả hai tài liệu Trung Quốc và Việt Nam đều nói rằng ông tổ của thiền
phái này – Tì Ni Đa Lƣu Chi- đã dịch “kinh Tƣợng đầu” và “ Kinh Tổng trì”.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng kinh Tƣợng đầu (Gayasirsa) là kinh có tính
chất thiền học, mang màu sắc của văn hệ Bát nhã, nói về bản chất của giác
ngộ.
Tổng trì là niệm tuệ lực có thể tổng nhiếp, chắp trì vô lƣợng Phật pháp.9
Một số nhà nghiên cứu cho đây là kinh của Mật giáo, đang phát triển mạnh ở
ấn Độ lúc đó. Nếu vậy, ngay từ đầu trong tƣ tƣởng của ngƣời khai tổ thiền
phái này đã mang hai yếu tố có liên hệ mật thiết với nhau, đó là thiền và mật,
thể hiện qua một số thiền sƣ nhƣ Ma Ha, Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh. Trong
phong cách của họ vừa thể hiện nhƣ một thiền sƣ lại vừa tu trì các yếu tố Mật
giáo.
Cuốn kinh điển nổi tiếng của hệ Bát nhã mà thiền phái này rất quan tâm
là kinh Kim Cƣơng, (Kim Cƣơng bát nhã bà la mật).
Nội dung của bản kinh Kim cƣơng nói về một loại trí tuệ siêu việt viên
mãn, có thể đƣa hành giả từ “bến mê sang bờ bến giác”. Đây là thiền phái giữ
vững sự định tâm để cho trí tuệ Bát nhã (Prajna) vốn có trong mỗi hành giả
xuất hiện, giúp hành giả chứng đƣợc thực tƣởng của vạn pháp. Qua đây ta thấy
thiền sƣ Tì Ni Đa Lƣu Chi không đi theo hƣớng cực đoan “Bất lập văn tự, giáo
ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật”, mà còn coi trọng
cả kinh sách. Nói cách khác, thiền phái này là sự kết hợp giữa Thiền với Mật
trên cơ sở nòng cốt là Thiền tông, yếu tố Mật giáo thấy bàng bạc ở nhiều nhà
sƣ. Và cũng nhờ yếu tố Mật giáo này mà phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi gần với tín
ngƣỡng phong thuỷ, sấm kí, cầu đảo, điều phục tà ma, bốc thuốc chữa bệnh rất
thịnh hành ở Trung Quốc và Việt Nam.
Các nhà sƣ ở thiền phái này hầu hết đều xuất gia từ nhỏ (nhƣ Thanh
Biện, Pháp Thuận, Pháp Dung…), có ngƣời đến tuổi trƣởng thành mới xuất
gia (Vạn Hạnh, Trì Bát, Huệ Minh…). Có một số nhà sƣ thuở nhỏ học Nho
sau mới theo Phật nhƣ Thiền Ông, Huệ Sinh, Viên Học. Cá biệt có ngƣời thi
đỗ tiến sĩ sau mới xuất gia nhƣ Trí Thiền. Các nhà sƣ trong thiền phái Tỳ Ni
Đa Lƣu Chi đều là những trí thức lớn, họ giỏi cả tiếng Phạn lẫn tiếng Hán nhƣ
Ma Ha, thông suốt tam giáo nhƣ Vạn Hạnh, Viên Thông… vì vậy họ có công
phò vua giúp nƣớc dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ cố vấn cho vua, đứng
ngang hàng các đại thần, thái tử. Sƣ Vạn Hạnh còn là trụ cột của triều đình.
Nhiều nhà sƣ giúp dân chống hạn, chữa bệnh, bài trừ các hủ tục lạc hậu nhằm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
góp phần phát triển văn hoá, tuyên truyền điều thiện, giáo dục đạo đức lành
mạnh. Nhiều thiền sƣ chẳng hạn nhƣ Trịnh Thiền, luôn nghĩ việc mƣu lợi dân
sinh. Với những đóng góp đó, các nhà sƣ đã góp phần to lớn tạo nên khuôn
mặt văn hoá của nƣớc ta trong những buổi đầu dựng nƣớc và giữ nƣớc kéo dài
cho đến thời Lý-Trần, thời kì phát triển vẻ vang nhất của lịch sử dân tộc.
Tóm lại: về tông phái, thiền phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi là dòng Thiền đầu
tiên ở Việt Nam còn thấy ghi lại đƣợc một cách tƣơng đối đầy đủ. Sự xuất
hiện của nó là do những điều kiện khách quan và chủ quan, bên trong và bên
ngoài của xã hội Việt Nam khi đó quy định. Trong những buổi đầu dựng nƣớc
và giữ nƣớc, nó là dòng tƣ tƣởng tiến bộ, các thiền sƣ đã tham gia tích cực và
đóng góp có hiệu quả cho đời sống xã hội lúc đó. Đây là dòng thiền chứa đựng
trong mình một số yếu tố của Mật giáo, nhƣng đời sống tu hành lại mang đậm
màu sắc ấn Độ. Tƣ tƣởng triết học của thiền phái này nhất là giai đoạn đầu
cũng chịu ảnh hƣởng chủ yếu của Phật giáo ấn Độ. Nhƣ vậy, ngay từ những
thế kỷ đầu tiên khi Phật giáo du nhập cho đến thế kỷ thứ IX (trƣớc thiền phái
Vô Ngôn Thông xuất hiện), Phật giáo mang nặng màu sắc ấn Độ. Giai đoạn
này lại hầu nhƣ trùng với thời kì Bắc thuộc. Điều đó phần nào lí giải rằng
chính Phật giáo này cùng với tín ngƣỡng văn hoá bản địa đã giúp cho nhân
dân Việt Nam tránh đƣợc sự đồng hoá về văn hoá của các triều đại phong kiến
phƣơng Bắc.
* - Dòng thiền Vô Ngôn Thông:
Theo “Thiền uyển tập anh”, Vô Ngôn Thông (Bất Ngữ Thông) Họ Trịnh,
ngƣời Quảng Châu, năm 820 sang Việt Nam tạo lập nên dòng thiền thứ hai,
Thiền phái Vô Ngôn Thông. Cũng bắt đầu từ Vô Ngôn Thông, Phật giáo Việt
Nam mang đậm màu sắc của Thiền tông Trung Quốc, đặc biệt là dòng Nam
Phƣơng của lục tổ Huệ Năng. Huệ Năng đặc biệt chú ý đến vấn đề kiến tính và
đốn ngộ, điều đặc sắc ở ông là đề cao tinh thần nhập thế, điều này thể hiện rõ
trong luận điểm nổi tiếng :
“ Phật pháp tại thế gian11
Bất ly thế gian giác
Ly thế mích Bồ Đề
Kháp nhƣ cầu thố giác”.
Mặt khác, Huệ Năng phát triển những vấn đề nhƣ định tuệ, toạ thiền, sám
hối, cơ duyên, đốn tiệm, hộ pháp… lên một bƣớc sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, bề
thế hơn, hệ thống hơn. Điều này thể hiện rõ trong tác phẩm “Pháp bảo đàn
kinh” của lục tổ Hệ Năng
Theo “Thiền uyển tập anh”: “Vô Ngôn Thông tính cẩn trọng, trầm lặng,
nói ít hiểu nhiều, thông đạt sự lí. Sƣ nghe câu nói của Bách Trƣợng (720-814)
“Tâm địa nhƣợc không tuệ nhật tự chiếu” mà sở đắc”. [39. Tr 167]. Năm 820,
sƣ sang chùa Kiến Sơ Việt Nam, chỉ ngồi quay mặt vào tƣờng, không nói một
lời, chuyên chú tu tập thiền định suốt mấy năm liền. Thiền phái Vô Ngôn
Thông tồn tại từ năm 820 đến khoảng những năm 30 của thế kỷ XIII (Theo
“Thiền uyển tập anh”) và kéo dài cho đến thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nhƣng vì
sự ra đời của thiền Trúc Lâm Yên Tử đánh dấu một bƣớc ngoặt trong việc
hình thành một nền Phật giáo Việt Nam nên có thể nhận định thời gian tồn tại
của thiền phái Vô Ngôn Thông kéo dài từ năm 820 đến 1299, năm Nhân Tông
xuất gia vào núi Yên Tử (Lấy pháp hiệu là Hƣơng Vân Đại Đầu Đà) hình
thành nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam. Nhƣ vậy thiền phái này tồn
tại trong vòng 479 năm gồm 15 thế hệ và 38 thiền sƣ (trừ sƣ tổ Vô Ngôn
Thông) còn ghi lại trong “Thiền uyển tập anh”.
Điều đặc biệt của thiền phái Vô Ngôn Thông là ở chỗ các thiền sƣ đều
chú tâm vào đạo, bởi vậy gần nhƣ không thấy chuyện phù phép, bùa chú, bốc
thuốc, cầu đảo… nhƣ thiền phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi. Ngoài điều đó có thể thấy
phong cách của một số thiền sƣ phái Vô Ngôn Thông cũng không có nhiều
điểm khác phong cách của các thiền sƣ phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi, đó là phong
cách của các tăng sĩ Phật giáo nói chung, phong cách giản dị, thanh tịnh.
Chẳng hạn nhƣ sƣ Quảng Trí mặc áo vá, ăn hạt, kết bạn với sơn tăng Minh
Huệ. Sƣ Bảo Giám không mấy khi chú ý đến bản thân, sƣ thƣờng ăn vận đồ xô
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
gai, hàng tơ lụa không bao giờ đụng đến, năm này qua năm khác sƣ vẫn giữ
một mực nhƣ thế. Cứu Chỉ tu hạnh đầu đà cả năm không bƣớc chân xuống
núi, Không Lộ chuyên chú tu trì Pháp Đà La Ni. Viên Chiếu tinh thông phép
Tam quán của kinh Viên Giác. Tín Học cũng chuyên tâm nghiên cứu phép
Tam quán của kinh Viên Giác. Trong nhiều năm, hàng ngày sƣ chỉ ăn một
bữa, hình dung khô héo tiều tuỵ, dứt hết lòng ham muốn. Đại Xả thƣờng xoã
tóc quên ăn, không ở hẳn một nơi cố định….
Nhìn chung, những lối sống mà ta phân tích trên không phải là điểm nổi
trội của thiền phái Vô Ngôn Thông mà cái nổi trội chúng ta chỉ ra ở trên là các
thiền sƣ của phái này đều chú tâm vào đạo thiền, làm nổi bật rõ những nguyên
lí, nguyên tắc, con đƣờng, biện pháp của thiền để đƣa hành giả tới giác ngộ,
cái đó bàng bạc ở thiền tông Trung Quốc. Từ đó ta có thể thấy thiền phái Vô
Ngôn Thông ảnh hƣởng của Phật giáo Trung Quốc, đặc biệt là thiền của Huệ
Năng sâu đậm hơn Phật giáo ấn Độ.
Đến đây chúng ta thấy sự khác nhau giữa thiền phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi
và Vô Ngôn Thông ở mấy điểm sau:
* Thiền Tỳ Ni Đa Lƣu Chi mang màu sắc của Phật giáo ấn Độ trong khi
thiền phái Vô Ngôn Thông mang rõ sắc thái của Phật giáo Trung Quốc.
* Nếu nhƣ thiền Tỳ Ni Đa Lƣu Chi đã có tinh thần nhập thế rõ nét thì
thiền phái Vô Ngôn Thông còn có tinh thần nhập thế tích cực hơn. Điều này
thể hiện rõ ở nhánh Vô Ngôn Thông Yên Tử với luận điểm nổi tiếng:
“Dĩ thiên hạ chi dục vi dục, dĩ thiên hạ chi tâm vi tâm”
* Về mặt lí luận, thiền phái Vô Ngôn Thông phát triển bề thế hơn, sâu
sắc hơn thiền phái Tỳ Ni Đa Lƣu Chi.
Tóm lại: Dòng thiền Vô Ngôn Thông là dòng thiền thứ hai của Phật giáo
Việt Nam mà sách xƣa còn ghi lại đƣợc một cách tƣơng đối đầy đủ. Sự xuất
hiện của dòng thiền này là do sự phát triển mạnh mẽ của thiền tông Nam
Trung Quốc và Phật giáo An Nam lúc bấy giờ. Mặt khác cũng có thể do nhu
cầu phát triển văn hoá của xã hội ta khi đó đòi hỏi có sự đa dạng hơn, phong13
phú hơn. Bởi vậy, bên cạnh một tông phái thiền mang đậm màu sắc ấn Độ, đã
xuất hiện một phái thiền mang màu sắc Trung Quốc, đó là thiền phái Vô Ngôn
Thông. Sự xuất hiện của thiền phái Vô Ngôn Thông bên cạnh thiền phái Tỳ Ni
Đa Lƣu Chi phải chăng nói lên rằng ở Việt Nam thế kỷ IX đã diễn ra cuộc
tranh giành ảnh hƣởng giữa văn hoá ấn Độ và văn hoá Trung Quốc mà đại
diện là Phật giáo ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc? Sự biến mất của thiền phái
Tỳ Ni Đa Lƣu Chi thời Trần phải chăng nói lên khuynh hƣớng Trung Quốc
thời kì này đã thắng thế và đó phải chăng là bƣớc quá độ để văn hoá Trung
Quốc mà thay mặt là Nho giáo chiếm vai trò chủ đạo ở thời Lê?.
Đây là những vấn đề có tầm cỡ lí luận vô cùng lí thú, nhƣng vẫn còn ít
công trình đề cập đến khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử tƣ
tƣởng Việt Nam nói riêng.
một thành tố cơ bản của sinh hoạt văn hoá thời Lý – Trần; nó góp phần tích
cực vào công cuộc phục hƣng tƣ tƣởng và văn hoá của dân tộc Việt Nam ở
giai đoạn lịch sử này.
Phật giáo thời Lý – Trần còn đóng một vai trò nhƣ một phƣơng pháp luận
biện chứng trong việc tái thiết lập hệ tƣ tƣởng thời Lý – Trần trong điều kiện
xã hội cần vƣơn lên ở một môi trƣờng lịch sử đan chéo của các chiều tƣ tƣởng
và văn hoá : Bản địa – Trung hoa – Ân Độ. Nhờ đó một hệ tƣ tƣởng “hỗn
dung” đã đƣợc tạo lập. Và do đó một mô hình xã hội phong kiến Việt Nam đã
đƣợc tạo dựng theo mô hình phong kiến Trung Hoa mà không phải Trung
Hoa; một mô hình xã hội theo văn hoá Phật - Ân mà không phải Ân Độ; một
kết cấu xã hội “làng - xã” mà không phải là mô hình xã hội cổ sơ thời Văn
Lang xƣa. Chính điều đó đã tạo ra sức mạnh tổng hợp của xã hội thời Lý –
Trần.
Tất cả những điều đó nói lên rằng: Phật giáo thời Lý – Trần đã có những
vai trò tích cực trong đời sống tƣ tƣởng và tín ngƣỡng của ngƣời Việt Nam.
Nhiều tƣ tƣởng và những yếu tố tín ngƣỡng của Phật giáo Lý – Trần không chỉ
có những giá trị lịch sử mà trong thực tế đã trở thành những thành tố bền vững
trong lịch sử tƣ tƣởng và tín ngƣỡng của dân tộc, trở thành một bộ phận hữu
cơ của lịch sử tƣ tƣởng dân tộc. Đã có những ý kiến đánh giá về vai trò của
Phật giáo triều đại Lý – Trần nhƣ sau: “ Nói tổng quát lại, đặc sắc của đạo
Phật thời Lý – Trần là nó cung cấp một triết lý sống, chứ không phải là những
tín điều và giáo điều chết, các phật tử Lý – Trần đã quán triệt, đã thực hiện
triết lý đó bằng cả cuộc sống của mình, bằng sự nghiệp của chính mình, bằng
tƣ tƣởng, lời nói và hành động hàng ngày của chính mình. Đạo Phật thời Lý –
Trần không bó hẹp trong chùa chiền, tu viện, càng không phải là sở hữu riêng
của giới tăng ni, mà là của tất cả mọi ngƣời biết lấy nó làm lẽ sống, dù ngƣời
đó là vua chúa, thiền sƣ hay quan lại hay ngƣời dân bình thƣờng. Nhờ vậy,
ngay giữa lòng của xã hội phong kiến, đạo Phật thời Lý – Trần đã tạo ra đƣợc
những mẫu ngƣời tuyệt vời, mà chúng ta những con ngƣời xã hội chủ nghĩa
vào cuối thế kỷ XX này cũng cảm giác tự hào”.[43. Tr 221]

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay Kinh tế chính trị 2
A Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay Văn hóa, Xã hội 0
A Vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị ở Việt Nam thời Lý - Trần ( 1009 - 1400) Văn hóa, Xã hội 1
B Vài nét về thiền Phật giáo ở Việt Nam và vai trò của nó trong xã hội hiện đại Tài liệu chưa phân loại 1
K Vai trò Nhân sinh quan Phật giáo trong Văn hóa truyền thống Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Vai trò các đảng chính trị nói chung, đảng cầm quyền nói riêng đối với nhà nước trong chủ nghĩa tư bản Môn đại cương 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top