daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU……………………...…………………………………………....…………..3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM…………………….........….…......9
1.1. Khái niệm phát triển bền vững ……………………………………….…......…….9
1.2. Vai trò của Nhà nước với phát triển bền vững…………......................….……....20
1.3. Kinh nghiệm giải quyết vấn đề phát triển bền vững ở một số nước……………...30
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở
VIỆT NAM: THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ …………………………….…............37
2.1. Vai trò của Nhà nước với phát triển bền vững về kinh tế…………….............….37
2.2. Vai trò của Nhà nước với phát triển bền vững về xã hội…………….....….....…..45
2.3. Vai trò của Nhà nước với phát triển bền vững về tài nguyên môi trường…......…52
2.4. Những vấn đề đặt ra về vai trò của Nhà nước với phát triển bền vững ở Việt
Nam………………………………………………………………………………...…61
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO VAI TRÒ NHÀ NƯỚC
VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM......................................................70
3.1. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững…....................................................................................................71
3.2. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý về phát triển bền vững ….........................72
3.3. Phát triển đồng bộ hệ thống chính sách kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường..….74
3.4. Xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh và hiệu quả……..............…85
KẾT LUẬN ………………………………………………………………................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………..….92
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển là vấn đề lớn và không dễ đối với các quốc gia, các dân tộc và ở mọi
thời đại. Trong suốt thế kỷ XX và những thập kỷ đầu thế kỷ XXI chúng ta đã chứng
kiến sự thành công và cả sự thất bại từ phạm vi quốc gia đến phạm vi toàn cầu trong
tìm lời giải bài toán phát triển.
Trong thời gian dài tư duy về phát triển không chỉ ở Việt Nam, mà cả trên
phạm vi toàn cầu bị chi phối bởi khuynh hướng duy kinh tế, về thực chất đó là kiểu
quan niệm ngầm ẩn đồng nhất phát triển xã hội với phát triển kinh tế, hay nói các khác
là sẵn sàng hy sinh các mặt khác của sự phát triển (xã hội và môi trường…) cho sự
phát triển kinh tế. Đúng là không thể nói đến phát triển nếu không giải được vấn đề
nền tảng là phát triển kinh tế. Tuy nhiên thực tiễn của thế kỷ XX cho thấy hệ bên cạnh
những bước tiến bộ vượt bậc về kinh tế thì những hệ quả xấu, ngoài dự tính của chính
quá trình phát triển cũng ngày càng lộ rõ và trở thành yếu tố đe dọa chính sự tồn tại và
phát triển của mỗi xã hội và cả nhân loại. Chẳng hạn, sự bùng nổ dân số, sự gia tăng
khoảng cách giàu nghèo, sự suy thoái môi trường, sự biến đổi khí hậu v.v. Do đó, bài
học lớn được rút ra là: trong quá trình phát triển, con người cần giải quyết tốt mối
quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên mà bản chất của nó là sự “đồng tiến hóa”
hay chính là phát triển bền vững (PTBV).
Kể từ “Báo cáo Tương lai chung của chúng ta” (năm 1987) đến Hội nghị
Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển (năm 1992) và nhất là sau Hội nghị
Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (năm 2002), PTBV đã trở thành Chương
trình nghị sự của thế kỷ XXI, và thu hút được sự quan tâm sâu rộng của nhiều chính
khách, nhà khoa học có uy tín trên thế giới. Tuy nhiên, trong đời sống quốc tế, PTBV
thực sự mới chỉ nhận được sự đồng thuận trên những vấn đề chung, cơ bản có tính
nguyên tắc. Do tính chất liên ngành, phức tạp, nhiều vấn đề PTBV đến nay còn chưa
được giải quyết thỏa đáng và nhận thức thống nhất từ những vấn đề như bản chất, điều
kiện đảm bảo, khả năng, mức độ áp dụng….đang cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ.
Ở Việt Nam, hơn 20 năm qua, thực hiện đường lối Đổi mới do Đảng ta khởi
xướng, lãnh đạo, Nhà nước ta cùng với nhân dân đã đạt được những thành tựu to lớn
trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Cùng với xu thế chung của thế
giới, vấn đề PTBV được đặt ra ngay từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới. Song đến khi
tiến trình này đi vào chiều sâu thì nó mới thực sự trở nên cấp bách, thu hút sự quan
tâm đặc biệt của dư luận xã hội. Từ thực tế phát triển của đất nước, một vấn đề được
quan tâm là sự nhận thức sâu sắc hơn về khả năng, điều kiện đảm bảo PTBV ở Việt
Nam, làm sao để có thể kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo
vệ môi trường trong quá trình phát triển.
Sự kết hợp hài hòa đó là yêu cầu khách quan từ thực tiễn song, không có nghĩa
là sự thống nhất đó tự nó sẽ diễn ra, mà rất cần đến vai trò của chủ thể, mà trước hết là
vai trò của Nhà nước trong việc tạo ra sự PTBV. Trong những năm qua, bằng các
chính sách kinh tế, xã hội, môi trường đúng đắn, Nhà nước ta đã tạo điều kiện cho nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam phát triển với cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, chất lượng cuộc sống của người dân ở
các vùng miền được nâng lên, các vấn đề xã hội từng bước được giải quyết, các nỗ lực
nhằm phục hồi và bảo vệ tài nguyên và môi trường đã đạt được những kết quả nhất
định… Tuy nhiên, tình trạng phân hóa giàu cùng kiệt giữa các nhóm dân cư, giữa các
vùng miền đang ngày càng doãng ra, nền kinh tế vẫn có nguy cơ tụt hậu xa so với các
nước, tình trạng tham nhũng, làm ăn phi pháp, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thất
nghiệp, tệ nạn xã hội…vẫn đang ngày càng tăng lên, đe dọa đến những thành tựu
PTBV mà Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực đạt được. Những hạn chế đó có nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thuộc về yếu tố chính sách, pháp luật PTBV
còn thiếu đồng bộ, chưa kết hợp hài hòa các nhân tố của PTBV trong quá trình hoạch
định và thực thi chính sách, việc thực hiện chính sách còn nhiều lúng túng, đặc biệt là
tình trạng tham ô, tham nhũng đang trở thành lực cản lớn trên con đường PTBV ở
nước ta. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là Nhà nước cần làm thế nào để vừa đạt
được sự tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, lại vừa đảm bảo được sự tiến bộ và công
bằng xã hội, đồng thời bảo vệ môi trường trong sạch, sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài
nguyên thiên nhiên đất nước. Đây thực sự là vấn đề khó khăn, cần được giải
quyết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Với mong muốn góp phần làm sáng tỏ
hơn vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Vai trò của nhà nước với phát triển bền vững
ở Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững.
Cùng với xu thế phát triển chung của thế giới và yêu cầu của công cuộc Đổi mới
đất nước, trong nhiều năm trở lại đây vấn đề PTBV được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. Bằng các công trình nghiên cứu của mình, họ đã có những đóng góp nhất
định cho việc hoàn thiện hệ thống quan điểm lý luận về PTBV ở nước ta.
Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề PTBV, trước tiên,
phải kể đến công trình do giới nghiên cứu môi trường tiến hành: “Tiến tới môi trường
bền vững” (1995) của Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Tổng
hợp Hà Nội. Công trình này đã tiếp thu và thao tác hóa khái niệm PTBV theo Báo cáo
Brundlantd, theo đó, PTBV được quan niệm như một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên
bốn lĩnh vực: bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt
môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật.
Công trình “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV cấp quốc gia ở Việt Nam - giai
đoạn I” (2003) do Viện Môi trường và PTBV, Hội liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật
Việt Nam thực hiện. Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí PTBV của Bruntland và kinh
nghiệm các nước, các tác giả đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về PTBV đối với một quốc
gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường. Đồng thời, nhóm tác
giả cũng đề xuất một số phương án lựa chọn bộ tiêu chí PTBV cho Việt Nam.
Công trình nghiên cứu:“Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững”
(2000) do Lưu Đức Hải chủ biên đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành
động quản lý môi trường cho PTBV. Công trình này đã xác định PTBV qua các tiêu
chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững văn hóa đồng thời tổng quan
nhiều mô hình PTBV.
Đề tài cấp Bộ: “Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành động” của PGS.TS
Hà Huy Thành (chủ biên), Viện Nghiên cứu Môi trường và PTBV là cơ quan chủ trì
thực hiện. Đề tài đã nghiên cứu những nội dung cơ bản, quá trình hình thành và phát
triển của khái niệm, khuôn khổ, chương trình hành động, chỉ tiêu PTBV của Liên Hợp
Quốc và các quốc gia, khu vực trên thế giới, trên cơ sở đó rút ra những bài học về
PTBV phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Cuốn “Phát triển bền vững của Việt Nam: thành tựu, cơ hội, thách thức và triển
vọng” (2007) của GS.TSKH Ngô Quang Thái và PGS.TS Ngô Thắng Lợi đã nghiên
TIỂU KẾT
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, PTBV trở thành phương
thức phát triển mới của các nước trên thế giới. Đảng ta đã khẳng định quan điểm phát
triển trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI là phát triển nhanh, bền vững đất nước,
đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước. Trong bối cảnh hiện nay, vai trò
Nhà nước không những không suy giảm mà còn cần thiết hơn bao giờ hết để quản lý
sự phát triển. Do vậy, việc nâng cao vai trò Nhà nước hiện nay cần tập trung vào thực
hiện những giải pháp cơ bản là:
Thứ nhất, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
làm nền tảng vật chất để Nhà nước phát huy vai trò đối với PTBV. Nhà nước cần tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các thành phần kinh tế, nhằm khơi dậy và phát
huy mọi nguồn lực trong nhân dân, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, đồng
thời có chính sách nhằm phát huy hiệu quả thành phần kinh tế Nhà nước. Những giải
pháp đó sẽ tạo điều kiện vật chất để Nhà nước phát huy vai trò của mình trong quản lý
kinh tế vĩ mô, khắc phục khuyết tật của nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện thúc đẩy
sản xuất trong nước, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho sự PTBV. Trong đó, Nhà
nước cần nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật sao
cho ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản trên các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường; đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
trong các cơ quan chuyên trách xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật.
Thứ ba, Nhà nước cần kết hợp chặt chẽ chính sách kinh tế, chính sách xã hội và
chính sách môi trường trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách, các dự án, kế
hoạch phát triển, sao cho chính sách kinh tế cần gắn với mục tiêu xã hội và bảo vệ môi
trường; đồng thời chính sách xã hội và chính sách môi trường cần dựa trên tiền đề vật
chất của nền kinh tế và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Việc hoàn thiện chính
sách kinh tế, cần tập trung vào hoàn thiện chính sách về sở hữu, chính sách về quản lý
sản xuất kinh doanh, chính sách về phát triển đồng bộ các loại thị trường, chính sách
về phân phối. Việc hoàn thiện chính sách xã hội cần tập trung vào: chính sách về lao
động và việc làm, chính sách lương và phụ cấp, chính sách bảo hiểm, chính sách văn
hóa, chính sách y tế, chính sách phát triển khoa học công nghệ. Trong lĩnh vực môi
trường, Nhà nước cần chú trọng vào xây dựng và thực hiện phòng ngừa là chính, quản
lý và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lồng ghép các yếu tố môi
trường trong phát triển, đồng thời xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.
Thứ tư, cần xây dựng một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh và nâng cao
hiệu quả quản lý. Muốn vậy, cần kiểm soát quyển lực Nhà nước về mặt thể chế,
đơn giản các hoạt động tổ chức bộ máy Nhà nước để xây dựng một Nhà nước dân chủ
và tự chịu trách nhiệm.
Các giải pháp trên đây mang tính cơ bản và toàn diện về kinh tế, chính sách,
con người, tổ chức và hoạt động bộ máy quản lý lãnh đạo nhằm nâng cao hơn nữa vai
trò Nhà nước đối với PTBV ở Việt Nam hiện nay. Việc thực hiện các giải pháp này
cần thời gian và trên hết là cần sự nỗ lực, quyết tâm, ham học hỏi, sự linh hoạt, nhạy
bén, biết dựa vào dân của đội ngũ lãnh đạo đất nước.
KẾT LUẬN
Sự phát triển của các quốc gia luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu nhằm tìm ra những lý thuyết để cắt nghĩa sự thịnh vượng và phát triển. Đã
có giai đoạn, sự phát triển được đồng nhất với tăng trưởng kinh tế về khía cạnh số
lượng thông qua các chỉ số GDP hay GNP, sự giàu có của một quốc gia được đo bằng
mức độ giàu có và phong phú của nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những quan niệm đó
đã dẫn dắt con người đến một cách thức tăng trưởng bằng mọi giá, ra sức khai thác các
nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có. Hậu quả cho những quốc gia phát triển theo mô
hình trên là khủng hoảng môi trường tự nhiên, tài nguyên cạn kiệt không thể tái tạo
được, đói nghèo, gia tăng khác biệt xã hội, mất ổn định chính trị…điều đó đã đe dọa
sự sống còn của nhân loại và tước đi cơ hội phát triển của các thế hệ mai sau.
Ý thức được vấn đề đó, vào nửa cuối thế kỷ XX, Liên Hợp Quốc đã đưa ra ý
tưởng phát PTBV như là một sự điều chỉnh, bổ sung cần thiết và hữu ích cho quan
niệm phát triển truyền thống. Tuy nhiên, ngay sau khi được thừa nhận chính thức vào
năm 1992, vấn đề này đã gây ra nhiều tranh luận. Trên quan điểm chung nhất, PTBV
được hiểu là sự đồng tiến hóa của tự nhiên và xã hội, bao gồm 3 mặt cơ bản là kinh tế,
môi trường và xã hội. Và nguyên tắc đầu tiên, quan trọng nhất đó là con người là trung
tâm của sự phát triển. Có thể nói rằng, PTBV là thuật ngữ mới trong xã hội hiện đại,
nó bao quát nhiều vấn đề về phát triển đang đặt ra nhưng đồng thời nó cũng kế thừa
những giá trị trong quan niệm về phát triển trước đó.
Dưới góc độ Chính trị học, chúng ta thấy rằng muốn phát triển các trụ cột
PTBV cần có sự tác động của quyền lực chính trị, cơ bản là quyền lực nhà nước.
Sự tác động của nhà nước đóng vai trò là nhân tố chủ quan, bằng nghệ thuật lãnh đạo,
quản lý, nhà nước đảm bảo sự phát triển đồng bộ, tương thích hài hòa ba trụ cột chính
của PTBV.
Là một nước đang phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam,
nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH để đến năm 2020, nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp. Trong tiến trình đó, toàn Đảng, toàn dân ra sức đẩy
mạnh sản xuất, nhờ vậy, nền kinh tế đạy được tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng hiện đại, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, các
dịch vụ y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân dân.
Tuy nhiên, kinh tế thị trường đã không thể tự khắc phục được những mâu thuẫn trong
quá trình phát triển như những cuộc khủng hoảng kinh tế, buôn lậu, hàng giả, làm ăn
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top